Thời gian gần đây, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã mang lại những lợi ích kép, tận dụng được lợi thế cảnh quan tự nhiên, văn hoá truyền thống, sản phẩm đặc trưng vùng miền, những điểm du lịch ở nông thôn đã trở thành điểm tìm về hấp dẫn của nhiều du khách, đồng thời mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, làng quê cũng bừng dậy, khởi sắc hơn. Tiếp tục nhấn mạnh về phát triển du lịch nông thôn, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nhấn mạnh đến nội dung: triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng thí điểm và phát triển mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo – Di sản gắn kết”. Vậy mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo- Di sản gắn kết” được Nghị quyết của Chính phủ nhắc đến là gì và sẽ được phát triển ra sao trong thời gian tới?
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31 phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023, trong đó, đặc biệt, Chính phủ yêu cầu
cần giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân,
doanh nghiệp, bảo đảm lãi suất hợp lý, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu kiểm soát
lạm phát. Ngày 06/03, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy
động tiền đồng từ 0,2 - 0,6%/năm ở các kỳ hạn, trong khi thị trường chờ đợi ngân
hàng giảm lãi vay xuống nhanh hơn. Đây là “đợt” giảm lãi suất huy động lần 2 của các ngân hàng. Vậy việc các
ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động sẽ tác động thế nào tới thị trường vốn
và khả năng tiếp cận vốn của doanh nghệp. Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong cùng bàn luận câu chuyện này.
Đầu năm 1948, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại Tuyên Quang. Hội nghị đã phát động phong trào thi đua: “Rèn cán bộ, lập chiến công” trong toàn lực lượng Công an nhân dân (CAND). Sau khi dự Hội nghị, ông Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an Khu XII đã viết thư kính gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh có nguyện vọng xin ý kiến chỉ đạo của Bác về nhiệm vụ, biện pháp công tác, nội dung giáo dục đạo đức, tác phong cho cán bộ, chiến sỹ Công an; tôn chỉ, mục đích và những việc phải làm của báo chí Công an. Đáp ứng nguyện vọng đó, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có thư gửi Giám đốc Sở Công an Khu XII, trong thư Bác dạy: “…Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc. Đặc biệt, trên tờ báo phải luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức. Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo". 75 năm qua, Sáu điều dạy của Bác về “Tư cách người công an cách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị và luôn có tính thời sự sâu sắc. Phát huy vai trò "nòng cốt" trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, toàn lực lượng CAND đã và đang tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Sau khi hàng loạt bệnh viện lên tiếng việc thiếu trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, thậm chí có nơi dừng mổ phiên và ưu tiên mổ cấp cứu, chỉ trong 2 ngày mùng 3- 4/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành 2 văn bản là Nghị định 07 và Nghị quyết 30 nhằm tháo gỡ những nút thắt cho ngành y tế. Với nhiều điểm mới, 2 văn bản này giúp công tác mua sắm, đấu thầu và thanh toán Bảo hiểm y tế đối với trang thiết bị, vật tư y tế thông thoáng hơn, đồng thời tạo đà để các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với mục tiêu tất cả vì người bệnh.
- Có thể khẳng định rằng, Nghị định 07 và Nghị quyết số 30 của Chính phủ được ban hành kịp thời với nhiều điểm mới quan trọng đã đem lại niềm vui cho người bệnh và các bệnh viện, kỳ vọng những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men sẽ sớm được tháo gỡ. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu hỏi đặt ra trong việc thực thi, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý để các bệnh viện chủ động mua sắm trang thiết bị y tế và thuốc để đảm bảo công tác khám chữa bệnh được liên tục.Bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu quốc hội khóa XV cùng tham gia bàn luận chủ đề này.
Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Tiếp nối truyền thống đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Những đóng góp của phụ nữ không chỉ tạo ra một xã hội tiến bộ, văn minh mà còn phát triển chính bản thân người phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Điều đó được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa vai trò và vị thế xã hội của phụ nữ. Vì vậy, để tạo ra sự cân bằng giữa vị trí và vai trò của phụ nữ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giới và vấn đề bình đẳng giới.
Hàng trăm nghìn lao động đang bị “treo” quyền lợi do các doanh nghiệp chây ỳ đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng. Thực trạng doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội nhức nhối nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa có “thuốc đặc trị”. Đáng lo ngại hơn, hiện có khoảng 3.200 tỉ đồng chậm đóng bảo hiểm xã hội của gần 30.000 đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc có chủ là người nước ngoài bỏ trốn. Khoản tiền này rất khó thu hồi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của hơn 200.000 người lao động. Giải pháp nào để giải quyết quyền lợi cho hàng trăm nghìn lao động này? Và đâu là biện pháp ngăn chặn từ sớm, từ xa tình trạng doanh nghiệp chây ỳ nợ đóng bảo hiểm xã hội?
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật ngày 23/2 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa nêu rõ, Việt Nam đang phát triển, nền kinh tế chuyển đổi, thực tế biến động nhanh, nhiều vấn đề phát sinh mà các quy định không theo kịp. Quá trình xây dựng thể chế trước đó chưa lường hết những yếu tố mới nên còn vướng mắc về cơ chế. Vì vậy, cùng với mạnh dạn thí điểm các vấn đề vượt quy định thì những vấn đề đã chín, rõ, được thực tiễn chứng minh đúng, có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện.
Để việc mạnh dạn thí điểm các vấn đề vượt quy định như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thì cốt yếu vẫn trông chờ vào đội ngũ cán bộ, công chức phải thật sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13 cùng bàn luận câu chuyện này.
Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2023. Hầu hết các ngành đều tăng trưởng, trong đó nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với nhiều điểm sáng. Mặc dù vậy, nhiều chỉ số vĩ mô qua 2 tháng đầu năm đã bộc lộ rõ những thách thức, khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi phải có những chính sách kịp thời để đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cùng bàn luận nội dung này.
Thực tế những năm qua, việc thực thi quy hoạch đô thị bộc lộ bất cập, khi tình trạng “quy hoạch treo” tại nhiều địa phương gây ra những hệ lụy, thiệt hại, khó khăn cho người dân; hoặc điều chỉnh quy hoạch cục bộ tùy tiện, phá vỡ quy hoạch chung. Tại hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được tổ chức mới đây ở Hà Nội, nhiều ý kiến tập trung vào chương 5 về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của dự thảo luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến nguyên tắc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, làm sao để đồng bộ các quy định pháp luật về quy hoạch, khắc phục tình trạng tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch. TS KTS Trương Văn Quảng, Phó Tổng Thư ký Hội quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam sẽ cùng bàn luận về chủ đề này.
Từ ngày 25 đến 28-2-1943, tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp để quyết định những vấn đề liên quan đến sự nghiệp kháng chiến, giải phóng dân tộc. Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua. Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời được xem như là cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng. Chỉ có 1500 chữ ngắn gọn, xúc tích, đề cương về văn hóa Việt Nam đưa ra đường lối khai mở nền văn hóa độc lập- tiến bộ, đập tan đường lối văn hóa nô dịch. Sau 80 năm, có những nội dung và khái niệm đã thay đổi nhưng giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Thời chiến tranh, văn hóa thành vũ khí đấu tranh giành độc lập thì nay văn hóa trở thành nguồn lực, tài sản, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của đất nước. Phát huy vai trò sức mạnh của văn hóa không chỉ là trách nhiệm của quá khứ mà còn là trách nhiệm với tương lai, bởi “văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Trong 68 năm qua, Ngành Y tế đất nước ta đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Mạng lưới y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm; trình độ khoa học của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nghiên cứu về sức khỏe… đều có bước phát triển vững mạnh. Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, lực lượng y tế đã được ví như những người lính cảm tử nơi tuyến đầu, không quản ngại vất vả, khó khăn, nguy hiểm, hy sinh để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.Sau đại dịch, ngành y tế nói chung và đội ngũ thầy thuốc nói riêng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực thay đổi và “niềm tin” đối với nghề nhằm hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình. Mời quý vị nghe Phần 1 Chương trình đặc biệt với chủ đề: “Niềm tin vững bước”, nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).
Công an TP Hà Nội vừa có chỉ đạo triển khai biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan các cơ sở kinh doanh karaoke trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn. Trước đó, nhiều đơn vị kinh doanh loại hình này ở Quảng Ninh, TPHCM và nhiều tỉnh thành khác cũng đã kiến nghị tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc thực hiện các quy định PCCC. Quy định chặt chẽ nhằm ngăn ngừa hỏa hoạn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng việc này cũng khiến nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó, đứng trước nguy cơ phá sản. Làm sao để hài hòa được vấn đề này, vừa đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân nhưng cũng không quá siết chặt làm khó doanh nghiệp?
Ngày 24/02/2023 là tròn một năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cho đến thời điểm này, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa ngừng tăng nhiệt và trở thành chủ đề bao trùm trong hầu hết các diễn đàn, cũng như đời sống chính trị quốc tế. Một năm
qua, xung đột Nga- Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng không chỉ với các bên trực tiếp đối đầu, mà còn làm xáo trộn trật tự thế giới, dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao cùng bàn luận câu chuyện này.
Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 10 người thiệt mạng tại huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam chưa kịp lắng xuống thì cũng tại địa phương này hôm qua 21/02 lại xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nữa làm 3 người tử vong, 17 người bị thương. Trên phạm vi cả nước, diễn biến trật tự an toàn giao thông cũng bắt đầu nóng lên khi liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn, hầu hết là do người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm luật, dẫn tới các tai nạn thảm khốc.
“Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” là chủ đề của Năm an toàn giao thông quốc gia 2023. Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời tham gia chương trình là ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.