logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quản lý lòng đường vỉa hè đô thị: sao mãi cứ loay hoay? (18/10/2022)

Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai, Hà Nội mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ sự bức xúc của người dân về tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, đỗ xe tràn lan, buôn bán kinh doanh, gây mất mĩ quan đô thị, cản trở giao thông ở thủ đô Hà Nội. Ông cho biết, nhà ông ở Định Công, thấy xe đỗ tràn cả ra đường, không còn cả lối đi; hay như khu đô thị Linh Đàm, từng là khu đô thị kiểu mẫu nhưng bây giờ vào khu đô thị kiểu mẫu thấy "lung tung cả ". Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội nhìn nhận, đây là tình trạng nhom nhem, đề nghị các cấp các ngành của thành phố chung tay giải quyết.

Giảm nghèo đa chiều ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức (17/10/2022)

Hôm nay, 17/10, là Ngày quốc tế xóa nghèo, cũng là ngày mở đầu cho tháng cao điểm hành động vì người nghèo ở nước ta. Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới khi đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo. Nước ta là một trong 30 quốc gia trên thế giới, là nước đầu tiên trong khu vực châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều trong đánh giá, xây dựng chính sách giảm nghèo bền vững.
Dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn đó nhiều thách thức trong giảm nghèo đa chiều và bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động và diễn biến của dịch bệnh COVID19 vẫn khó lường. Ông Trần Công Đoàn – Phó chánh văn phòng giảm nghèo quốc gia – Bộ Lao động thương binh và xã hội cùng bàn luận xung quanh chủ đề Giảm nghèo đa chiều ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức.

Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng không gian mạng để chiếm đoạt tài sản (15/10/2022)

Hiện nay tình trạng tội phạm lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet đang diễn ra phức tạp. Đáng lo ngại, các đối tượng liên tục có những thủ đoạn mới, vô cùng tinh vi để thực hiện hành vi lừa đảo, khiến người dân mất cảnh giác và dễ dàng “mắc bẫy”.
Mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram… phát triển là môi trường thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong đó, phổ biến là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử; gian lận, trộm cắp trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán điện tử; trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng nhằm chiếm đoạt tài sản… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia tội phạm học

Lãnh đạo địa phương không tham dự phiên tòa hành chính, làm gì để khắc phục? (14/10/2022)

Theo báo cáo mới đây của Ủy ban Tư pháp Quốc hội về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong giải quyết các vụ án hành chính tại nhiều địa phương cho thấy, chủ tịch UBND và UBND các cấp chưa chấp hành nghiêm túc quy định trong việc giải quyết các vụ án hành chính, trong đó đáng chú ý là việc không tham dự các phiên tòa hành chính. Do vậy, nhiều vụ án hành chính bị kéo dài, gây tâm lý bức xúc cho người dân vì không được đối thoại, tranh tụng để làm rõ những vấn đề mà trong quá trình khiếu nại đến các cấp hành chính có thẩm quyền, người dân chưa được giải thích rõ hoặc tuy đã được giải thích nhưng vẫn còn khúc mắc, chưa thông suốt... Vậy cần làm gì để chấn chỉnh tình trạng này?

Việt Nam đóng góp đáng ghi nhận cho cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người (12/10/2022)

Việt Nam đón nhận tin vui khi lần thứ 2 trúng cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, trong bối cảnh cạnh tranh rất quyết liệt tại cuộc bỏ phiếu lần này. Sự kiệ này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đánh giá cao các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng… Sự kiện này cũng là một dấu mốc quan trọng cho thấy Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và không ngừng có những đóng góp đáng ghi nhận vì sự tiến bộ trên toàn cầu.
Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cùng bàn luận về những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, cũng như các đóng góp mà Việt Nam có thể mang lại cho cộng đồng quốc tế với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ - Liều vắc-xin hữu hiệu của tăng trưởng và ổn định xã hội (11/10/2022)

Đợt dịch covid-19 lần thứ 4 xuất hiện (từ tháng 4/2021) - với biến chủng mới (Delta) nguy hiểm và lây lan nhanh, trong bối cảnh dịch bệnh chưa có tiền lệ, tỷ lệ tiêm chủng hạn chế, tiếp cận vắc xin khó khăn, để phòng chống dịch, các biện pháp hành chính đã được đưa ra. Nhiều tỉnh, thành, địa phương mỗi nơi một cách chống dịch, thậm chí xuất hiện thêm nhiều "giấy phép con" gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Lần đầu tiên sau nhiều năm mở cửa, nền kinh tế đã ghi nhận tăng trưởng âm, với GDP quý 3/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, cũng là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP theo quý.
Từ thực tiễn tình hình đó, Đảng đã có chủ trưởng chỉ đạo quyết liệt tạo bước chuyển mới, Quốc hội ban hành Nghị quyết 30 mở đường cho Chính phủ thực hiện một số giải pháp cấp bách nhằm đưa nước ta trở lại trạng thái”bình thường mới”. Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 - Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Hôm nay là tròn 1 năm Nghị quyết đi vào cuộc sống.
“Liều vắc-xin hữu hiệu của tăng trưởng và ổn định xã hội” là chủ đề của câu chuyện thời sự nhìn lại 1 năm thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ. Cùng tham gia bàn luận với chương trình là ĐBQH. TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân (10/10/2022)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là một trong ba trụ cột phát triển nhanh, bền vững; đồng thời là một trong những khâu đột phá lớn, góp phần “tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh". Nhìn nhận cụ thể, Việt Nam đang ở đâu trong hành trình này? Đâu là những thuận lợi cần thúc đẩy, khó khăn-rào cản nào cần vượt qua để chuyển đổi số đạt kỳ vọng về các mục tiêu phát triển, giúp “giải quyết các vấn đề của xã hội - vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”? Ông Nguyễn Phú Tiến – Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng bàn luận về câu chuyện này.

Một tháng sau khai giảng, giáo viên thiếu cả về số lượng và chất lượng: Từng bước gỡ khó (7/10/2022)

Giáo viên phải “chạy show” liên trường, liên cấp hoặc dạy những môn chưa từng được đào tạo chuyên môn; thiếu giáo viên nhiều hiệu trưởng, hiệu phó phải đứng lớp thường xuyên; một môn nhưng có đến 3 giáo viên cùng dạy; môn tích hợp đã thực hiện được 2 năm nhưng đến nay chưa có giáo viên được đào tạo chính quy giảng dạy tích hợp… đó là những nghịch lý đã và đang xảy ra đối với ngành giáo dục sau 1 tháng khai giảng năm học mới.
Dù đã trải qua năm thứ 2 nhưng trong báo cáo tổng kết năm học 2021 - 2022 mới đây, Bộ GD&ĐT thừa nhận tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đáng chú ý là  thiếu giáo viên tiếng Anh , tin học ở cấp tiểu học và thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật bậc THPT. Trong khi đó, ở các môn tích hợp, thực tế hiện nay giáo viên không được đào tạo chính quy để giảng dạy mà đều từ các môn riêng lẻ qua bồi dưỡng để dạy. Trong khi đó, chưa có sinh viên tốt nghiệp ở các trường đào tạo giáo viên chính quy các môn mới của chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Vậy giải pháp nào để tháo gỡ những vướng mắc này? PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận nội dung này.

Công tác tổ chức, cán bộ: Những khiếm khuyết cần được lấp đầy (06/10/2022)

Công tác tổ chức, cán bộ có vai trò quyết định đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Chất lượng đội ngũ cán bộ là nhân tố chủ yếu quyết định chất lượng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thực tế cho thấy, ở đâu công tác cán bộ được tiến hành nghiêm túc, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, ở đó cán bộ hăng hái phấn đấu. Ngược lại, ở đâu công tác tổ chức, cán bộ thực hiện không đúng nguyên tắc, quy trình, thiếu dân chủ, lãnh đạo độc đoán, có tiêu cực thì các cán bộ tốt sẽ không muốn phấn đấu vươn lên, thậm chí không yên tâm công tác. Trong phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã chỉ rõ: Công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên có mặt còn hạn chế; chưa thật sự bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng, trọng dụng nhân tài; chưa kiểm soát tốt được quyền lực trong công tác cán bộ; một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn thiếu gương mẫu, ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Vậy cần khắc phục những vấn đề đang đặt ra trong công tác tổ chức, cán bộ như thế nào? Cần làm gì để có đội ngũ cán bộ đủ tâm, đủ tầm và đủ tài, “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách”.

Tăng tốc về đích: Những nhiệm vụ đặt ra quý cuối năm (04/10/2022)

Từ kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 ước tính đạt 13,67% so với cùng kỳ, đưa tăng trưởng GDP 9 tháng năm nay đạt 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong vòng 12 năm trở lại đây. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP của năm nay. Theo đó, ở phương án thấp, tăng trưởng GDP sẽ đạt 7,5% và phương án cao tăng trưởng GDP cả năm dự kiến sẽ đạt khoảng 8%. Trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng cùng với tăng trưởng cao, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát ở trong tầm kiểm soát và các cân đối lớn được đảm bảo… Đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Song, với một nền kinh tế có độ mở lớn (tới hơn 200% GDP) như Việt Nam, vẫn còn rất nhiều rủi ro tiềm ẩn - tác động từ bên ngoài cũng như từ chính nội tại của nền kinh tế, tạo áp lực rất lớn lên tăng trưởng cũng như kiểm soát lạm phát trong thời gian tới, đòi hỏi tiếp tục có những giải pháp điều hành linh hoạt, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước (3/10/2022)

Sáng nay tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 chính thức khai mạc. Một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo tạo Hội nghị là Đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 10) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”.
Việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới là nội dung rất quan trọng trong 10 nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đã đề ra, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo đảm đổi mới chính trị đồng bộ, phù hợp với đổi mới kinh tế, phù hợp với tiến trình xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo và trong điều kiện bản thân Đảng và hệ thống chính trị đang tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động, khắc phục tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Vậy đâu là những kết quả nổi bật đạt được sau 15 năm tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hệ thống chính trị? Thực tiễn hiện nay đặt ra những yêu cầu mới nào? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quốc Lý, Nguyên Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Nhìn nhận khả năng phục hồi và chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu bất định (30/9/2022)

GDP 9 tháng tăng 8,83% - là mức tăng cao nhất cùng kỳ giai đoạn 10 năm qua. Kinh tế trong nước khởi sắc ở hầu hết các lĩnh vực dù bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn vì xung đột Nga - U-crai-na kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, với xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa và thời tiết diễn biến bất thường ở nhiều quốc gia”. Thông tin này vừa được đại diện Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định trong cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội Quý 3 và 9 tháng năm 2022, tổ chức ngày hôm qua. Kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh hơn dự kiến. Con số thống kê là minh chứng thực tiễn cho những nhận định của nhiều chuyên gia, nhà phân tích kinh tế qua các Diễn đàn, hội thảo được tổ chức gần đây. Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhìn nhận khả năng phục hồi và chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu bất định, với sự tham gia của khách mời là chuyên gia kinh tế- TS Nguyễn Minh Phong.

Việt Nam có gỡ được thẻ vàng thuỷ sản khi EC kiểm tra? (29/9/2022)

Tại cuộc họp lần thứ 6 của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, cuối tháng 10/2022, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra tình hình thực hiện các khuyến nghị về chống khai thác IUU, cũng như đầu tư hạ tầng, tình hình nuôi trồng thủy sản. Đây là cơ hội để Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU cũng như khẳng định những cam kết của nước ta trong việc phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế. Việt Nam bị EC cảnh báo "thẻ vàng" từ ngày 23/10/2017. Sau gần 5 năm, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cùng các bộ, ban, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm gỡ cảnh báo này. EC cũng đánh giá cao và ghi nhận sự cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai các giải pháp. EC khẳng định Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, hiện nước ta vẫn gặp nhiều thách thức trong việc gỡ thẻ vàng của EC đối với thủy sản khai thác. Vậy đâu là nguyên nhân? Những khó khăn, thách thức còn tồn tại là gì? Liệu Việt Nam có gỡ được thẻ vàng khi mà chỉ còn 1 tháng nữa là đoàn công tác của EC sẽ tới Việt Nam kiểm tra tình hình thực hiện khai thác IUU.

Cơ hội nào từ tuyến cao tốc kết nối vùng dài nhất cả nước? (26/9/2022)

Ngày 1/9 vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái dài 80km. Đây được coi là “mảnh ghép cuối cùng” để Quảng Ninh hoàn thành tuyến cao tốc xuyên tỉnh dài 176 km, trở thành địa phương có số km đường cao tốc lớn nhất, chiếm gần 17% trong 1.046km cao tốc toàn quốc tính đến hiện tại. Nhưng không chỉ có vậy, cao tốc này cũng giúp hoàn chỉnh tuyến cao tốc gần 600km, kéo dài từ cửa khẩu Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long tới cửa khẩu quốc tế Móng Cái – là chuỗi cao tốc kết nối vùng dài nhất Việt Nam hiện nay.
Với việc kết nối 3 cửa khẩu quốc tế quan trọng nhất khu vực miền Bắc là Lào Cai, Hữu Nghị và Móng Cái; 3 sân bay quốc tế là Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn; hệ thống cảng biển và logistics, các cực tăng trưởng kinh tế của phía Bắc và các đô thị lớn, các khu kinh tế ven biển… hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại này sẽ mở ra không gian phát triển gì cho Quảng Ninh và nhiều địa phương dọc tuyến ? Đâu là cơ hội dành cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp? Những cơ hội này nên được tận dụng như thế nào?

Giải pháp nào để hạn chế xu hướng công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc (23/9/2022)

Làn sóng công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển từ khu vực công sang khu vực tư đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Tính từ thời điểm xuất hiện dịch Covid 19 đến nay, đã có hàng nghìn công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc. Thậm chí, trong số này có cả những cán bộ cấp Vụ Trưởng, Vụ Phó và Trưởng phòng. Công chức, viên chức xin thôi việc, nghỉ việc không phải là câu chuyện mới, nhưng thực tế lại khiến dư luận hết sức quan tâm, bởi hiện tượng "rời công, sang tư" đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân của thực tế này là gì và làm sao để có thể để giữ chân được đội ngũ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước? Cùng bàn luận câu chuyện này với khách mời là ông Nguyễn Tiến Dĩnh- nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: