logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Không để chống dịch đi ngược tinh thần Nghị quyết 128 (17/1/2022)

Còn 2 tuần nữa chúng ta sẽ đón Tết nguyên đán. Để kiểm soát dịch bệnh, mới đây, nhiều địa phương ban hành quy định phòng dịch mỗi nơi một kiểu về cách ly, xét nghiệm, trong đó hầu hết yêu cầu người từ vùng cấp độ dịch mức 3, 4 cách ly tại nhà 7 ngày, các vùng còn lại tự theo dõi sức khỏe 7 ngày. Dưới cấp xã có nơi yêu cầu cách ly 14 ngày với người về quê không phân biệt vùng xanh hay đỏ, đi ngược lại tinh thần Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và Hướng dẫn 4800 của Bộ Y tế, khiến đường về Tết của mỗi người dân xa quê càng nhọc nhằn, vất vả.
- Trước tình trạng này, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Bộ Y tế sớm chấn chỉnh các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, thậm chí cực đoan, trái với chủ trương chung của Nghị quyết 128. Tiến sỹ, Bác sỹ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng bàn luận về câu chuyện này.

Triển khai Nghị quyết số 02/2022 của Chính phủ: Góc nhìn từ doanh nghiệp (14/1/2022)

Ngày 10/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 02 “về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022”. Nghị quyết đã đặt ra nhiều chỉ tiêu cụ thể, đồng thời cụ thể hóa 10 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện, được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá cao bởi có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tế, vừa đảm bảo thích ứng an toàn trong bối cảnh dịch bệnh covid-19, vừa thúc đẩy cải cách thể chế, phù hợp thông lệ quốc tế khi Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Vậy, cần có những biện pháp gì để thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả cao và kịp thời nhất? Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cùng bàn luận về câu chuyện này.

Từ vụ Chủ tịch FLC "bán chui" cổ phiếu, cần xử lý nghiêm vi phạm để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển lành mạnh (13/1/2022)

Những ngày qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chấn động, với “tâm chấn” là thông tin Chủ tịch FLC giao dịch “chui” cổ phiếu. Ngay sau đó, cơ quan quản lý đã có những động thái “mạnh tay”: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, Bộ Tài Chính ra Quyết định phong tỏa các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC. Như vậy, hành vi vi phạm về cơ bản đã được ngăn chặn, nhưng hệ lụy của vụ việc này là rất lớn, tác động tới nhiều nhà đầu tư và ảnh hưởng tới uy tín thị trường chứng khoán Việt Nam, trong quá trình hoàn thiện để nâng hạng thị trường.

Tạo đột phá từ Nghị quyết 01 của Chính phủ (11/1/2021)

Ngay sau Hội nghị Chính phủ với các địa phương nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của năm 2021, triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 diễn ra vào tuần trước, ngày 8/1 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Tại Nghị quyết số 01 này, Chính phủ đã xác định chủ đề điều hành năm nay là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển". Với 6 quan điểm, trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công; phát triển văn hóa hài hòa và ngang tầm với phát triển KTXH; nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Dấu ấn 2 năm Ủy viên không thường trực HĐBA của Việt Nam (10/1/2022)

Vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 của Việt Nam là dấu ấn quan trọng, là bước đi cụ thể nhằm tiếp tục triển khai chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 và 13 đã đề ra. Những kết quả đạt được khi tham gia vào công việc chung tại Hội đồng Bảo an trong 2 năm qua còn là tiền đề để chúng ta tiếp tục ứng cử vào các cơ chế quan trọng khác của Liên hợp quốc. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang phân tích vấn đề này:

Tránh ùn tắc nông sản – Đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nhiều thị trường (7/1/2022)

Ùn tắc nông sản nghiêm trọng tại cửa khẩu một số địa phương khu vực phía bắc đã diễn ra trong thời gian gần đây. Tới thời điểm này, vẫn còn hàng nghìn xe hàng nông sản nằm nhiều ngày nay tại bãi do nhiều nguyên nhân. Điều đáng nói, tình trạng này tồn tại từ nhiều năm nay.
Để có thể tránh ùn tắc nông sản xuất khẩu thì việc đẩy mạnh chế biến, tiêu thụ nhiều thị trường, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, mã số vùng trồng… sẽ là hướng đi bền vững, căn cơ cho nông sản Việt. Đây cũng là chủ đề câu chuyện thời sự của chúng tôi hôm nay, với sự tham gia bàn luận của ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ NN&PTNT.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế: Làm thế nào để đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí (06/1/2022)

Do những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, ước tính nền kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ tăng trưởng ở mức 2,58%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gói hỗ trợ phục hồi kinh tế có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lên tới gần 350 nghìn tỷ đồng đã được Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất khai mạc sáng 4/1 vừa qua. Gói hỗ trợ bao phủ toàn diện từ phòng chống dịch bệnh, tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, cải cách thể chế. Đây được kỳ vọng là cú hích cho nền kinh tế vực dậy sau đại dịch. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nguồn lực này được đảm bảo đúng nơi, đúng lúc, tránh xảy ra sai sót, lãng phí.

Kỳ họp bất thường, bàn về những vấn đề không bình thường nảy sinh trong đời sống xã hội (04/1/2022)

Quốc hội khoá XI đã khai mạc kỳ họp bất thường. Bốn nội dung sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kì họp đó là: dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Có thể khẳng định, đây là kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử Quốc hội để bàn về những vấn đề không bình thường nẩy sinh của đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Kỳ họp này xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần có những quyết sách kịp thời để ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh… Với tinh thần "vào cuộc từ sớm, từ xa", Quốc hội đã chủ động, lên kế hoạch, lấy ý kiến các chuyên gia nhằm góp phần làm rõ, củng cố luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong ban hành chính sách.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ

Đã thành thông lệ, kể từ năm 2014, cùng với việc ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước của năm mới (Nghị quyết số 01), Chính phủ đồng thời ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (trước là Nghị quyết số 19, nay là Nghị quyết số 02).
Theo kế hoạch, các Nghị quyết này cũng sẽ được Chính phủ kế thừa, phát huy để ban hành và triển khai trong năm mới 2022 này. “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ” là chủ đề của Câu chuyện thời sự đầu tiên của năm mới 2022 - với sự tham gia của vị khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh & Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Cạnh tranh nước lớn năm 2021 và những dự báo trong năm 2022 (31/12/2021)

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2021 – năm thứ hai thế giới đối diện với rất nhiều khó khăn của dịch bệnh Covid-19. Nhưng dù các nhà lãnh đạo thế giới phải dồn tâm trí cho việc xử lý dịch Covid-19 cùng hàng loạt vấn đề nảy sinh trong nước do hệ lụy của dịch bệnh, các hoạt động đối ngoại không vì thế mà kém sôi động. Có thể nói năm 2021 là năm tình hình địa chính trị thế giới có rất nhiều diễn biến đáng chú ý, trong đó cạnh tranh nước lớn thực sự có những thay đổi về chất. Nói đến cạnh tranh nước lớn, có thể thấy cặp quan hệ Mỹ - Trung vẫn giữ vai trò trung tâm, xoay quanh là những mối quan hệ liên minh, đối tác đan xen của cả hai bên nhằm tập hợp lực lượng cho cuộc đối đầu trực diện và quyết liệt hơn so với năm 2020.

Nhìn lại kinh tế 2021- Triển vọng nào cho phục hồi năm 2022 (30/12/2021)

Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ tư đã để lại những hệ quả kinh tế - xã hội rất nghiêm trọng, nhất là ở một số địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; ở những tỉnh có khu vực dịch vụ, nhất là du lịch chiếm tỷ trọng cao; có thời gian giãn cách xã hội nghiêm ngặt kéo dài… Cộng thêm những “điểm nghẽn’, hạn chế vốn tồn tại lâu nay, chậm được khắc phục, tháo gỡ trong bối cảnh dịch bệnh, nên bức tranh kinh tế Việt Nam cơ bản nhiều gam “trầm”. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế cả nước vẫn có những nhân tố tích cực, quan trọng để phục hồi tăng trưởng.

Giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi (28/12/2021)

Thời gian qua, việc đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, việc đấu giá đất ở một số địa phương đã xuất hiện những tiêu cực, lợi ích nhóm. Cùng chuyên gia kinh tế- TS Vũ Đình Ánh bàn “Giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi”.

Những thách thức từ các FTA cần vượt qua để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững hơn (27/12/2021)

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19, song kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt trên 545 tỷ đô la Mỹ, và dự báo năm 2021 này sẽ vượt mốc 660 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 này theo dự báo có thể đạt hơn 335 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm 2020, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu Chính phủ giao là 4-5% và dự kiến tiếp tục duy trì cán câm thương mại có xuất siêu, ngoài sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, mỗi người dân để duy trì sản xuất, lưu thông hàng hoá trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp… phải kể đến việc doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác khá tốt các thị trường, từ các thị trường truyền thống cho đến các thị trường chúng ta có các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao…Vậy đâu là những thách thức mà doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam cần quan tâm trong thời gian tới sau một thời gian thực thi các FTA này? Những thách thức từ các FTA cần vượt qua để tăng trưởng xuất nhập khẩu bền vững hơn? Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục XNK, Bộ Công Thương, bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên UB kinh tế của Quốc hội cùng bàn luận về câu chuyện này.

Quan hệ Nga - phương Tây: Tiệm cận lằn ranh đỏ (24/12/2021)

Những tháng cuối năm, mối quan hệ nhiều duyên nợ Nga - phương Tây liên tục căng thẳng với nhiều diễn biến mới phức tạp. Trong khi biên giới Nga - Ukraina hay khu vực Biển Đen tăng nhiệt với các cuộc tập trận, hiện diện quân sự thì cùng lúc, Nga tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở. Các bên cũng liên tục cáo buộc, răn đe và cảnh báo nhau về các động thái xâm lược hay tấn công quân sự tiềm ẩn. Quan hệ Nga-Phương Tây cũng là một trong những chủ đề nóng trong cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin vừa diễn ra ngày hôm qua (23/12). Giới quan sát cho rằng, năm qua, nguy cơ xung đột giữa Nga và phương Tây đã được đẩy lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh, nhiều thời điểm thậm chí đã tiệm cận lằn ranh đỏ của những kịch bản xấu nhất.

Tình trạng ùn ứ xe chở nông sản - Giải pháp nào khắc phục? (23/12/2021)

Tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, nhất là thời điểm cuối năm, gây thiệt hại kinh tế. Nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này và đặt ra vấn đề gì trong sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản của nước ta? Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cùng bàn luận về câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: