logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Hành vi trục lợi trong đấu thầu vật tư, thiết bị y tế, ngăn chặn ra sao? (21/12/2021)

Việc cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can Phan Quốc Việt - người sáng lập, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á ( Công ty Việt Á ), bắt tạm giam Phạm Duy Tuyến, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương cùng nhiều đối tượng có liên quan hành vi "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; với số tiền thu lợi bất chính lên tới hàng nghìn tỷ đồng khiến dư luận vô cùng bức xúc. Trước đó, Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm cho trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của hàng chục tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Trong 2 năm trở lại đây, một số lãnh đạo BV, CDC Hà Nội đã bị bắt giữ vì các tội danh liên quan đến vi phạm khi đấu thầu trang thiết bị y tế vào bệnh viện cũng như phòng chống dịch. Dư luận cho rằng, đây là những hành vi trục lợi bất nhẫn, không thể chấp nhận trong khi nhân dân cả nước đang vất vả chống dịch. Những vi phạm này cần được xử lý ở mức độ nào? Việc kiếm lợi bất chính bất chấp tất cả cần được ngăn chặn ra sao? Để tránh những sự việc tương tự tái diễn, cơ quan quản lý cần có chế tài gì? Luật sư Trương Thanh Đức, Điều hành Công ty Luật TNHH ANVI cùng bàn luận về câu chuyện này.

Giải pháp nào giảm chuyển nặng và tử vong ở bệnh nhân Covid 19? (20/12/2021)

Trong một tháng trở lại đây, số ca mắc mới Covid 19 liên tục tăng nhanh tại hầu khắp các tỉnh, thành phố kéo theo đó là số bệnh nhân tử vong cũng tăng theo dù độ bao phủ vắc xin của nước ta đã đạt mức 80 triệu người tiêm mũi 1, và hơn 60 triệu người đã tiêm 2 mũi. Trước tình hình này, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu giảm số ca tử vong thông qua nhiều giải pháp.

Giải pháp nào giảm chuyển nặng và tử vong ở bệnh nhân Covid 19? (20/12/2021)

Trong một tháng trở lại đây, số ca mắc mới Covid 19 liên tục tăng nhanh tại hầu khắp các tỉnh, thành phố kéo theo đó là số bệnh nhân tử vong cũng tăng theo dù độ bao phủ vắc xin của nước ta đã đạt mức 80 triệu người tiêm mũi 1, và hơn 60 triệu người đã tiêm 2 mũi. Trước tình hình này, tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu giảm số ca tử vong thông qua nhiều giải pháp.

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương năm 2021 – sóng cồn biển lớn (17/12/2021)

Năm 2021, thế giới chứng kiến những bước chuyển đầy bất ngờ tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương- khu vực vốn là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Dường như chưa năm nào các cuộc tập trận lại diễn ra nhiều như vậy tại vùng biển rộng lớn này. Các cường quốc có lẽ cũng chưa khi nào ra nhiều tuyên bố đến thế nhằm thể hiện vai trò và gắn lợi ích của mình với Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Đặc biệt là sự ra đời của AUKUS - một liên minh hẹp chỉ giữa 3 quốc gia là Mỹ, Anh, Australia nhưng lại có tầm ảnh hưởng bao trùm cả khu vực….Nhìn lại một năm qua, chính sách xoay trục về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng rõ ràng hơn của các nước lớn dẫn tới những thay đổi gì về cục diện khu vực? Cộng đồng quốc tế cần làm gì để duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy sự phát triển bền vững tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương?

Các địa phương phía Bắc: Kinh nghiệm nào ứng phó với rét đậm, rét hại mùa đông năm nay (16/12/2021)

Theo TT Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ liên tục chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, đêm và sáng nhiệt độ giảm sâu, trời rét buốt; vùng núi rét đậm, rét hại, vùng núi cao khả năng có sương muối, băng giá. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và vật nuôi, cây trồng.
Ứng phó với diễn biến này như thế nào và cần chú ý điều gì? Bài học kinh nghiệm nào ứng phó với rét đậm, rét hại trong mùa đông năm nay. Câu chuyện thời sự hôm nay bàn nội dung này với sự tham gia của ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT.

Hát lên Việt Nam, hát lên tình yêu đất nước (16/12/2021)

Chính thức phát động từ ngày 3/2/2021, cuộc thi sáng tác những ca khúc mới ca ngợi Đảng, đất nước, thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước mang tên “Hát lên Việt Nam - Let’s sing Việt Nam” đã nhận được gần 900 tác phẩm của các tác giả thuộc mọi lứa tuổi, ở cả trong nước và nước ngoài dự thi. Các tác phẩm chứa đựng tinh thần lạc quan, tin tưởng, tình cảm sâu nặng với đất nước với quê hương, khao khát được cống hiến của rất nhiều thế hệ. Những tác phẩm này không chỉ là món ăn tinh thần vô giá trong bối cảnh đất nước trải qua gần 2 năm đầy khó khăn, mất mát do đại dịch Covid-19, mà còn góp phần làm phong phú hơn đời sống âm nhạc của người dân cả nước, khẳng định được vị thế và uy tín của Đài TNVN, với truyền thống và bề dày là một cơ quan báo chí và văn hóa của quốc gia.

Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước (14/12/2021)

Tiếp theo loạt sự kiện quan trọng của ngành ngoại giao nhằm triển khai đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, hôm nay, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Là hội nghị chuyên sâu về đối ngoại đầu tiên, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần này sẽ đánh giá những thành tựu đạt được qua 35 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại, nhận diện những vấn đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó làm sâu sắc hơn đường lối đối ngoại của đất nước trong tình hình mới và các biện pháp thực hiện.

Vai trò của đối ngoại nhân dân trong hành trình giúp Việt Nam vững tay chèo, vượt sóng cả (13/12/2021)

Hôm nay (13/12), chính thức diễn ra nhiều hội nghị quan trọng của ngành ngoại giao. Trong một tuần làm việc, các hội nghị sẽ thảo luận nhiều nội dung quan trọng, đề xuất những phương hướng mới trong công tác đối ngoại với phương châm ngoại giao tạo đà cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đất nước... Trước thềm Hội nghị ngoại giao lần thứ 31, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc và hội nghị Đối ngoại toàn quốc, chúng ta cùng nhìn lại những đóng góp nổi bật của hoạt động đối ngoại nhân dân thời gian qua cũng như định hướng phát triển trong thời gian tới. Đại sứ Nguyễn Phương Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.

Nhìn lại thế giới năm 2021: Mỹ kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan - Taliban lên cầm quyền và một tương lai bất định (10/12/2021)

Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2021 không thể không nhắc đến là ngày 31/08/2021- những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Kabul, để lại toàn bộ đất nước Afghanistan dưới sự kiểm soát của Taliban, khép lại một trong những cuộc chiến tranh dài nhất ở nước ngoài trong lịch sử nước Mỹ. Hình ảnh một Afghanistan hỗn loạn, với vụ đánh bom “chào tạm biệt” của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng trong những ngày rút quân cuối cùng, đặt câu hỏi lớn về tương lai của quốc gia Nam Á này cũng như tác động tới cục diện an ninh và chính trị thế giới trong thời gian tới?

Cấm xe máy và câu chuyện tầm nhìn trong quản lý (9/12/2021)

Theo tờ trình của UBND thành phố Hà Nội gửi Hội đồng nhân dân về mục tiêu giảm ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2021 - 2025 thì sau năm 2025 Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận bên trong vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5. Thời điểm 2025 được coi là sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó. Đây là chủ đề “nóng” trong tuần , khi Hà Nội đưa vấn đề này ra bàn tại cuộc họp HĐND thành phố đang diễn ra.
Vậy việc Hà Nội “đẩy nhanh” lộ trình cấm xe máy khu vực nội đô sẽ đặt ra vấn đề gì? TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Nhận diện và chuẩn bị ứng phó với Omicron như thế nào? (7/12/2021)

Đến thời điểm này, biến thể Omiron đã xuất hiện tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam dù chưa ghi nhận ca nhiễm Omiron nào, nhưng với sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới này, nhất là khi một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên, việc Omicron xâm nhập vào Việt Nam có lẽ chỉ là câu chuyện “một sớm, một chiều”, dù chúng ta đã áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn khả năng này.
Khi mới xuất hiện, Omicron đã khiến thế giới chao đảo bởi những nhận định về sự nguy hiểm của biến thể này. Nhưng khi đã có một “độ trễ” thời gian nhất định, có thể thấy các quốc gia đang bình tâm trở lại để nhận diện một cách rõ nét hơn về biến thể virus mới, từ đó có cách ứng phó thích hợp. Đây cũng là bài toán mà Việt Nam sẽ phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Các chuyên gia trong nước và quốc tế phân tích rõ hơn Việt Nam nhận diện và ứng phó như thế nào với biến thể Omicron.

Phòng chống và quản lý rủi ro thiên tai: cần dựa vào cộng đồng (06/12/2021)

Nước ta là một trong những nước phải hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, trong đó trung bình mỗi năm có khoảng 10 -15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Biến đổi khí hậu và những tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng khiến cho thiên tai ngày càng khốc liệt, dị thường hơn. Nững ngày qua, tuy đã vào thời điểm cuối năm, miền Trung vẫn phải hứng chịu đợt lũ cực đoan, trên mức báo động 3, đạt xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử năm 1993 và 2013, gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của người dân. Để phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và cũng như tìm giải pháp sống chung với bão lũ, thiên tai trong thời gian tới, vai trò của cộng đồng tại các địa phương là hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, nơi nào, ý thức và sự tham gia của cộng đồng vào công tác phòng chống thiên tai tích cực thì nơi đó, công tác phòng chống thiên tai được thực hiện hiệu quả, rủi ro thiên tai được giảm đáng kể.

“Nước Mỹ trở lại” như thế nào trong năm 2021? (3/12/2021)

Trải qua một năm đầy biến động, bất ổn của các cuộc khủng hoảng, nước Mỹ bước vào năm 2021 với nhiều thay đổi và mới mẻ, đặc biệt là sự lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Một điều dễ nhận thấy là nước Mỹ không còn gây bất ngờ cho thế giới bằng những chính sách “khó dự báo” hay những quyết định “bất thình lình” như dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Khẩu hiệu “đưa nước Mỹ trở lại” và  “Xây dựng lại tốt hơn” của Tổng thống Joe Biden dường như đã làm thay đổi hình ảnh nước Mỹ và thay đổi bầu không khí chính trị toàn cầu, đặc biệt trên các diễn đàn đa phương. Vậy nước Mỹ đã trở lại như thế nào trong năm qua và tác động ra sao với thế giới? Nhà quan sát quốc tế, PGS.TS Tạ Minh Tuấn, Học viện Ngoại giao cùng các phóng viên thường trú Đài TNVN ở nước ngoài phân tích rõ hơn câu chuyện này.

Nhìn lại các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch (02/12/2021)

Gần 2 năm qua, đặc biệt là sau tác động khôn lường của đợt dịch thứ 4, quan điểm “Đảm bảo an sinh xã hội – làm mục tiêu, là động lực phát triển nhanh và bền vững” của Đảng, Chính phủ được thể hiện rõ nét qua hơn 70 chính sách khác nhau - liên quan tới Nghị quyết 42 năm 2020, Nghị quyết 68 năm 2021 và gần đây nhất là Nghị quyết số 03 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Các chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao động, chủ sử dụng lao động và nhóm dễ tổn thương trong xã hội bớt khó khăn, trong bối cảnh đại dịch.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai: tăng thêm sức mạnh cho công tác phòng chống thiên tai (30/11/2021)

Tính từ đầu năm đến nay, thiên tai đã khiến gần 90 người chết và mất tích, 93 người bị thương; làm hư hỏng nhiều nhà cửa, tài sản, công trình dân sinh, ước tính thiệt hại hơn 3.100 tỷ đồng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng rõ nét đến nước ta, các hình thái thiên tai trở nên phức tạp, cực đoan và bất thường hơn, vấn đề nâng cao công tác phòng chống thiên tai càng trở nên cấp bách. Xác định phòng chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên, liên tục để đảm bảo an toàn tính mạng, đời sống cho người dân và sự phát triển của đất nước, để hoàn thiện hơn nữa, tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong công tác phòng chống thiên tai, Quốc hội khoá 14 kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Luật sửa đổi, bổ sung đã ban hành nhiều điểm mới, giúp công tác phòng chống thiên tai hiệu quả và sát thực tiễn hơn, nhất là trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng bất thường hiện nay. Khách mời là ông Vũ Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: