logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Khắc phục đầu tư dàn trải, đẩy mạnh giải ngân hiệu quả vốn đầu tư công (28/5/2021)

Năm 2020, giải ngân đầu tư công “lập đỉnh” trong 5 năm khi đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (tương đương 470.600 tỷ đồng). Tuy là một năm vô cùng khó khăn, việc thực hiện tốt giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần quan trọng tạo nên mức tăng trưởng GDP 2,91%, đưa Việt Nam vào nhóm các nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, sang đến đầu năm 2021 này, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã chậm lại. Ngay trong thời điểm cuối tháng 5 này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các bộ, cơ quan về việc cập nhật, bổ sung đánh giá báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền. Các bộ, ngành, địa phương phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án, để hoạt động giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được xác định là phần quan trọng của “cỗ xe tam mã” thúc tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 này. BTV Đài TNVN bàn luận về nội dung này cùng Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương.

Hàng XNK qua nhiều "cửa ải", chịu nhiều hình thức quản lý, doanh nghiệp khổ, người tiêu dùng thiệt (27/05/2021)

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tố Cục Thú y (Bộ NN và PTNT) cố tình áp dụng các biện pháp không cần thiết trong kiểm dịch thủy sản nhập khẩu làm tăng chi phí và thời gian kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), việc kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp đá là cần thiết, vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi. Nhưng mở rộng các đối tượng, danh mục hàng chế biến phải kiểm dịch theo Luật Thú y là không cần thiết và chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Không chỉ đối với mặt hàng thủy sản, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu khác hiện đang đồng thời phải chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định. Vì sao có sự chồng chéo này? Làm sao cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành? Tiến sỹ Phí Vĩnh Tường, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Phó Tổng biên tập Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, bàn luận vấn đề này

“Nhân tài thật” nhìn từ câu chuyện đào tạo tiến sĩ (25/5/2021)

Trong buổi làm việc với Bộ GD&ĐT mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Yêu cầu này cũng chính là 3 khâu đột phá lớn mà Bộ GD&ĐT cần giải quyết dứt điểm để tạo động lực có tác động lan tỏa mạnh trong ngành giáo dục. Bởi con người là nhân tố quan trọng, trong đó “nhân tài thật” quyết định cho sự thành bại của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người.
Chính phủ cũng vừa phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (gọi tắt là Đề án 89). Theo đó, dự kiến trong 10 năm tới sẽ đào tạo khoảng 7.300 giảng viên có trình độ tiến sĩ và trên 300 giảng viên thuộc khối văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao có trình độ thạc sĩ.
Điều đáng nói là trước Đề án 89 thì Việt Nam đã có hai đề án về đào tạo tiến sĩ cho các cơ sở giáo dục Đại học bằng ngân sách nhà nước là Đề án 322, Đề án 911. Mỗi đề án đều có kinh phí hàng nghìn tỷ nhưng dư luận cũng đặt rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của những đề án này. GS Phạm Hồng Quang, Giám đốc Đại học Thái Nguyên bàn luận về nội dung này:

Nhìn lại cuộc bầu cử ĐB QH khóa XV và HĐND các cấp (24/5/2021)

Trong ngày 23/05, gần 70 triệu cử tri khắp mọi miền đất nước đã thực hiện quyền chính trị cơ bản và thiêng liêng nhất của công dân: trực tiếp bỏ phiếu bầu chọn đại biểu tiêu biểu nhất tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Tại nhiều địa phương, tỉ lệ người đi bầu đạt gần 100% cho thấy trách nhiệm cao và niềm tin sự kỳ vọng của cử tri cả nước đối với cuộc bầu cử. Theo Hội đồng bầu cử quốc gia, đến 19 giờ tối 23/5, cơ bản các tỉnh thành trong cả nước đã hoàn thành việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. “Nhìn lại cuộc bầu cử Đại biểu quốc hội khóa 15 và bầu cử HĐND các cấp” là nội dung cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài TNVN với ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia về những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm, cũng như ý nghĩa thành công của sự kiện chính trị trọng đại này.

Cần nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản trong dịch COVID-19 (21/5/2021)

Dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới đời sống, xã hội, nguy cơ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng hàng hóa, sản phẩm. Trước tình hình này, nhiều giải pháp từ các bộ, ngành đã được triển khai. Bên cạnh nỗ lực tháo gỡ của cơ quan chức năng, với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đã tích cực vào cuộc để giúp đỡ bà con nông dân, chung sức, đứng ra thu mua nông sản. Việc làm này đã góp phần rất lớn, giảm bớt khó khăn, ủng hộ bà con bị ảnh hưởng trong vùng dịch. Tuy nhiên, làm sao để đảm bảo vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm việc sản xuất, chế biến, đặc biệt là tiêu thụ nông sản.

Cá thể hoá trách nhiệm: Cần có giải pháp hữu hiệu (20/5/2021)

Thời gian gần đây, cụm từ "cá thể hóa trách nhiệm" hay được nhắc đến. Mới đây nhất, trong Công điện gửi các bộ, ngành; các Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ các tỉnh, thành về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu cần tăng cường kiểm tra, giám sát và cá thể hóa trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương chủ động, sáng tạo, linh hoạt phòng, chống dịch có hiệu quả nhất, đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình hiện nay.
Vậy thể cá thể hoá trách nhiệm là gì và việc cá thể hoá trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid nói riêng và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác nói chung đang đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Viện Chính trị học - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bàn luận về nội dung này.

Tấm gương Công an làm theo lời Bác: Lan tỏa niềm tin yêu (18/05/2021)

Cách đây 73 năm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra 6 điều dạy Công an Nhân dân. Những điều răn dạy của Người với lực lượng công an Nhân dân vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Suốt 73 năm qua, 6 điều Bác dạy luôn là kim chỉ nam trong mọi hành động của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân cả nước. Từ phong trào thi đua học tập, thực hiện 6 điều Bác dạy đã xuất hiện rất nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu, lập công xuất sắc trên các lĩnh vực công tác, chiến đấu. Cho đến hôm nay, những lời dạy quý báu của Người vẫn nguyên giá trị, bởi nội dung, ý nghĩa sâu sắc, toàn diện đối với quá trình công tác, chiến đấu, tu dưỡng, rèn luyện của mỗi cán bộ chiến sĩ Công an. Đó là những phẩm chất không thể thiếu, là nhân tố quyết định để lực lượng Công an hoàn thành xuất sắc yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Những đóng góp và thành công của trí tuệ Việt trong việc ứng dụng KHCN phục vụ phòng chống đại dịch Covid 19

Mặc dù tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam hiện vẫn diễn biến phức tạp nhưng xét về tổng thể, chúng ta vẫn là một trong số ít quốc gia được cộng đồng quốc tế nhìn nhận là điểm sáng trong công tác phòng chống đại dịch. Thành công này có được là nhờ sự vào cuộc quyết liệt và nhanh chóng của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương; sự vào cuộc của các bộ ngành, từ y tế, đến quốc phòng, an ninh… và không thể không nhắc tới sự vào cuộc nhanh chóng của ngành khoa học, với việc chủ động thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ phòng chống đại dịch như kit chẩn đoán SARS-CoV-2, vắc xin phòng COVID-19, robot khử khuẩn, ứng dụng Bluezone nhằm truy vết tiếp xúc và cảnh báo người nhiễm COVID-19, rồi bản đồ chung sống với COVID-19

Khẩn cấp ứng phó, ngăn chặn dịch bệnh vùng nguy cơ cao (14/5/2021)

Tính từ ngày dịch COVID-19 bùng phát trở lại (27/4) cho đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 700 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Dự báo trong vài ngày tới, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn tiếp tục ghi nhận hàng chục công nhân trong khu công nghiệp mắc COVID-19. Với tiền sử dịch tễ phức tạp của một số ca mắc mới tại Hà Nội, dự kiến sắp tới địa phương này cũng sẽ có nhiều ca lây nhiễm. Trước tình hình này, công tác truy vết, cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm... cần được các địa phương nâng cấp ở mức độ nào để “bắt kịp” và ngăn chặn được đà lây lan của dịch bệnh?

Cần giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến khó lường (13/5/2021)

Hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta. Với biến chủng mới, có mức độ lây nhiễm cao, lây lan nhanh trong cộng đồng và đã có nhiều trường hợp mắc COVID-19 phát hiện tại khu công nghiệp như tại Hải Dương, Bắc Giang… Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp.
Nếu như ở giai đoạn đầu khi dịch COVID-19 xuất hiện ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hóa - ở cả 2 chiều: nguồn cung nguyên liệu và đầu ra cho quá trình sản xuất - thì giờ đây, COVID-19 đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Không còn khó khăn về nguyên liệu sản xuất cũng như đầu ra cho sản phẩm hàng hóa, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (như dệt may, da giày…) đã có đủ đơn hàng cho cả năm, nhưng mối lo về môi trường làm việc an toàn, thiếu công nhân, lao động, việc làm… lại đang hiện hữu.
Cộng đồng doanh nghiệp - chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã khó khăn trước tác động của đại dịch COVID-19 gần 2 năm qua, nay lại càng khó khăn hơn, cần những giải pháp mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh bàn luận về vấn đề này.

Dịch COVID-19: Linh hoạt trong dạy học, kiểm tra trực tuyến (11/5/2021)

Trước tình trạng liên tục xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và đặc biệt đã có nhiều học sinh, giáo viên là F1 của các ca bệnh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình thực tiễn địa phương. Hàng chục tỉnh, thành đã cho học sinh tạm dừng đến trường, đồng thời chuyển sang dạy học trực tuyến để duy trì, nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo đúng kế hoạch.
Do đã có kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng dạy học trực tuyến từ những đợt dịch trước đây, lần này việc học trực tuyến cơ bản ổn định hơn. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở giáo dục chưa quen với việc kiểm tra, đánh giá định kỳ trực tuyến do chưa có tiền lệ. Trong khi đó, đây là giai đoạn “nước rút” của cả học sinh và thầy cô khi phải hoàn thành các bài kiểm tra cuối kỳ, nhất là kỳ thi tuyển sinh đầu cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhiều trường, lớp hiện nay vẫn chưa hoàn thành các bài kiểm tra cuối kỳ, công tác ôn tập cho học sinh lớp 9, lớp 12 cũng bị ảnh hưởng. Ðiều này khiến cho không ít phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng.
"Dịch COVID-19: Linh hoạt trong dạy học, kiểm tra trực tuyến” là nội dung PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn luận.

Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 như thế nào trong điều kiện dịch bệnh hiện nay (07/05/2021)

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương trên cả nước đã buộc phải cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang học online. Đây cũng là thời điểm các trường chuẩn bị thi hết học kỳ II năm học 2020-2021. Nhiều giáo viên, học sinh lo lắng kế hoạch học tập và thời gian kết thúc năm học sẽ có thay đổi. Đáng lo hơn là học sinh các khối lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp, việc học và ôn tập trực tuyến khó đảm bảo chất lượng được như học trên lớp. Vậy Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 như thế nào trong điều kiện dịch bệnh vẫn đang có diễn biến phức tạp?

Thách thức từ đại dịch: Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thích ứng và phát triển (6/5/2021)

Sự tái bùng phát dịch Covid-19 tại nhiều quốc gia có mối quan hệ thương mại với nước ta, đặc biệt là các quốc gia láng giềng, đi kèm các biện pháp phong tỏa, đứt gãy chuỗi cung ứng; cùng nguy cơ bùng phát đợt dịch thứ 4, từ trong nước, đã và đang cảnh tỉnh khả năng thích ứng và chống chịu của doanh nghiệp Việt, của toàn nền kinh tế. Thách thức từ đại dịch - Cộng đồng doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tâm thế, thích ứng như thế nào để có thể trụ vững? Chính phủ hỗ trợ như thế nào để cùng sự chủ động của mình, doanh nhân-doanh nghiệp có thể phát triển và phát triển bền vững, trong thế giới đầy biến động vì đại dịch và nhiều mâu thuẫn nền tảng khác? BTV Thu Trang trao đổi cùng ông Phạm Đình Đoàn – Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung ương các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam về nội dung này.

Tăng cường biện pháp ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh Covid (04/05/2021)

Trong gần 1 tuần qua, cả nước đã ghi nhận hơn 20 ca mắc Covid 19 trong cộng đồng từ điểm dịch Hà Nam và Vĩnh Phúc. Đáng lưu ý là các ca bệnh tại Vĩnh Phúc có liên quan đến chuyên gia Trung Quốc từng có thời gian cách ly cùng khách sạn tại Yên Bái với đoàn chuyên gia Ấn Độ mang chủng biến thể kép đang hoành hành tại Ấn Độ. Dù nước ta đã chuẩn bị những kịch bản ứng phó khi có hàng nghìn ca bệnh, song nếu chúng ta ngăn chặn được sớm ngày nào, thì hậu quả về sức khỏe, tính mạng và đời sống nhân dân sẽ giảm được ngày đó, tránh những thảm họa đau thương mà một số nước đang phải đối mặt.

Làm cách nào để phát triển thị trường bất động sản ổn định, bền vững, đảm bảo phản ánh đúng quy luật cung – cầu? (3/5/2021)

Cơn sốt đất cục bộ tại một số địa phương trong những tháng đầu năm đến thời điểm này đã tạm lắng, nhưng những hệ lụy về kinh tế - xã hội sẽ vẫn còn hiện hữu một thời gian dài. Đặc biệt, đối với những người thực sự có nhu cầu về nhà ở, sau mỗi cơn sốt đất, cơ hội sở hữu một căn nhà phù hợp với khả năng sẽ lại càng khó khăn hơn. Trong một hội nghị mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng khẳng định cần phải xây dựng mới Chiến lược nhà ở quốc gia, thay đổi căn bản tư duy về đề xuất pháp luật, cơ chế chính sách, các giải pháp về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản nhằm đảm bảo thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định và bền vững, phản ánh đúng thực chất quy luật cung – cầu trên thị trường. Vậy làm cách nào để phát triển thị trường bất động sản một cách ổn định và bền vững?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: