Cùng những đạo luật với các nguyên tắc, quy định
chung mang tính bắt buộc được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp thì trong cuộc sống hàng
ngày những nguyên tắc xử sự theo kiểu luật rừng vẫn phát triển một cách âm thầm. Đáng
nói là nhiều người vẫn chấp nhận kiểu hành xử như vậy. Trong không ít trường hợp, có người đã lựa chọn đó làm cách giải quyết mâu
thuẫn trong cuộc sống. Vì sao Luật rừng vẫn ngang nhiên tồn tại như vậy? Cần phải làm gì để loại bỏ những nguyên tắc xử sự theo kiểu Luật rừng ra khỏi cuộc sống? Luật sư Nguyễn Danh Huế, Công ty Luật Hừng Đông cùng bàn luận về câu chuyện này.
Hà Nội “phố thành sông” sau cơn mưa lớn cách đây 2 ngày. Trước đó
mấy ngày, một loạt tỉnh thành phía Bắc vốn trước đây ít khi chứng kiến cảnh lụt
lội như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ …cũng phải chịu tình cảnh tương tự. Như vậy là sau Hà Nội, thành phố Hồ chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ
Long, danh sách các đô thị chịu cảnh cứ mưa là úng ngập ngày một dài ra, đòi hỏi các ngành chức năng phải xem xét một cách kỹ càng nguyên nhân úng
ngập có liên quan thế nào tới công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Ông Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục hạ tầng kỹ thuật, Bộ xây dựng; chuyên gia cao cấp của chương trình thích ứng với Biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, Tổ chức Hợp tác quốc tế GIZ của Đức tại Việt Nam cùng bàn luận về câu chuyện này.
Theo báo cáo của Chính phủ, giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm nay vẫn trì trệ, mới đạt tỷ lệ gần 16,4%, thấp hơn cả cùng kỳ năm ngoái. Giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 4,4% kế hoạch, và có tới 17 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân. Nguyên nhân do đâu và cần những giải pháp nào để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án và công trình trọng điểm quốc gia. Cần giải pháp mới nào cho vấn đề cũ! Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay, với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triển châu Á – ADB tại Việt Nam.
Bộ tư pháp là cơ quan đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2021. Đây là kết quả mới được thông tin tại Hội nghị Công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021. Kết quả này có được từ việc thời gian qua, Bộ tư pháp tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực hiện nhiệm vụ của mình, đặc biệt trong đó có hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần thêm những giải pháp nào để phát huy mạnh mẽ và thực chất hơn tác dụng của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật?
Sau hơn một tháng triển khai, đến thời điểm này, ngành y tế cấp hơn 20 triệu hộ chiếu vắc xin cho người dân, trong khi theo dự tính đến 1/6 tới, các đơn vị phải hoàn thành việc làm sạch dữ liệu hàng chục triệu mũi tiêm bị thiếu hoặc sai sót trên hệ thống.
Vì sao tiến độ cấp hộ chiếu vắc xin chậm hơn so với dự kiến? Việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng ảnh hưởng như thế nào đến việc cấp hộ chiếu văc xin cho người có nhu cầu tại các địa phương? Giải pháp nào để “gỡ khó” trong việc cấp hộ chiếu vắc xin trong thời gian tới? Ông Nguyễn Bá Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin y tế, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) bàn luận câu chuyện này.
Chương trình nghệ thuật “Hội tụ để tỏa sáng” tối qua tại Cung Điền
kinh trong nhà, thủ đô Hà Nội đã chính thức khép lại Sea Games 31 – một kỳ
đại hội thể thao khu vực thành công và để lại quá nhiều cảm xúc. “Tỏa
sáng” - đó cũng là chủ đề trong ca khúc chính của Sea Games năm nay –
“Let’s Shine” với ý nghĩa đề cao tinh thần thể thao, sự cố gắng không ngừng
nghỉ để đạt được thành tích cao nhất. Không quá khi nói rằng nước
chủ nhà Việt Nam đã thực sự tỏa sáng rực rỡ, không chỉ bởi bảng thành tích
vô cùng ấn tượng mà còn bởi công tác tổ chức chu đáo, được các đoàn thể
thao trong khu vực đánh giá cao.
Điều đáng chú ý là Sea Games 31 được tổ chức trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là sau hơn hai năm cả thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Quá trình chuẩn bị cho Sea Games
của Việt Nam vì thế cũng gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, một kỳ Sea Games
31 thành công có ý nghĩa biểu trưng rất lớn cho tinh thần đoàn kết, vươn lên,
phục hồi sau dịch bệnh của cả khu vực. Từ góc độ nước chủ nhà Việt Nam,
là sự kiện quốc tế quy mô lớn đầu tiên kể từ sau khi Việt Nam nới lỏng các
biện pháp kiểm soát dịch bệnh, mở cửa trở lại, Sea Games 31 với những ấn
tượng tốt đẹp để lại trong lòng bạn bè quốc tế đã góp phần lan tỏa hình ảnh
đẹp về văn hóa truyền thống, con người Việt Nam, là cơ hội để quảng bá
hình ảnh Việt Nam trong quá trình thu hút khách quốc tế trở lại, phục hồi du
lịch, phục hồi kinh tế.
Chúng ta sẽ cùng nhìn lại dấu ấn Việt Nam khi tổ chức thành công kỳ Sea Games 31, với sự tham gia của vị khách mời là bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), Phó Trưởng Tiểu ban Thông tin Truyền thông - Ban Tổ chức SEA Games 31.
Thời gian gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng mạnh. Hàng loạt công ty đã điều chỉnh tăng giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN), là lần tăng giá thứ 13 đến 14 kể từ hơn một năm nay. Theo công bố của Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, giá TĂCN chiếm tỷ lệ rất cao, từ 65 - 70% giá thành chăn nuôi. Trong khi, cả nước chỉ sản xuất được hơn 30% TĂCN, còn lại phụ thuộc nhập khẩu. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu các loại về Việt Nam trong năm 2021 đạt trên 4,93 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2020. Giá nguyên liệu trên thế giới lại liên tục tăng mạnh, đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi, người chăn nuôi. Hiện tượng treo chuồng, treo ao nuôi thuỷ sản đã xảy ra tại nhiều nơi.
Chi lót tay khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phải trả chi phí ngoài quy định để được chăm sóc tốt hơn tại các cơ sở y tế…. Đó là những hiện tượng điển hình cho tình trạng tham nhũng vặt, vốn đang diễn ra phức tạp và gây nhiều bức xúc trong dư luận. Trong buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tại huyện Hòa Vang, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng cũng cho rằng, tình trạng người dân khi nộp tiền sử dụng đất, làm giấy phép xây dựng, làm thủ tục hành chính gặp cán bộ tiêu cực, vòi vĩnh, phải cho vài trăm ngàn thì công việc mới thông suốt, thường xem là tham nhũng vặt. Nhưng với người lao động, buôn thúng bán bưng, công nhân, người cao tuổi lại là vấn đề lớn, nhất là khi liên quan tới đất đai, khoáng sản. Vậy làm thế nào để dẹp bỏ những hành vi tham nhũng vặt để người dân, doanh nghiệp không phải phiền lòng vì thói nhũng nhiễu, “vặt” mà không “vặt”. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Nguyễn Huy Hoàng, Thanh tra viên cao cấp, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra
Không chỉ nhận được các tin nhắn lừa đảo, đường link giả mạo,… người sử dụng còn bị làm phiền vì các cuộc gọi điện thoại mời chào các loại dịch vụ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới gia tăng tình trạng lộ thông tin cá nhân, trong đó gần đây xuất hiện tình trạng người sử dụng bị lộ thông tin, bị gây phiền nhiễu do taxi công nghệ. Vậy, làm thế nào có thể bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường mạng, để tránh bị lợi dụng, lừa đảo?
Tại phiên họp thứ 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào giữa tuần trước, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, trên thị trường cổ phiếu và chứng khoán phái sinh đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi; việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa bảo đảm. Bên cạnh đó, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng phản ánh ý kiến lo ngại việc xử lý các doanh nghiệp lớn vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây, dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư trên thị trường vốn, chứng khoán, từ đó dẫn đến hạn chế huy động vốn cho nền kinh tế. Rõ ràng: Bảo đảm kỷ cương và minh bạch để phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời ổn định tâm lý nhà đầu tư trong thời điểm này, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong dài hạn, là nhiệm vụ đặt ra cho cơ quan chức năng. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng cần xác định tâm thế như thế nào trong vòng xoáy thông tin hiện nay, phương thức nào vượt qua giông bão hiện tại? Những nội dung này sẽ được bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Tân Việt, và ông Trương Thanh Đức, chuyên gia chính sách tài chính, Giám đốc Công ty Luật ANVI.
Chất lượng đào tạo tiến sĩ và các đề tài khoa học tiếp tục là đề tài gây tranh cãi trong những ngày gần đây. “Lò sản xuất” với công nghệ “nhân bản” luận án tiến sĩ, rồi những đề tài nghiên cứu dễ dãi thời gian qua khiến dư luận cũng như giới khoa học “dậy sóng” trở lại cùng những trăn trở, hoài nghi về thực trạng đào tạo
tiến sĩ ở Việt Nam. Thậm chí, có những ý kiến bày tỏ sự e ngại về nguy cơ
xuất hiện một “cơn đại dịch” mang tên “tiến sĩ giấy”.
Tại sao lại có những đề tài tiến sĩ không xứng tầm, chất lượng nghiên cứu không đảm bảo? Những vấn đề nào đang tồn tại trong cách đào tạo tiến sĩ của chúng ta khiến cho ngày càng nhiều luận án “tào lao”, “vàng thau lẫn lộn” xuất hiện? Điều gì khiến cho học vị tiến sĩ trở thành tầm thường hóa trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam?TS Nguyễn Văn Cường, ĐH Postdam, CHLB Đức cùng bàn luận về câu chuyện này.
Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình - dần phục hồi tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê kinh tế bốn tháng đầu năm mới được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020, 2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương-chính sách hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, cần những chủ trương, chính sách tinh tế-nhanh nhạy hơn, không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 6,5% cả năm, mà còn khẳng định Việt Nam đang nỗ lực hết mình vì những mục tiêu chung - những cam kết mạnh mẽ ở tầm quốc tế.
Cuộc trao đổi giữa phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam góp phần sáng tỏ nội dung này, cùng nhiều thông điệp ý nghĩa khẳng định triển vọng kinh tế Việt Nam thời gian tới.
Sau hơn 2 năm chịu tác động từ đại dịch covid19, kinh tế đất nước đã và đang chuyển mình - dần phục hồi tăng trưởng tốt. Số liệu thống kê kinh tế bốn tháng đầu năm mới được Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thể hiện thực tế này - khi hầu hết các chỉ số đều vượt, thậm chí là vượt trội so với cùng kỳ 2020, 2021. Nhiều chuyên gia khẳng định, có kết quả này là nhờ nỗ lực từ mọi thành phần kinh tế, với những chủ trương-chính sách hợp lý, kịp thời. Tuy nhiên, bối cảnh mới, với những biến động khôn lường từ kinh tế quốc tế, cần những chủ trương, chính sách tinh tế-nhanh nhạy hơn, không chỉ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 6,5% cả năm, mà còn khẳng định Việt Nam đang nỗ lực hết mình vì những mục tiêu chung - những cam kết mạnh mẽ ở tầm quốc tế.
Bộ Công An và Công an các tỉnh thành phố đang triển khai cấp định danh điện tử cho công dân thông qua cấp thẻ căn cước công dân gắn chip. Một trong những mục tiêu của việc này là góp phần đảm bảo chính xác thông tin công dân trên môi trường điện tử, đồng thời tích hợp căn cước công dân với các loại giấy tờ như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, thẻ bảo hiểm y tế, thực hiện giao dịch tài chính...trên một hệ thống duy nhất.
Nhiều người dân đặt câu hỏi: vì sao đã có căn cước công dân gắn chip rồi, vẫn cần tài khoản định danh điện tử? Làm thế nào để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, bảo vệ tài sản công dân trên môi trường mạng khi tất cả thông tin quan trọng được tích hợp trên một hệ thống dữ liệu kết nối liên thông?Thượng tá Vũ Văn Tấn, giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an trao đổi về những vấn đề đang được dư luận đặc
biệt quan tâm.