logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mưa lũ kéo dài - Gải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp? (2/11/2021)

Bão, mưa lũ dồn dập trong những ngày vừa qua đã khiến nhiều địa phương bị thiệt hại nặng nề. Tình trạng hồ đập xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, mùa mưa bão đang diễn ra với nhiều diễn biến xấu như lũ lụt gây thiệt hại lớn tới tính mạng, tài sản của người người dân như trong những ngày gần đây. Thời tiết mùa mưa bão năm nay được dự báo sẽ còn nhiều bất thường, càng khiến người dân sống gần khu vực có hồ, đập hư hỏng, xuống cấp bất an. Vậy những hồ, đập hiện nay mức độ an toàn ra sao, giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp? Giáo sư - tiến sỹ Vũ Trọng Hồng – chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT bàn luận vấn đề này.

Hội nghị COP26 cơ hội lớn cuối cùng nhằm kiểm soát tình trạng biến đổi khí hậu đang tàn phá nặng nề Trái đất (1/11/2021)

Trong bối cảnh thế giới vẫn phải loay hoay đối phó với tình trạng nóng lên của Trái Đất khi các cam kết về cắt giảm khí thải carbon không được tuân thủ nghiêm túc, nhất là những nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu thế giới, hội nghị COP26 diễn ra từ hôm nay đến ngày 12-11 tới được kỳ vọng sẽ tạo bước tiến quan trọng trong việc đặt ra các mục tiêu về khí thải trên toàn thế giới nhằm làm chậm lại quá trình Trái Đất ấm lên. Tại hội nghị COP26, nước chủ nhà Anh hy vọng thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới đạt được đồng thuận về một thỏa thuận khí hậu quan trọng và một kế hoạch triệt để hơn nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Gia tăng lừa đảo đầu tư tiền ảo ở khu vực vùng sâu, vùng xa - Giải pháp nào ngăn chặn? (29/10/2021)

Trong những ngày gần đây, hàng chục hộ dân người Mông ở huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa “sập bẫy” đầu tư tiền ảo đa cấp với những lời hứa hẹn “có cánh” như chỉ cần bỏ ra 5-6 triệu đồng đầu tư thì cuối năm sẽ nhận về từ 100-200 triệu đồng. Hay như trên địa bàn tỉnh Sơn La, chỉ tính riêng huyện Sốp Cộp, đã có hơn 100 hộ dân đầu tư tiền thật mua tiền ảo với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng, nhưng rồi cũng… trắng tay. Còn tại tỉnh Quảng Ninh, mấy tháng qua, cơ quan công an đã tiếp nhận hơn 30 đơn trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua các sàn giao dịch tiền ảo. Câu chuyện về đầu tư tiền ảo dưới hình thức đa cấp đã diễn ra “âm thầm” từ nhiều năm nay với nhiều thủ đoạn tinh vi. Nhưng điều đáng nói là loại tội phạm này đã len lỏi đến tận các bản làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, gây nhiều hệ lụy. Nhận diện lừa đảo đầu tư tiền ảo như thế nào và giải pháp nào để ngăn chặn?

Xúc tiến thương mại để khơi thông hàng nông sản ra thị trường nước ngoài (28/10/2021)

Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đối với các ngành sản xuất, trong đó có nông nghiệp và hoạt động xuất khẩu nông sản. Tuy vậy, với nhiều giải pháp hỗ trợ của các bộ ngành như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, nông sản Việt vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, gia tăng giá trị. Thật đáng mừng khi chúng ta nghe con số mà Bộ NN và PTNT thông báo, 9 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Để đạt được con số này, không thể không nhắc tới công tác xúc tiến thương mại của ngành công thương bằng nhiều hình thức, đã hỗ trợ kịp thời việc tiêu thụ hàng nông sản, đặc biệt qua các buổi tư vấn, kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt nam với doanh nghiệp ở các khu vực thị trường nước ngoài.

Nghị quyết 406 làm sao để đúng đối tượng, tránh trục lợi? (26/10/2021)

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 406 về những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Theo đó, nhiều giải pháp về miễn và giảm thuế đã được đưa ra, có hiệu lực thi hành ngay từ tháng 10 này, nhằm tiếp thêm sức, gỡ khó cho doanh nghiệp và người nộp thuế. Đây được đánh giá là “lượng ôxy” quan trọng giúp duy trì sự sống, hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh vượt qua khó khăn hiện nay.

Tiêm vaccine cho trẻ em: Cơ hội để bình thường mới an toàn (25/10/2021)

Từ giữa tháng 10, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị chuẩn bị các điều kiện tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình, theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. Tuy nhiên, với nguồn cung vắc xin còn khan hiếm, trước mắt, ngành y tế có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm phòng theo hướng nào để đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng đặc thù này? Đâu là những lợi ích và nguy cơ khi tiêm phòng cho trẻ? Và đặc biệt việc bao phủ tiêm chủng cho trẻ có là điều kiện cuối cùng để đất nước ta trở lại cuộc sống bình thường mới một cách an toàn nhất? Phóng viên Thúy Ngà trao đổi cùng PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế về nội dung này

An sinh để an dân (22/10/2021)

Có thể thấy thời gian qua, trước diễn biến cực kỳ phức tạp của đợt dịch COVID-19 thứ 4, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết định mang tầm chiến lược để thay đổi, chuyển hướng phù hợp với tình hình. Và ở bất cứ giai đoạn nào, mục tiêu trước hết và quan trọng nhất luôn là: “sức khỏe và tính mạng của nhân dân”. Bài học kinh nghiệm lớn trong suốt thời gian phòng chống dịch vừa qua cũng cho thấy: muốn chống dịch đạt hiệu quả, có sự đồng thuận chung tay của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, phải ổn định được tư tưởng của người dân. Và muốn ổn định được tư tưởng của người dân thì cần thực hiện chính sách an sinh xã hội thật tốt.

Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới (21/10/2021)

Sau gần nửa năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch covid- 19 lần thứ tư - với sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 từ cuối tháng 4 - cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài liên tiếp và không có lộ trình cụ thể cho doanh nghiệp mở cửa trở lại, đặc biệt là Quý III/2021 đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Qua 9 tháng của năm, dưới tác động của dịch bệnh, đã có hơn 90 nghìn doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường; hàng trăm nghìn doanh nghiệp khó khăn, đứng bên bờ phá sản; nền kinh tế suy giảm mạnh – với GDP quý 3 tăng trưởng âm - tới 6,17% so với cùng kỳ năm ngoái…
Bước vào quý 4, với những tín hiệu tích cực từ “tâm dịch TP Hồ Chí Minh” và các tỉnh phía Nam, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia khẳng định “Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên toàn quốc”. Nghị quyết 128 của Chính phủ đã mở ra cơ hội Tăng tốc để phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương bàn luận câu chuyện này.

Thay đổi tư duy chống dịch – Cần sự thống nhất, đồng lòng ! (20/10/2021)

Covid-19 xuất hiện tác động đa chiều đến mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội của đất nước. Gần hai năm qua, có những bài học phải đánh đổi bằng sức khoẻ, tính mạng của nhiều người, cùng sự suy giảm nặng nề của toàn nền kinh tế; Việt Nam cũng đã có những kinh nghiệm quý được cộng đồng quốc tế nhìn nhận khách quan, thấu đáo - đánh giá cao. Trong đó, tinh thần đoàn kết-đồng lòng từ người dân, cùng quyết tâm chống dịch từ bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là bài học lớn nhất và vô giá - là dấu ấn Việt Nam trong nỗ lực chung phòng chống dịch toàn cầu.
Thế nhưng, Covid19 còn diễn biến phức tạp, khôn lường-không đoán định được. Làm thế nào để dấu ấn đó-sức mạnh nội sinh ấy có thể được khơi dậy mạnh mẽ; để cùng với sự “lột xác” trong tư duy-tầm nhìn chính sách, hành trình khôi phục kinh tế đất nước bớt gian nan hơn – hiệu quả, bền vững như kỳ vọng ? Khách mời là PGS.TS Vũ Minh Khương – Giảng viên cao cấp Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore và Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý, Đại học Fulbright; Tổ trưởng Tổ tư vấn chính sách phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bàn luận rõ hơn về vấn đề này.

Quốc hội khóa 15 đổi mới để phát triển: Trách nhiệm, vì dân (19/10/2021)

Ngày mai 20/10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15 sẽ chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Đây là Kỳ họp tiếp tục có nhiều đổi mới, thể hiện sự chủ động, thích ứng với tình hình, bối cảnh đất nước, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đúng như tinh thần được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt ra trong nhiều phiên họp, đó là phải đổi mới để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Nội dung này được bàn luận trong Câu chuyện thời sự chủ đề “Quốc hội khóa 15 đổi mới để phát triển: Trách nhiệm, vì dân”, với sự tham gia của bà Nguyễn Thị Thanh, UVTW Đảng, Phó trưởng ban tổ chức TW, Trưởng ban công tác đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 15.

Lên phương án sẵn sàng đón học sinh trở lại trường (18/10/2021)

Tại phiên họp thường kỳ tháng 9 với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội mới đây, Chính phủ đã ban ban hành Nghị quyết số 127, trong đó có nội dung đáng chú ý là tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn ngay từ tháng 10 này. Sau gần nửa năm học trực tuyến với không ít câu hỏi về chất lượng giảng dạy và học tập, việc đi học trực tiếp đang được rất nhiều phụ huynh và học sinh mong chờ. Vậy ngành Giáo dục có kế hoạch như thế nào để việc mở cửa trường học trở lại phù hợp với điều kiện dịch bệnh rất khác nhau của các địa phương?

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ kinh tế Hợp tác xã vượt khó khăn do đại dịch (15/10/2021)

Hiện có tới 90% HTX bị giảm doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Để ứng phó, tăng khả năng chống chịu và giảm thiệt hại, các HTX đã thực hiện nhiều giải pháp như sử dụng quỹ dự phòng để trả lương và hỗ trợ tài chính cho người lao động.... Tuy nhiên, việc tiếp tục có những giải pháp để hỗ trợ kinh tế HTX vượt khó khăn, khôi phục sản xuất là điều vô cùng cần thiết. BTV Đài TNVN trao đổi cùng ông Phạm Minh Điển – Trưởng Ban Kế hoạch hỗ trợ - Liên minh HTX Việt Nam về nội dung này

Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID-19 (14/10/2021)

Thời gian qua, khi dịch bệnh bùng phát, cùng với cả hệ thống chính trị, các cấp bộ Đoàn cùng đoàn viên thanh niên trong cả nước đã vào cuộc quyết liệt. Nhiều mô hình sáng kiến của thanh niên đã để lại dấu ấn cho cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 như: xây dựng các: “Trạm rửa tay dã chiến”, “Điểm rửa tay” từ vật dụng tái chế; làm kính chắn giọt bắn, mặt nạ phòng dịch; máy rửa tay sát khuẩn tự động; may và phát khẩu trang miễn phí; đổi phế liệu, rác thải nhựa lấy khẩu trang; điểm cấp gạo ATM miễn phí...đã góp phần tương trợ, “san sẻ yêu thương” cho cộng đồng và những người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Đặc biệt, trong đợt dịch lần thứ 4 này, rõ ràng, lực lượng thanh niên đã đóng góp công sức đáng kể vào công cuộc phòng chống dịch bệnh. Những nơi nóng nhất, những nơi là thách thức nhất, những nơi ranh giới sinh tử nhất cũng đều là có vai trò của các đoàn viên thanh niên, đảng viên trẻ. “Thanh niên sống đẹp sống có ích thời COVID19” – nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự, nhân kỉ niệm 65 năm ngày truyền thống Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2021)

Khơi thông vận tải đường bộ như thế nào trong "bình thường mới"? (12/10/2021)

Cuộc sống bình thường mới đang trở lại ở nhiều địa phương, nhưng giao thông vận tải – huyết mạch của nền kinh tế vẫn chưa khơi thông hoàn toàn. Tín hiệu mừng là cùng với mở lại các chuyến bay chở khách thì vừa mới đây, Bộ GTVT cũng ban hành Quy định tạm thời thí điểm tổ chức hoạt động vận tải hành khách đường bộ liên tỉnh, thí điểm từ ngày 13/10 đến hết ngày 20/10/2021.
Vậy để thực hiện yêu cầu này như thế nào? Đâu là trở ngại lớn nhất hiện nay cần tháo gỡ? Giải pháp nào để các địa phương, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện đồng bộ, thống nhất, thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải đường bộ?Khách mời là ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam sẽ bàn luận cụ thể vấn đề này.

Lấy lửa thử vàng, lấy gian nan để thử thách bản lĩnh người cán bộ (11/10/2021)

Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cùng với việc thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch thì ý thức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là của các cán bộ lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng. Thế nhưng trên thực tế, bên cạnh những cán bộ, Đảng viên nỗ lực tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh thì vẫn còn những người sợ trách nhiệm, né tránh, chùn bước trước những khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Dịch bệnh càng phức tạp, những khó khăn ngày càng chồng chất, đó cũng chính là cơ hội để thấy rõ hơn bản lĩnh của người cán bộ. TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội bàn luận về câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: