Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa quý I năm 2021 tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 22% và nhập khẩu hàng hóa tăng 26,3%; Cán cân thương mại có xuất siêu, ước đạt hơn 2 tỷ USD. Đó là những thông tin hết sức tích cực được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ quý đầu năm. Những con số tăng trưởng mạnh ở cả 2 chiều xuất khẩu và nhập khẩu cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất và thương mại hàng hóa của Việt Nam - bất chấp những tác động không nhỏ bởi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào từng lĩnh vực ngành hàng cũng như thị trường xuất khẩu cũng cho thấy có khá nhiều yếu tố bất định, cần có những giải pháp để hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng bền vững hơn.
Ngày 1/4, lần thứ hai trở lại vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã tích lũy được kinh nghiệm sau 15 tháng làm việc tại Hội đồng Bảo an cộng với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của năm 2020. Dù vậy, những thách thức trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này của Việt Nam cũng không nhỏ bởi môi trường chính trị, an ninh thế giới và các khu vực đang diễn biến rất phức tạp. Vậy để đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4 này, Việt Nam đã có sự chuẩn bị như thế nào, và chúng ta đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể gì? Đây là những vấn đề được ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. phân tích:
Quy hoạch đô thị được ví như thiết kế vĩ mô của một đô thị trong tương lai, đảm bảo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật hiện hữu gắn với quá trình phát triển văn hóa – xã hội. Trên thực tế, các bản đồ quy hoạch đô thị được công bố luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và các tổ chức xã hội, nhất là các kiến trúc sư, nhà quy hoạch. Vậy đâu là những yêu cầu quan trọng nhất của một quy hoạch đô thị, và làm thế nào để cân đối giữa quy hoạch và nguồn lực thực hiện quy hoạch, tránh tạo ra “cơn cớ” cho các cơn sốt bất động sản, gây hệ lụy cho xã hội và nền kinh tế? Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Ủy viên thường trực Ban chấp hành Hội Kiến trúc sư Hà Nội phân tích kỹ hơn vấn đề này.
Những ngày này, cụm từ “Khát vọng 2045” được nói tới rất nhiều. Không chỉ là quyết tâm nơi lãnh đạo Chính phủ - trên hết, đó là một chủ trương nhận được sự đồng thuận, quyết tâm cao của toàn xã hội. Hành trình 25 năm nữa – ¼ thế kỷ, chúng ta có thể biến khát vọng này trở thành hiện thực như thế nào, theo cách thức nào, vững chãi tới đâu? Mỗi người sẽ có cách tiếp cận-hình dung riêng, nhưng tựu chung, chúng ta đều hiểu: đất nước đang rất cần những hiền tài – cần nguyên khí quốc gia “phát lộ”, và quan trọng là có thể hội tụ vào những thời điểm đất nước đang có những bước đà-hanh thông nhất. PGS.TS Vũ Minh Khương, Giảng viên Cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore bàn luận về nội dung này.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đất nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, biết bao thế hệ trẻ là những chiến sỹ, thanh niên xung phong đã cống hiến, hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để có đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do. Ngày nay, trong môi trường đổi mới, hội nhập và phát triển, thế hệ trẻ lại mang một trọng trách khác, đó là trọng trách góp sức mình vào sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ đất nước trước các thế lực thù địch.
Người Việt trẻ bằng nhiều cách, đang thắp lửa đam mê với hành trình đến với lý tưởng sống đẹp, sống có ích, lan tỏa khát vọng cống hiến vì một tập thể, một cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM (26/3/1931 – 26/3/2021), Tiến sỹ Lê Duy Anh, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong 10 thanh niên tiêu biểu dự Đại hội lần thứ XIII của Đảng CSVN bàn luận về những đóng góp của thanh niên Việt Nam trong công cuộc phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng.
OCOP - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là chương trình quốc gia, trọng tâm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở địa phương theo chuỗi giá trị. Tổng kết giai đoạn 2018-2020 triển khai, chương trình có sức lan tỏa lớn, khi đến nay cả nước có hơn 6.000 sản phẩm, trong đó hơn hai phần ba sản phẩm được công nhận 3 sao trở lên (vượt 1,86 lần so với mục tiêu). Điều này cũng cho thấy nhiều sản phẩm địa phương đã được chuẩn hóa về quy trình sản xuất, chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, bàn về câu chuyện thực tế phát triển sản phẩm OCOP tại Hà Nội - nơi chiếm tới một phần tư số sản phẩm trong chương trình OCOP quốc gia.
Ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” vì đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội mua chế phẩm Redoxy 3C của Công ty Watch water - CHLB Đức qua Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic để xử lý, duy trì chất lượng hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội trái quy định, gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung đã có liên quan đến nhiều vụ án. Đáng nói là qua những vụ án đã lộ ra chuỗi công ty sân sau của ông Nguyễn Đức Chung, do vợ và con trai đứng tên, góp vốn. Doanh nghiệp sân sau của quan chức không phải là mới, đã nhiều lần được vạch mặt chỉ tên nhưng đáng tiếc vẫn âm thầm tồn tại, gây nhiều hệ lụy tiêu cực, khiến xã hội bức xúc. Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Hừng Đông, đề cập sâu hơn nội dung này.
Những ngày vừa qua dư luận, nhà quản lý đặc biệt quan tâm về câu chuyện nhiều địa phương "ồ ạt đề xuất" xây mới hoặc nâng cấp sân bay ngoài dự thảo quy hoạch hàng không. Chuyện các địa phương đua nhau xin xây sân bay từng xảy ra hơn 10 năm trước, và có không ít sân bay hoạt động cầm chừng, mỗi ngày chỉ có 1 chuyến bay, rất lãng phí. Đến nay, câu chuyện này lặp lại rộ lên thu hút sự chú ý của dư luận với câu hỏi đi cùng: Vì sao các địa phương ồ ạt đề xuất xây dựng sân bay? Việc có quá nhiều sân bay gây lãng phí như thế nào? Chúng ta cần một quy hoạch tổng thể ra sao?
Thời điểm này, hội nghị hiệp thương lần thứ 2 đã và đang được tổ chức ở trung ương và địa phương. Đây là khâu quan trọng trong quy trình bầu cử nhằm lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, năng lực, phẩm chất đạo đức.
Theo quy định của luật bầu cử, Hội nghị hiệp thương lựa chọn người ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND được tiến hành 3 lần. Trên cơ sở đó, cử tri sẽ thể hiện quyền quyết định lựa chọn của mình qua lá phiếu bầu. Do đó, tổ chức hiệp thương phải cẩn trọng, phát huy tính trách nhiệm của từng chủ thể, tôn trọng tính khách quan, công bằng, minh bạch, dân chủ.
Vậy làm thế nào để hiệp thương là cuộc sát hạch "gạn đục khơi trong" các ứng cử viên, thể hiện được đúng ý nguyện của nhân dân? khách mời là ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng BTV Đài TNVN bàn luận nội dung này.
Đến thời điểm này, ngoài Hải Dương còn ghi nhận số ca mắc mới xuất hiện rải rác, thì cả nước đã có 34 ngày chưa ghi nhận bệnh nhân Covid 19 trong cộng đồng. Rất nhiều tỉnh, thành phố cho mở lại hàng quán và các dịch vụ du lịch kèm theo yêu cầu đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Song, sự việc 5 vạn người chen chúc ở chùa Tam Chúc gây chấn động cùng với một số điểm du lịch tập trung số lượng lớn du khách, nhiều người dân tổ chức cưới hỏi với quy mô lớn mà không tuân thủ thông điệp 5K đã khiến cộng đồng hết sức lo lắng. Qua ba đợt dịch đã cho thấy, tâm lý chủ quan chính là nguồn cơn để dịch lây lan và phát tán, khi đó, cái giá phải trả là không thể đong đếm hết. Ngày hôm qua, tại hội nghị nhìn lại hơn một năm phòng chống Covid 19, Thủ tướng Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh, các địa phương cần tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa và xã hội số, vấn đề chất lượng, chỉ dẫn địa lý và quảng bá trên nền tảng thương mại điện tử chính là một trong giải pháp quan trọng giải bài toán "loay hoay đầu ra" cho sản phẩm nông nghiệp. Từ suy nghĩ đó đó, Dự án “Bản đồ trái cây Việt Nam” được khởi xướng bằng tình yêu và niềm đam mê trái cây của những phụ nữ trẻ trong lĩnh vực kinh doanh trái cây, muốn quảng bá đặc sản này của Việt Nam đến người dân trong nước và bạn bè thế giới.
Một trong những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước ta sắp diễn ra đó là bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đây là dịp để những người đủ đức, đủ tài, đủ trí tuệ ứng cử và tự ứng cử vị trí người đại biểu dân cử. Tuy nhiên, có một thực tế, số lượng người tự ứng cử và trở thành ĐBQH, ĐB HĐND các cấp còn thấp. Cần làm gì để khuyến khích những người thực tài, thực tâm, có mong muốn trở thành người đại biểu dân cử? Bàn về nội dung này, BTV Lê Tuyết trao đổi với ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức. Song, bên cạnh những thách thức, cũng xuất hiện nhiều cơ hội phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế này.
Hơn 3 năm trước, ngày 17/11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP đề ra tầm nhìn tới năm 2100, mục tiêu tới năm 2050 định hướng chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng", đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, khu vực ĐBSCL đã đạt được những thành quả gì, cũng như làm thế nào để tiếp tục phát triển ĐBSCL một cách bền vững trước tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là nội dung câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người đã có rất nhiều năm gắn bó với “vùng đất chín rồng”.
Tiếp tục các bước của quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026, Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 15/3 đến ngày 19/3. Căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử từ kết quả của Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 sẽ lập danh sách sơ bộ gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú, nơi công tác của những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Những vấn đề gì cần lưu tâm trong quá trình hiệp thương? Cùng với việc đảm bảo chất lượng của quá trình hiệp thương thì việc lựa chọn người xứng đáng vào các cơ quan dân cử cần quan tâm thêm những vấn đề nào khác. Biên tập viên Vân Hồng trao đổi cùng ông Đỗ Duy Thường, Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật về vấn đề này.