logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đảm bảo nguồn cung và giá xăng dầu - nhìn từ việc giải trình, chất vấn tại Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (17/3/2022)

Giá các mặt hàng xăng dầu tăng liên tục trong vòng 3 tháng qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Nhiều mặt hàng đã tăng theo giá xăng dầu, nhất là khi giá xăng được điều chỉnh thêm hơn 2.900 đồng, tiến sát ngưỡng 30.000 đồng/lít hôm 11/3 vừa qua. Giá xăng dầu và việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu đã “ nóng” trong phiên chất vấn của Đại biểu Quốc hội với các thành viên Chính phủ và giải trình, trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra hôm qua (16/03).
Đâu là giải pháp đảm bảo nguồn cung và giá cả - trong bối cảnh nhu cầu thế giới tăng cao và giá dầu thế giới vẫn tiếp tục biến động bất thường?

Tình hình phòng chống dịch bệnh thay đổi, khẩu hiểu phòng chống cũng nên thay đổi (15/3/2022)

Trong quy định 5K, có hướng dẫn, khuyến cáo không còn phù hợp với thực tế và cần phải thay đổi để thích ứng trong điều kiện mới. Ý kiến của Bí thư thành ủy tp HCM Nguyễn Văn Nên đưa ra mới đây nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến đồng tình quan điểm này khi cho rằng, số F0 tăng nhanh nhưng chủ yếu là triệu chứng nhẹ và khi các hoạt động kinh tế xã hội được vận hành thích ứng bình thường mới thì cần có sự thay đổi về các quy định cũng như hướng dẫn phòng chống dịch để phù hợp tình hình mới. Mới đây nhất, hôm qua (14/3), Bộ Y Tế cũng đã ban hành hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19, trong đó bổ sung yêu cầu về thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm, cụ thể với F0 – trường hợp cần phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

Đánh thuế nhà và tài sản trong bối cảnh thị trường bất động sản sốt giá, đầu cơ tích trữ nhà đất quá cao (14/3/2022)

Chuyển nhượng giá cao, thỏa thuận ghi giá thấp để giảm mức thuế trước bạ phải đóng; Giá trị đất tăng gấp nhiều lần, thậm chí cả trăm lần so với trước khi có hạ tầng giao thông, song hiện nay Nhà nước vẫn không thu được khoản chênh lệch địa tô này. Đó là vài trường hợp tiêu biểu cho thấy các chính sách thuế liên quan đến bất động sản còn cần phải hoàn thiện.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các luật thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp gắn với việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030. Theo Bộ Tài chính, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bất động sản thì việc nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách thuế liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực có tác động lớn, nhiều nội dung mang tính kỹ thuật đòi hỏi sự tham gia của nhiều bộ, ngành địa phương; vì vậy, cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khả thi, tính đồng thuận cao, góp phần hạn chế đầu cơ bất động sản. Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng bàn luận câu chuyện này.

Doanh nghiệp lớn và vai trò dẫn dắt, mở đường (11/03/2022)

Tiềm lực kinh tế, năng lực quản trị và tư duy - nghĩ lớn của doanh nhân đã tạo ra doanh nghiệp lớn. Càng trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách, vai trò của doanh nghiệp - doanh nhân lớn càng được thể hiện rõ. Hai năm qua, đại dịch covid-19 xuất hiện ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, trong đó cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực diện, nặng nề. Doanh nghiệp lớn thì những thiệt hại càng lớn hơn, thế nhưng ngay trong lúc khó khăn nhất, những doanh nghiệp - thương hiệu lớn đã đồng hành với Chính phủ trong công tác phòng chống dịch, góp phần ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế.
“Doanh nghiệp lớn” và vai trò dẫn dắt, mở đường” là câu chuyện thời sự được chúng tôi bàn luận với khách mời là bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật (10/03/2022)

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Chính vì thế, mới đây Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban soạn thảo nhằm xây dựng dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật. Theo kế hoạch, dự thảo Quy định sẽ được báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội

Câu chuyện nữ bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19 (08/03/2022)

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, đội ngũ y, bác sĩ là những “chiến sĩ áo trắng”. Đây là lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao… nhưng vượt qua mọi khó khăn, họ vẫn nỗ lực hết mình vì trách nhiệm và hơn cả vì sức khỏe của nhân dân.
- Trong số hàng nghìn y bác sỹ đang miệt mài ngày đêm chống dịch, có những “bóng hồng” đã kiên cường bám trụ để chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân Covid 19 nặng và nguy kịch nhất tại cơ sở điều trị bệnh nhân Covid 19 lớn nhất miền Bắc. Cùng nghe những chia sẻ về công việc đặc biệt này với khách mời là BS Nội trú Bùi Thị Thúy, Khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh

Ngành y tế đang triển khai những điều kiện gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ? (07/3/2022)

Trong tháng 3 này, nước ta sẽ nhập khẩu 7 triệu liều vắc xin phòng Covid 19 của hãng Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Nghị quyết đồng ý mua 21 triệu liều vắc xin tiêm để tiêm cho 11,9 triệu trẻ em từ 5-11 tuổi với 2 mũi tiêm. Dự kiến khi vắc xin về đến Việt Nam, ngành y tế sẽ triển khai tiêm sớm nhất cho các bé. Song với tốc độ lây lan quá nhanh trong những ngày gần đây, số trẻ em mắc COVID-19 cũng tăng lên hằng ngày, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 12 tuổi. Nếu như trước ngày 1/2/2022 con số này là 14,1%, thì sau thời điểm 1/3/2022 đã tăng lên khoảng 25%. Vậy trẻ mắc Covid 19 có ảnh hưởng đến việc triển khai tiêm phòng vắc xin? Những băn khoăn của các gia đình về việc tiêm phòng cho lứa tuổi 5-11 là gì? Ngành y tế đang triển khai những điều kiện gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ? .

Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước sao cho bảo đảm thực chất, hiệu quả? (04/03/2022)

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ Về Đề án "Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025" mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ; Duy trì, củng cố và phát triển các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các tập đoàn, tổng công ty có thương hiệu tốt. Làm rõ, tránh đồng nhất việc cơ cấu lại là thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. Bảo đảm kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, DNNN làm nòng cốt… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.

Những điểm cần lưu ý nhìn từ số liệu xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2022

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng vượt 100 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại hàng hóa ước tính nhập siêu 937 triệu USD… Tình hình thế giới có nhiều biến động, giá cả nhiều loại nguyên nhiên vật liệu tăng cao… sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới?
Những điểm cần lưu ý nhìn từ số liệu xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm là chủ đề của Câu chuyện thời sự với sự tham gia bàn luận của chuyên gia thương mại cao cấp - PGS. TS Phạm Tất Thắng.

Hiệu quả sau 3 năm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã (01/3/2022)

Trong 3 năm, từ 2019 - 2021, cả nước đã thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã, giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã, giảm được hơn 3.400 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện, giảm được hơn 10 nghìn cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước hơn 2 nghìn tỷ đồng… Tuy nhiên, hiệu quả của việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã không chỉ dừng lại ở những con số như vậy. Điều quan trọng là sau khi sáp nhập, hiệu lực hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở sẽ ra sao, sự thụ hưởng của người dân về chất lượng dịch vụ công có được nâng lên không?.

Nông sản khởi sắc – Điểm tựa cho nông nghiệp phát triển mạnh năm 2022 (28/2/2022)

Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, các mặt hàng nông sản đã có nhiều tín hiệu khởi sắc khi đã có rất nhiều đơn hàng được xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới. Chẳng hạn như xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ, lâm sản, ngay trong tháng 1/2022 đã đạt kim ngạch trên 1,5 tỷ USD. Theo Bộ NN&PTNT các mặt hàng có giá trị khác như gạo, đồ gỗ, lâm sản, tiêu, cà phê, hạt điều, chè… sẽ có giá trị kim ngạch xuất khẩu vượt bậc nhờ việc gia tăng chế biến sâu, tận dụng hiệu quả các nghị định đã được ký kết.
- Đây là tín hiệu khởi sắc cho năm 2022, ngành Nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, bứt phá sau đại dịch covid 19, tạo đà xuất khẩu năm nay đạt mục tiêu gần 50 tỷ USD. Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ NN&PTNT cùng bàn luận về vấn đề này.

Mở cửa trường học an toàn: Để niềm vui đến trường không bị gián đoạn (25/2/2022)

Sau hơn 2 tuần triển khai đưa học sinh quay trở lại trường học tập trực tiếp sau Tết Nguyên đán đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn. Đặc biệt, số học sinh, giáo viên thành F0, F1 ở nhiều tỉnh thành tăng nhanh khiến nhiều trường học bối rối, chuyển hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến. Việc đưa học sinh trở lại trường học là rất cần thiết. Tuy nhiên, để việc học trực tiếp có hiệu quả, lâu dài, rất cần các giải pháp linh hoạt, không cực đoan, phù hợp với diễn biến dịch COVID-19. Chuyên gia giáo dục, TS Lê Thống Nhất - người sáng lập Hệ thống giáo dục BigSchool cùng bàn luận về vấn đề này.

Giá dầu thế giới tăng cao: Bàn về câu chuyện đảm bảo nguồn cung và điều hành giá xăng, dầu tại thị trường Việt Nam

Tác động từ tăng giá xăng dầu tới tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như áp lực lạm phát đang ngày càng hiện hữu. Để giảm áp lực lạm phát, phấn đấu tăng trưởng cả năm đạt từ 6-6,5% (theo mục tiêu Quốc hội đề ra) thì bắt buộc phải “tránh tăng giá đột biến các mặt hàng thiết yếu”, trong đó có xăng, dầu.
Công điện số 160 ngày 22/2/2022của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước đã chỉ rõ: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, nhạy cảm, dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định vĩ mô, do đó phải được quản lý, điều hành một cách khoa học, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật. “Giá dầu thế giới tăng cao: Bàn về câu chuyện điều hành giá xăng, dầu tại thị trường Việt Nam” là chủ đề của câu chuyện thời sự, với sự tham gia bàn luận của Chuyên gia NL, PGS. TS Bùi Xuân Hồi (ĐHBK Hà Nội).

Đừng để mâu thuẫn nhỏ gây ra những hậu quả đau lòng (22/2/2022)

Trong những ngày đầu năm mới 2022, liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc đau lòng như vụ nổ súng tại Thái Nguyên khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương nặng, sau đó kẻ phạm tội cũng đã tự sát, hay vụ người cha nhẫn tâm ném con gái 5 tuổi xuống sông ở Quảng Nam. Nguyên nhân của những vụ việc này đều xuất phát từ những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày, không được giải quyết dứt điểm và trong cơn nóng giận, không kiềm chế được bản thân đã gây ra hành vi phạm tội.
Mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống nếu không được giải quyết tốt sẽ gây ra những hậu quả lớn và đau lòng cho xã hội. Vậy cần phải làm gì để không còn xảy ra những vụ việc như vậy. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp cùng bàn luận về câu chuyện này.

Tham nhũng trong lĩnh vực đất đai - Do sự bất cập của pháp luật, hay do sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ? (21/2/2022)

Những ngày đầu năm 2022, "lò chống tham nhũng"; lại rực lửa với liên tiếp những vụ khởi tố chấn động dư luận, trong đó, nhiều vụ việc liên quan đến đất đai, nhiều người "dính chàm"; là lãnh đạo cấp cao ở một số tỉnh, thành. Mới đây nhất, nguyên Chủ tịch tỉnh Bình Thuận và 4 bị can bị bắt để điều tra liên quan đến việc giao 3 lô đất rộng hơn 9,26 ha cho doanh nghiệp làm dự án không đúng quy định; nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm trong mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện dự án trang trại nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng sản xuất. Đặc biệt trong 10 đại án sẽ được xét xử trong năm 2022 này, nhiều vụ liên quan đến đất đai, tài sản Nhà nước như vụ án liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, TPHCM; Tân Thuận (IPC); vụ án "đưa hối lộ" môi giới hối lộ; nhận hối lộ; liên quan đến Phan Văn Anh Vũ…
Không chỉ gây thất thoát tài sản nhà nước, những sai phạm, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai còn làm suy giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân nào? Do sự bất cập của pháp luật, hay do sự xuống cấp về đạo đức của cán bộ? Tiến sỹ Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cùng bàn luận về câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: