logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mở lại các đường bay nội địa cần được tính toán thế nào cho phù hợp? (08/10/2021)

Hiện các hãng hàng không đã xây dựng xong phương án phục hồi mạng bay nội địa và sẽ chính thức mở bán ngay khi nhà chức trách cho phép khôi phục hoạt động vận tải hành khách. Thế nhưng đến nay mới có 6 địa phương thống nhất toàn bộ với kế hoạch mở lại đường bay của Cục Hàng không Việt Nam gồm: Điện Biên, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thanh Hóa và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch gồm TP.HCM, Đắk Lắk, Nghệ An và Thừa Thiên Huế và 3 địa phương đề nghị chưa thực hiện kế hoạch gồm Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai. Tuy nhiên, giải pháp nào cho ngành Hàng không Việt Nam trụ vững trong đại dịch Covid 19? Việc mở lại các đường bay nội địa cần được tính toán ra sao?

Giải pháp nào để tổ chức đưa đón, đảm bảo an sinh cho người lao động về quê tự phát? (7/10/2021)

Làn sóng người lao động rời TP Hồ Chí Minh và các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở về quê chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, mỗi ngày có đến hàng chục ngàn người kéo nhau tản cư. Đó là một hiện tượng, một vấn đề xã hội không thể cưỡng, thậm chí có thể có những phức tạp, nan giải phát sinh do dịch bệnh gia tăng. Vậy, giải pháp nào để tổ chức đưa đón, đảm bảo an sinh cho người lao động tự về quê? BTV Đài TNVN trao đổi cùng ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về nội dung này.

Tiến độ tiêm chủng - yếu tố quyết định tới các kịch bản "bình thường mới" (5/10/2021)

Thay vì mục tiêu Zezo Covid, chúng ta đã xác định sống chung với Covid khi người dân đã được tiêm phòng. Trong phiên họp gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến cuối tháng 10 chúng ta sẽ cán mốc 90% người dân cả nước được tiêm phòng mũi 1. Nhìn lại tốc độ tiêm chủng Covid 19 cùng những nỗ lực bao phủ vắc xin tại hầu khắp các địa phương đang cho thấy những thành quả đi cùng những thách thức gì? Độ bao phủ vắc xin có được coi là yếu tố quyết định tới các kịch bản bình thường mới trong thời gian tới? Tiến sỹ Đặng Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia bàn luận về nội dung này.

Những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện các gói hỗ trợ trong bối cảnh dịch Covid-19 (04/10/2021)

Câu chuyện thời sự có chủ đề “Những vấn đề đặt ra trong triển khai thực hiện các gói hỗ trợ thời Covid 19” - thẳng thắn nhìn nhận những bất cập trong triển khai các gói an sinh xã hội thời gian qua và kỳ vọng hiệu quả gói 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, với đối tượng thụ hưởng là người lao động, chủ sử dụng lao động. Khách mời là PGS.TS Giang Thanh Long – Giảng viên cao cấp Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bàn luận rõ hơn nội dung này

Đừng để doanh nghiệp thêm khó vì sự chồng chéo của pháp luật! (1/10/2021)

Trong những năm qua, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên tình trạng các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, bất cập gây khó khăn, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội vẫn còn tồn tại. Liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.
- Hoạt động sản xuất đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp vì thế vốn đã và đang rất khó khăn do đại dịch Covid19 lại càng thêm khó khăn chồng chất. Vậy thực trạng này cần được tháo gỡ như thế nào? Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam bàn luận về câu chuyện này.

Hộ chiếu vaccine của Việt Nam: Cần phối hợp xử lý hàng loạt vấn đề liên quan như thế nào? (30/09/2021)

Với chiến lược sống chung với Covid-19 dựa trên điều kiện căn bản là tỷ lệ tiêm chủng cao ở ngưỡng đạt miễn dịch cộng đồng, nhiều quốc gia coi hộ chiếu vaccine là chìa khóa để mở cửa trở lại nền kinh tế sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, kể cả đóng cửa biên giới. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã nêu rõ, việc công nhận hộ chiếu vaccine lẫn nhau giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới “đặc biệt cần thiết trong bối cảnh hiện nay”. Vậy tấm hộ chiếu vaccine của Việt Nam đang được định hình ra sao, hàng loạt vấn đề liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, y tế, ngoại giao cần được phối hợp xử lý như thế nào? Bà Nguyễn Thị Hương Lan - Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao sẽ bàn luận rõ hơn nội dung này.

Kỷ nguyên Merkel và tương lai nước Đức (27/9/2021)

Nước Đức vừa tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội mang ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của chặng đường lãnh đạo đất nước kéo dài 16 năm của nữ Thủ tướng Angela Merkel và mở ra một chặng đường mới, mà các nhà quan sát gọi là thời kỳ “hậu Merkel”… Kết quả cuộc bầu cử được tổ chức hôm qua (26/9) đánh dấu một cuộc chuyển giao chính trị ở Đức lần đâu tiên sau 16 năm. Dù không phải là một nhà lãnh đạo hoàn hảo nhất, nhưng sự nghiệp chính trị của bà Merkel đã để lại nhiều di sản cho nước Đức và ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị ở châu Âu và thế giới.

Doanh nghiệp kiệt sức: Làm sao để hồi phục (24/09/2021)

Những khó khăn về thiếu hụt lao động, khi các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng vừa đồng loạt kiến nghị được hoạt động trở lại - trong khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường - đã được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm qua. Và đó mới chỉ là 1 trong rất nhiều những vấn đề nan giải để doanh nghiệp có thể “khôi phục” sản xuất kinh doanh. Vấn đề là làm sao để doanh nghiệp “hồi phục” khi đã đuối sức, thậm chí là kiệt sức? Nhiều chuyên gia cho rằng, cần mạnh dạn “trao quyền cho doanh nghiệp”. Nhưng, trao quyền - cụ thể là những quyền gì và trao như thế nào? Doanh nghiệp đang mong chờ gì? - và Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần đồng hành với doanh nghiệp như thế nào để giúp doanh nghiệp có thể hồi phục?

Khôi phục sản xuất kinh doanh: Giải bài toán thiếu hụt lao động? (23/09/2021)

Các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng vừa đồng loạt kiến nghị hoạt động trở lại. Đó là nhu cầu thực tế và cần kíp trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang cố gắng cầm cự, rất nhiều doanh nghiệp khác đã phá sản. Nhưng, vừa sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho lực lượng lao động là nhiệm vụ không hề dễ dàng – không thể nóng vội. Nguồn nhân lực-người lao động cũng là một trong những vấn đề nan giải nhất của nỗ lực tái sản xuất kinh doanh. Nhân lực nào có thể đáp ứng nhu cầu này, trong bối cảnh Covid19 vẫn được khẳng định là phức tạp, khôn lường? “Khôi phục sản xuất kinh doanh: Giải bài toán thiếu hụt lao động !” là chủ đề câu chuyện thời sự có sự bàn luận trực tiếp của chuyên gia an sinh xã hội, lao động việc làm - bà Phạm Nguyên Cường.

Các hợp tác xã đẩy mạnh bán nông sản qua sàn điện tử (21/09/2021)

Dịch Covid-19 khiến lượng nông sản tồn đọng lên tới hàng chục triệu tấn, phần lớn nằm trong khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) khiến các đơn vị này gặp nhiều khó khăn. Nếu không có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản thì nông dân và các HTX sẽ không có vốn để tái sản xuất, nhiều ngành hàng có nguy cơ thiếu nguyên liệu.
Thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Liên minh HTX Việt Nam đã triển khai Chương trình 503 thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất - cung ứng bền vững cho các HTX. Đây không chỉ là giải pháp cấp bách ứng phó trong tình hình phòng chống dịch bệnh Covid 19 hiện nay mà còn là biện pháp căn cơ, lâu dài để xây dựng chuỗi giá trị nông sản, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp . Cùng bàn luận rõ hơn về vấn đề này với khách mời là ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam.

Cần một tư duy và hướng tiếp cận mới khi sửa đổi Luật đất đai 2013 (20/09/2021)

Từ ngày 15/09 chúng tôi đã phát 3 bài của Loạt bài Sửa đổi Luật đất đai 2013 – Lấp lỗ hổng – Khơi thông nguồn lực phát triển, trong đó đã phân tích nhiều bất cập của Luật Đất đai 2013 như vấn đề cơ chế xác định giá đất không mang lại giá đất sát thị trường khiến mâu thuẫn về lợi ích và khiếu kiện kéo dài; đó là vấn đề lợi ích nhóm dễ dẫn đến tham nhũng lãng phí; đó là vấn đề thất thoát nguồn lực nhà nước từ đất đai;…
Gỡ những nút thắt này đang là mong mỏi của nhiều phía, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Đất đai liên quan đến lợi ích của hơn 90 triệu người dân và hàng trăm nghìn doanh nghiệp, các tổ chức. Do đó, nếu như Luật Đất đai 2013 được cho vẫn nặng về phần Quản lý Nhà nước mà chưa đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, thì cần có một tư duy mới, hướng tiếp cận mới khi sửa đổi Luật Đất đai 2013. Vậy tư duy và hướng tiếp cận mới ở đây như thế nào? Khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, Đại biểu quốc hội khóa XV, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.

Quyết liệt phòng chống dịch- Cán bộ không thể "lơ mơ" (17/9/2021)

Đến thời điểm này dịch Covid-19 trong cả nước vẫn còn diễn biến khó lường. Trong khi nhiều địa phương nỗ lực “chuyển màu” thành vùng an toàn dịch, giữ vững và mở rộng vùng xanh thì một số địa phương, bản đồ phòng dịch lại chuyển từ “xanh” sang “đỏ”, điển hình như tỉnh Kiên Giang, An Giang. Thực trạng này cho thấy phần nào sự lơ là, hời hợt của một bộ phận cán bộ trong thời điểm nước sôi lửa bỏng khiến giãn cách kéo dài mà không đạt mục tiêu. "Quyết liệt phòng chống dịch- Cán bộ không thể "lơ mơ" là nội dung Câu chuyện thời sự với sự tham gia của bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khoá 13.

Tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục cản trở hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế (16/09/2021)

Sự bùng phát của Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam. Nhằm kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế, chỉ trong vòng 2 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những điểm nghẽn gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp, nhất là các thủ tục hành chính. Vậy, giải pháp nào để “Tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục cản trở hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế”?

Ngành du lịch chuẩn bị cho phục hồi “hậu Covid-19” (14/09/2021)

Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ mới đây đã yêu cầu nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, xây dựng kế hoạch phục hồi và thúc đẩy kinh tế trong điều kiện mới. Là một ngành kinh tế mũi nhọn và đã trải qua gần 2 năm lao đao vì dịch bệnh, du lịch là một trong những lĩnh vực được chờ đợi nhất trong việc nhanh chóng thực hiện kế hoạch phục hồi “hậu Covid-19”.
Ngày 8/9 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành kế hoạch triển khai chính sách, biện pháp để kích cầu, phục hồi các hoạt động du lịch, lữ hành giai đoạn cuối năm nay và đầu năm sau. Đáng chú ý là sẽ thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và một số địa phương khác như Côn Đảo, Khánh Hòa cũng đã công bố kế hoạch đón khách du lịch ngay trong tháng 9 này.

Chung sức hỗ trợ, tránh đứt gãy chuỗi tiêu thụ nông sản (13/9/2021)

Do tác động của dịch COVID-19, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, khiến lượng hàng nông sản tồn đọng nhiều. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Vậy, việc triển khai Nghị quyết như thế nào? Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ nông sản sẽ được tiếp tục thực hiện ra sao?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: