logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sửa thuế thu nhập cá nhân: đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống (17/7/2023)

Mức thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên phải đóng thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người được cho là quá lạc hậu và được người dân phản ánh từ lâu. Sau khi mức lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ tháng 7, người dân càng lo lắng hơn về khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Trong Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 ban hành mới đây, Quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, cân nhắc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với thực tiễn. Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cùng bàn luận câu chuyện này.

Cần có giải pháp mạnh và hiệu quả hơn để ngăn chặn từ sớm, từ xa các văn hóa phẩm có đường lưỡi bò và hình ảnh vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (14/7/2023)

Thời gian gần đây, một số bộ phim nước ngoài được công chiếu tại nước ta có hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” (là đường chín đoạn do Trung Quốc vạch ra, đòi chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ diện tích Biển Ðông), gây bất bình trong dư luận. Cục Điện ảnh đã vào cuộc yêu cầu ngừng công chiếu bộ phim “Barbie” của Mỹ và bộ phim Hướng gió mà đi có hình ảnh bản đồ phi pháp này. Hoan nghênh động thái kiên quyết của cơ quan quản lý Nhà nước, song nhiều ý kiến cũng cho rằng: Cần có giải pháp mạnh và hiệu quả hơn để ngăn chặn từ sớm, từ xa các văn hóa phẩm có đường lưỡi bò và hình ảnh vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Cần kiểm soát hoạt động bán bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng thương mại (11/7/2023)

Dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nhưng theo Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ qua kênh đại lý cá nhân, kênh đại lý tổ chức - bán qua ngân hàng... ước đạt 81.400 tỉ đồng, chỉ giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi theo kết luận thanh tra 4 công ty bảo hiểm nhân thọ, vừa được Bộ Tài chính công bố, tỉ lệ hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng bị hủy chỉ sau một năm rất cao, thấp nhất là 32,4% và cao nhất lên tới 73%. Dù chỉ mới thực hiện thanh tra ở 4 doanh nghiệp bảo hiểm gồm Prudential, MB Ageas, Sun Life, BIDV Metlife..., kết quả thanh tra của Bộ Tài chính cho thấy việc bán sản phẩm qua các ngân hàng đều có sai phạm, trong khi khách hàng bỏ hợp đồng sau khi mua lên cao. Điều này đồng nghĩa với hàng ngàn tỉ đồng của người dân bị mất trắng. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể kiểm soát hoạt động bán bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với các ngân hàng thương mại?

Vượt khó khăn, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh (10/7/2023)

Năm 2023, ngành Nông nghiệp được nhận định sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt về xuất khẩu. Tuy nhiên, nhờ chủ động tháo gỡ vướng mắc, vượt qua khó khăn để gia tăng xuất khẩu nên 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,59 tỷ USD. Phân tích cụ thể vào từng ngành hàng thấy nổi lên rất nhiều điểm sáng, giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD như: Rau quả, cao su, gạo, hạt điều, tôm, sản phẩm gỗ… Trong đó, rau quả là một trong những mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh, đóng góp vào thành công chung của xuất khẩu thời gian qua. Cụ thể, kim ngạch  xuất khẩu riêng mặt hàng rau quả tính trong 6 tháng năm nay lên 2,75 tỷ USD, tăng 55,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Và hiện nay, rau quả đang là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất trong lĩnh vực nông sản. Ông Lê Thanh Hoà – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.

Sửa luật thuế thu nhập cá nhân: đòi hỏi cấp bách từ cuộc sống (6/7/2023)

Mức thu nhập từ 11 triệu đồng trở lên phải đóng thuế thu nhập cá nhân và giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người được cho là quá lạc hậu và được người dân phản ánh từ lâu. Sau khi mức lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ tháng 7, người dân càng lo lắng hơn về khoản thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cùng bàn luận về câu chuyện này.

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh – Nhìn từ số liệu thống kê 6 tháng đầu năm. (5/7/2023)

Nền kinh tế đã đi qua nửa chặng đường của năm 2023, thu được một số kết quả đáng ghi nhận về kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn.
Nửa đầu năm, cả nước có 113.600 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, 100.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Số doanh nghiệp rút lui và số doanh nghiệp thành lập mới gần bằng nhau phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh đang khó khăn, cần được hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển.

Ngập lụt, sạt lở ở Đà Lạt và câu chuyện tầm nhìn quy hoạch đô thị (04/7/2023)

Sạt lở kinh hoàng vùi lấp nhiều người, khiến 2 người tử vong; ngập úng nghiêm trọng mỗi khi xuất hiện mưa to. Đó là những gì đã và đang diễn ra tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Khó ai có thể hình dung được thành phố cao nguyên Đà Lạt lại bị ngập lụt, nhưng điều đó đã xảy ra. Đã có nhiều câu hỏi đặt ra: Đà Lạt là thành phố cao nguyên, sườn núi, đồi dốc, lẽ ra rất dễ thoát nước, nhưng tại sao lại ngập? Liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở gây thiệt hại về người tài sản cho thấy vấn đề gì trong công tác giám sát xây dựng và tầm nhìn quy hoạch. Trách nhiệm của cơ quan chức năng ra sao khi tình trạng ngập lụt, sạt lở gây thiệt hại về người và tài sản.

Tăng lương cơ sở: Làm sao để không dẫn đến hiệu ứng tăng giá? (03/7/2023)

Sau 3 năm trì hoãn vì Covid-19, từ ngày 1/7 năm nay, mức lương cơ sở đã chính thức tăng thêm 20,8%, từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Với mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, lần tăng lương cơ sở lần này được kỳ vọng sẽ cải thiện thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vốn bị đánh giá là thấp hơn mức sống trung bình, giúp đội ngũ này có thể trang trải cuộc sống bằng thu nhập chính thức để toàn tâm toàn ý với công việc, tránh phát sinh tiêu cực như nhũng nhiễu, tham ô. Nhưng bên cạnh tâm lý phấn khởi, nhiều người cũng lo ngại giá cả tăng theo tăng lương, thậm chí còn tăng trước “đón đầu”. Bởi vậy, bài toán đặt ra là làm cách nào giám sát chặt chẽ, tránh hiệu ứng tăng lương dẫn đến tăng giá, để đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thực sự được cải thiện chứ không chỉ là những con số.

Từ chỉ số thống kê tình hình doanh nghiệp - Cách nào xốc lại tinh thần kinh doanh? (30/6/2023)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm của nước ta tăng 3,72%, thấp nhất so với cùng kỳ 12 năm trở lại đây và chỉ chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020, thời kỳ cao điểm của dịch Covid-19. Theo thông tin Tổng cục Thống kê công bố ngày hôm qua, 6 tháng đầu năm, cả nước có 75,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần 37,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, Bình quân mỗi tháng có 16,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Sáu tháng qua, khó khăn tiếp tục bủa vây doanh nghiệp do những tác động nhiều chiều, từ rủi ro thị trường, tới rủi ro chính sách. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa XV.

Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Kỷ lục giải phóng mặt bằng và bài học tạo sự đồng thuận trong phát triển hạ tầng GT (29/6/2023)

Sau nhiều nỗ lực trong công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là giải phóng mặt bằng, đền bù hỗ trợ tái định cư cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng, Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội đã chính thức được khởi công. Giải phóng mặt bằng, nhất là ở các thành phố lớn, luôn là khâu khó khăn nhất. Thế nhưng, chỉ 1 năm kể từ khi Quốc hội có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án Đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô Hà Nội – đến nay công trình trọng điểm quốc gia này đã hoàn thành trên 80% khối lượng giải phóng mặt bằng. Riêng thành phố Hà Nội đạt 84%, vượt tiến độ đề ra, đảm bảo điều kiện khởi công dự án. Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội đã lập kỷ lục về giải phóng mặt bằng nhanh. Bằng cách nào Hà Nội giải được bài toán khó này? Bài học nào cho các địa phương từ việc triển khai Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội? Đại biểu Quốc hội khóa 15 Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH cùng bàn luận câu chuyện này.

Nghị quyết mới của Quốc hội về cơ chế đặc thù cho tp HCM: Đòn bẩy cho thành phố sáng tạo và đột phá (28/6/2023)

Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV vừa qua, với 481 trong tổng số 484 đại biểu (97,37% tổng số đại biểu tham gia) tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Nghị quyết có 12 điều và có hiệu lực thi hành ngay từ ngày 1-8 tới đây. Những điểm mới nào đáng chú ý trong Nghị quyết mới? Cơ chế đặc thù mang tính vượt trội nào giúp tp HCM tăng tốc trong thời gian tới? Và thành phố chuẩn bị những gì để thực thi Nghị quyết hiệu quả?

Phát triển điện mặt trời mái nhà: Làm sao để khai thác hiệu quả tiềm năng? (27/6/2023)

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Thời gian qua, điện mặt trời mái nhà đã phát huy khá hiệu quả ở khu vực miền Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh nguồn cung ứng điện ở miền Bắc thiếu hụt trong những ngày nắng nóng gay gắt vừa qua, việc khai thác điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc cũng đã được đặt ra. Phát triển điện mặt trời mái nhà: Làm sao để khai thác hiệu quả tiềm năng? Chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các Hội khoa học & kỹ thuật Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Giải pháp nào giải quyết tình trạng tuyển sinh vượt chỉ tiêu? (26/6/2023)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo tước quyền tự chủ tuyển sinh trong 5 năm đối với một số trường đại học do vi phạm về tuyển sinh. Nguyên nhân là do các trường này từng tuyển vượt số lượng chỉ tiêu tuyển sinh công bố hàng năm. Bên cạnh việc tước quyền tự xác định chỉ tiêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cho trường theo quy định.
Điều đáng nói đây không phải là năm đầu tiên xảy ra tình trạng nhiều trường vi phạm, tuyển vượt chỉ tiêu. Cuối năm 2022, Thanh tra Bộ GD-ĐT có quyết định xử phạt hành chính 78 trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu của mùa tuyển sinh 2021. Phải chăng mức xử phạt tuyển vượt chỉ tiêu như hiện nay là quá nhẹ nên không có nhiều tác dụng răn đe. Thậm chí có trường sẵn sàng tuyển vượt và cũng sẵn sàng chịu phạt. Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng này để siết lại kỷ cương trong tuyển sinh khi mùa tuyển sinh 2023 đang tới gần? TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - Nguời có nhiều năm nghiên cứu giáo dục đại học cùng bàn luận câu chuyện này.

Giải pháp nào ngăn chặn tình trạng lọt lộ thông tin? (23/6/2023)

Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến câu chuyện Công an Đà Nẵng triệt phá đường dây mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng quy mô lớn nhất cả nước, vụ việc có sự tiếp tay của hàng chục nhân viên ngân hàng. Xin được nhấn mạnh: đây là vụ án đầu tiên trên cả nước về phát hiện đường dây tra soát, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng số lượng lớn.Việc thông tin cá nhân được đăng bán, hoặc chia sẻ công khai trên các diễn đàn trực tuyến đang khiến nhiều người hết sức lo ngại, đặc biệt khi có sự tiếp tay của các nhân viên ngân hàng. Vì sao, tình trạng lộ lọt thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến trên không gian mạng? Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cùng bàn luận với chúng tôi về vấn đề này.

Nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu- Những khuyến nghị chính sách (22/6/2023)

Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng của chính sách thuế này được đánh giá là có cả thuận lợi và khó khăn đan xen, đòi hỏi có cả bước đi ngắn hạn và dài hạn để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức. Trong đó, nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và những giải pháp ứng đối chủ động, đang là vấn đề được thảo luận trên nhiều diễn đàn, hội thảo. Vậy tính khả thi của việc nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu ra sao, và cách làm như thế nào?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: