logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đối thoại – chìa khóa tạo sự đồng thuận (10/09/2021)

Đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với người dân để lắng nghe và giải đáp những vấn đề còn vướng mắc trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách được xem là cách vận động quần chúng linh hoạt, hiệu quả tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.
Việc tổ chức đối thoại với nhân dân, không chỉ giúp lãnh đạo các địa phương nắm được những suy nghĩ, nhận thức của người dân đối với các quyết sách của chính quyền; kịp thời giải quyết những bức xúc trong nhân dân và định hướng đúng cho người dân, tạo sự đồng thuận cao trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chương trình phát triển của địa phương mà còn tiếp nhận sự phản hồi của nhân dân về tinh thần, thái độ thực thi công vụ của cán bộ, công chức để có sự điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Cùng khách mời là Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao – Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và pháp luật và phát triển trao đổi kỹ hơn về nội dung này.

Bao giờ người tiêm đủ 2 mũi vaccine được tham gia các hoạt động học tập, lao động?(9/9/2021)

Đến thời điểm này, nước ta đã tiêm phòng được gần 23 triệu liều vắc xin, trong đó có khoảng 3,5 triệu người tiêm đủ 2 liều. Cùng với đề xuất bổ sung phân bổ vắc xin để một số tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai hoàn thành tiêm mũi 1 vào giữa tháng 9, hàng chục địa phương cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể để những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, phòng, chống dịch. Vậy mức độ khả thi của đề xuất này đến đâu và ngành y tế có những tiêu chí gì để người tiêm đủ 2 mũi vắc xin có thể trở lại cuộc sống trong điều kiện bình thường mới?

Đồng hành cùng cánh sóng (06/09/2021)

Suốt chiều dài lịch sử 76 năm, “Tiếng nói Việt Nam” đã luôn đồng hành cùng dân tộc. 76 năm, Đài Tiếng nói Việt Nam đã khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận quan trọng hàng đầu của đất nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, là nhịp cầu hữu nghị thân thiện, tin cậy nối Việt Nam với bạn bè thế giới. Chính "Tiếng nói Việt Nam" đã tạo lên sức mạnh đại đoàn kết để Việt Nam giành chiến thắng qua các cuộc chiến tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, giành thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng hành cùng cánh sóng là chủ đề được thực hiện trong ngày đầu tuần mới - nhân dịp kỷ niệm 76 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (07/9/1945-07/09/2021). Cùng nghe những chia sẻ của hai vị khách mời là ông Vũ Hải Quang - Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về những người góp phần quan trọng trong việc đưa Tiếng nói Việt Nam đến với thính giả yêu Đài trên khắp mọi miền Tổ quốc, ở cả trong nước và thế giới.

Năm học mới: Chủ động, linh hoạt thích ứng với tình hình dịch bệnh (3/9/2021)

Năm học mới 2021-2022 đang cận kề, nhưng học sinh ở nhiều địa phương sẽ không thể tung tăng đến trường trong tiếng trống khai giảng ngày 5/9 tới. Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi, đặt ra bài toán nan giải là làm thế nào để vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học không bị đứt gãy. Trong bối cảnh ngày khai trường đã cận kề và nhiều nơi đã công bố khung chương trình năm học 2021-2022, ngành giáo dục đang đứng trước một năm học mới chưa có tiền lệ. Cần có phương án gì để vượt qua khó khăn, thách thức, kiên trì mục tiêu và chất lượng giáo dục? PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT cùng bàn luận về câu chuyện này.

Tuyên ngôn độc lập: khát vọng về quyền con người, quyền dân tộc (02/09/2021)

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Trong suốt 76 năm qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi đại dịch Covid 19 đã và đang tác động đến mọi mặt đời sống – xã hội.

Năm học mới: Chống “hẫng” khi triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6 (31/08/2021)

Năm học mới 2021-2022 đang đến rất gần với nhiều khó khăn, thách thức mà ngành giáo dục phải đối mặt. Những khó khăn của năm học vừa qua do dịch COVID-19 gây ra sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến năm học 2021-2022. Đặc biệt, năm học này, khối lớp 2 và lớp 6 bắt đầu học chương trình sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội.
Đáng chú ý, ở bậc THCS sẽ xuất hiện một số môn học tích hợp, hoạt động trải nghiệm. Khó khăn, thách thức đặt lên vai ngành giáo dục nói chung, thầy và trò ở bậc học lớp 2 và lớp 6 nói riêng. Đặc biệt với học sinh lớp 6 vốn dĩ khi chuyển cấp từ lớp 5 lên thường bị sốc do chương trình thay đổi, cách thức dạy học, kiểm tra đánh giá thay đổi. Giờ đây lại phải học chương trình mới, cùng với đó là việc triển khai bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 6 hoàn toàn mới mẻ. Khách mời là PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) bàn luận cụ thể hơn về nội dung này.

Kết nối thông tin hướng đến người cần hỗ trợ trong dịch Covid-19 (30/08/2021)

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đầu năm ngoái, công nghệ đã chứng minh vai trò hữu hiệu trong trợ giúp ngành y tế và các ngành liên quan trong kiểm soát và phòng chống dịch bệnh với hàng loạt nền tảng được xây dựng, phục vụ công tác khai báo y tế, truy vết, quản lý cách ly, quản lý tiêm chủng... Các nền tảng công nghệ còn liên tục được phát triển, bổ sung để theo sát yêu cầu thực tiễn phát sinh trong phòng chống dịch.
Thời gian gần đây, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp buộc các địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, nhiều nền tảng công nghệ mới đã ra đời nhằm kết nối thông tin, hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong vùng dịch. Vậy làm thế nào để các nền tảng công nghệ có thể phát huy hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn trong dịch bệnh? Cùng khách mời là ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Netnam bàn luận rõ hơn về nội dung này.

Cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch -Mệnh lệnh từ trái tim (27/08/2021)

Đến cuối tuần này, số ca mắc Covid 19 nước ta đã chạm gần 400 nghìn ca, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh là hơn 200 nghìn ca. Số ca mắc gia tăng cao khiến TP phải thay đổi chiến lược điều trị để tập trung cứu chữa bệnh nhân nặng và nguy kịch, giảm tỷ lệ tử vong.
Để có thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nguy kịch được cứu sống, từ đầu tháng 8, Bộ Y tế quyết định khẩn cấp thành lập 3 Trung tâm Hồi sức tích cực Covid 19 tại TP Hồ Chí Minh. Chỉ sau gần 1 tuần thiết lập, 3 Trung tâm Hồi sức Covid 19 do BV Bạch Mai, BV Hữu nghị Việt Đức và BV TW Huế đã đi vào vận hành để thực hiện “mệnh lệnh từ trái tim” là cứu sống thêm nhiều bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch, giảm áp lực quá tải cho hệ thống y tế tại TP Hồ Chí Minh. Qua thời gian đi vào vận hành, đội ngũ y bác sỹ tinh nhuệ của BV tuyến đầu đảm nhiệm điều trị cho bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch ra sao để đạt mục tiêu giảm tử vong? Cùng nghe những chia sẻ của khách mời là TS. BS Lưu Quang Thuỳ, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích người bệnh covid -19 trực thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung này.

Vận tải “luồng xanh": Tháo gỡ những vướng mắc phát sinh (26/8/2021)

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang bùng phát tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, việc tạo “luồng xanh” vận tải đã thúc đẩy hoạt động kết nối vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Tới nay, sau 1 tháng triển khai, phản hồi từ thực tế tại các địa phương thực hiện giãn cách, thì hoạt động vận tải “luồng xanh” đã phát huy tính hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo không đứt gãy chuỗi hàng hóa lưu thông, phục vụ nhu cầu an sinh và giữ nhịp ổn định trong cung cấp hàng hóa thiết yếu giữa các tỉnh, thành trên toàn quốc. Mặc dù vậy, vẫn còn những vướng mắc phát sinh cần tiếp tục tháo gỡ để “luồng xanh” thực sự phát huy tác dụng hơn nữa, tạo điều kiện cho hoạt động vận tải, phục vụ phát triển kinh tế và phòng chống dịch bệnh.

Thu học phí thời dịch COVID-19: Thế nào là đúng và đủ? (24/8/2021)

Năm học mới đã bắt đầu, học sinh tại nhiều tỉnh, TP đã cho học sinh học online từ tháng 8 này. Để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ HS-SV và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19, Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị các cơ sở GD giữ ổn định mức học phí của năm học 2021-2022 như mức học phí năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, thời gian qua, một số nơi chưa thực hiện đúng chủ trương này, vẫn còn tình trạng tăng học phí, thu một số khoản ngoài quy định trong bối cảnh đời sống, kinh tế của người dân đang khó khăn.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và dai dẳng đã tác động đến "túi tiền" của mọi người dân, nhiều gia đình không có hoặc thu nhập giảm mạnh, khiến vấn đề học phí trở thành gánh nặng tài chính với không ít gia đình trước thềm năm học mới, đặc biệt với những trường ngoài công lập – nơi có học phí lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi kỳ.
Năm học này là năm thứ hai học sinh nhiều tỉnh, thành phố bị gián đoạn vì COVID-19, chuyển sang học online. Thế nhưng, một số cơ sở giáo dục khi chuyển sang học trực tuyến hoặc nghỉ hẳn vẫn thu đủ học phí hoặc giảm không đáng kể. Học phí trở thành vấn đề “nóng” những ngày qua. Thu học phí thời COVID-19 thế nào là đúng và đủ? PGS TS Đặng Quốc Bảo, Nguyên Giám đốc Học Viện Quản lý giáo dục bàn luận câu chuyện này.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021: Những nút thắt cần tháo gỡ (23/08/2021)

Ngày 16/8/2021 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện (số 1082) gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Công điện của Thủ tướng cũng nhấn mạnh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Song, việc giải ngân còn chậm do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan.

Ngoại giao Vaccine: Thành quả của niềm tin (20/08/2021)

“Ngoại giao vaccine được xác định là một mũi nhọn để thực hiện chiến dịch vaccine gồm 3 nội dung lớn là: Tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể; Đẩy nhanh tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vaccine tại Việt Nam; Thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả...” Đây là khẳng định của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp chính phủ khóa XV mới đây. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trên thế giới tiếp tục là vấn đề cấp bách, chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam đã được triển khai quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao. Những ngày gần đây, với nỗ lực vận động, đàm phán tích cực không ngừng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam đã tiếp cận được ngày càng nhiều nguồn vaccine cũng như nhận được sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ thiết thực, kịp thời về vật tư y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất... từ nhiều quốc gia, đối tác thông qua các cơ chế cả song phương và đa phương. Chúng ta vì thế cũng vô cùng trân trọng tình cảm mà các nước dành cho chính phủ và nhân dân Việt Nam, từ đó tăng thêm động lực vượt qua đại dịch COVID-19.

Ngoại giao vaccine và sự đồng hành của các nước cùng Việt Nam chung tay chống dịch bệnh Covid-19 (20/08/2021)

“Ngoại giao vaccine được xác định là một mũi nhọn để thực hiện chiến dịch vaccine gồm 3 nội dung lớn là: Tiếp cận, mua vaccine nhiều nhất, nhanh nhất có thể; Đẩy nhanh tiếp cận, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và sản xuất vaccine tại Việt Nam; Thực hiện chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả...” Đây là khẳng định của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp chính phủ khóa XV mới đây. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trên thế giới tiếp tục là vấn đề cấp bách, chiến lược ngoại giao vaccine của Việt Nam đã được triển khai quyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao. Những ngày gần đây, với nỗ lực vận động, đàm phán tích cực không ngừng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam đã tiếp cận được ngày càng nhiều nguồn vaccine cũng như nhận được sự đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ thiết thực, kịp thời về vật tư y tế, chuyển giao công nghệ sản xuất... từ nhiều quốc gia, đối tác thông qua các cơ chế cả song phương và đa phương. Chúng ta vì thế cũng vô cùng trân trọng tình cảm mà các nước dành cho chính phủ và nhân dân Việt Nam, từ đó tăng thêm động lực vượt qua đại dịch Covid-19.

Ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh (19/08/2021)

Hôm nay, nước ta vượt ngưỡng 300 nghìn ca mắc Covid 19, trong đó TP Hồ Chí Minh, Bình Dương là 2 tỉnh có số ca mắc chiếm 2/3 tổng số ca cả nước. Khi số ca mắc gia tăng không ngừng sẽ khiến các địa phương phải tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội lâu dài để kiểm soát dịch bệnh.
Song nhìn lại thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đang cho thấy những bài học gì để trong thời gian tới, những giải pháp nghiêm ngặt nào cần triển khai để công tác phòng chống dịch phát huy hiệu quả, kiểm soát được đà lây lan của dịch bệnh? Cùng trò chuyện với khách mời là PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng để tìm hiểu về kịch bản tổng lực để ngăn chặn dịch bệnh khi đất nước ta vượt ngưỡng 300 nghìn ca mắc Covid 19.

Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) - Kỳ vọng của nhân dân (17/8/2021)

Dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, Nhiều tỉnh thành đang tiếp tục triển khai chỉ thị 16 về giãn cách xã hội. Khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phải chịu tác động nặng nề từ dịch. Chuỗi cung ứng đe dọa bị đứt gãy… Yếu tố bất định, khó lường của dịch bệnh tiếp tục chao đảo nhiều nền kinh tế trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam ta. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đang hết sức nỗ lực để khống chế và đẩy lui dịch Covid 19.
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ quốc hội khóa XV (2021-2026) diễn ra tuần qua, Chính phủ đã bàn những nội dung hết sức quan trọng, thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thảo luận Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2021-2025; Thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; tình hình và các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19; một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại năm 2021. Đây là những điều xã hội hết sức quan tâm, kỳ vọng vào Chính phủ, thực hiện thành công những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong nhiệm kỳ này. Giáo sư Tiến sỹ Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội bàn luận về vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: