logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Để Tết cổ truyền trở thành nguồn năng lượng cho phát triển

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của người Việt Nam. Trải qua thời gian, ngày nay, trong nhịp sống hối hả, trong tâm thức của nhiều người Việt, Tết vẫn là dịp gia đình đoàn tụ cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau thăm hỏi người thân, cùng nhau đi lễ, chúc tết đầu năm… cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Nhiều phong tục ngày Tết vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác như cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, dọn dẹp nhà cửa, bày mâm ngũ quả, đón giao thừa, xông đất, hái lộc, đi lễ đầu năm, lì xì… làm cho Tết của người Việt có những nét rất riêng. Tuy nhiên, từ thực tế “đón Tết” những năm qua, khi những phong tục đẹp không còn giữ được ý nghĩa ban đầu, hoặc không còn được duy trì ở nhiều gia đình, thì đã có những tranh luận, liệu thời “4.0”, Tết có mất dần ý nghĩa, sự thiêng liêng? Làm sao để gìn giữ, phát huy những nét đẹp của Tết cổ truyền, để Tết trở thành nguồn năng lượng cho mỗi người, mỗi nhà, góp phần tạo thành sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của quốc gia? TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội sẽ cùng bàn luận về nội dung này.

Canh giữ mùa Xuân từ hướng biển (19/1/2023)

Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 đang cận kề nhưng nhiều con tàu của lực lượng Cảnh sát biển vẫn ra khơi trực chốt ngoài biển khơi và những điểm đảo thực hiện nhiệm vụ.
Khác với mọi năm, bên cạnh đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động kinh tế trên biển, trực Tết năm nay với lực lượng Cảnh sát biển còn có nhiệm vụ quan trọng đó là cùng ngành thuỷ sản thực hiện cao điểm 180 ngày tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo an toàn cho ngư dân vươn khơi bám biển xuyên Tết và nhiều hoạt động khác, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo của Tổ quốc góp phần bảo vệ sự bình yên cho nhân dân vui Tết đón Xuân. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Đại tá Lương Đình Hưng, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ pháp luật, BTL Cảnh sát biển Việt Nam

Dịch vụ công trực tuyến hướng đến phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp (18/1/2023)

Thời gian qua, việc ứng dụng Dịch vụ công trực tuyến là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và triển khai Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Hiện, đã có 4.290 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (chiếm 66% số lượng thủ tục hành chính).
Tuy nhiên số lượng dịch vụ công trực tuyến được sử dụng còn thấp ( chỉ khoảng 25,6%). Có thể nói, đưa thành công các dịch vụ công lên môi trường trực tuyến mới chỉ là tạo thêm một kênh để giải quyết các thủ tục hành chính. Điều quan trọng, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp để người dân khai thác và sử dụng kênh giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, từ đó mới phát huy hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Bà Phạm Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ và ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.

Tuyên chiến với gian lận trên môi trường thương mại điện tử: Nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp cấp bách trong năm 2023 (17/1/2023)

Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16 tỷ 400 triệu đô la Mỹ, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được một số tổ chức ghi nhận nằm trong top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng buôn bán hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử cũng diễn ra phức tạp. Tăng cường xử lý vi phạm hàng giả, gian lận thương mại và chống thất thu thuế trên môi trường thương mại điện tử - được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023.

Bước tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (16/1/2023)

Vừa qua, chủ trì phiên họp thứ 23 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, qua 10 năm, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhận thức ngày càng sâu, quyết tâm ngày càng cao hơn, cách làm ngày càng bài bản, lớp lang hơn, số lượng vụ án đưa ra xử lý ngày càng nhiều trên hầu hết các lĩnh vực, ở cả các địa phương. Năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn. Nhất là gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm, miễn nhiệm, từ chức theo quy định của Đảng, Nhà nước, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2022. Có thể thấy, bước tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thể hiện ở cách làm ngày càng bài bản, lớp lang, chắc chắn hơn và thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, công tác này đã được thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính. PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn về câu chuyện này.

Không chủ quan với Covid-19 trong dịp Tết khi một số biến thể phụ mới xuất hiện (13/1/2022)

Nhằm tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế mới đây ban hành Công điện khẩn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ. Trong văn bản này, Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm sớm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Tại nước ta, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion sang biến thể phụ BA.2.75 trong 3 tháng cuối năm ngoái. Ngoài ra, còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 vào tháng 12 năm 2022, đây được coi là biến thể siêu lây nhiễm đang xuất hiện tại gần 30 quốc gia, trong đó có những nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh. Đáng chú ý là từ ngày 8/1, Trung Quốc đã mở cửa biên giới với các nước, trong đó có Việt Nam. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 tại Trung Quốc, nhiều người dân lo ngại nguy cơ dịch bệnh với biến thể mới xâm nhập và bùng phát tại nước ta. Khi Tết Nguyên đán cận kề, hoạt động giao thương, đi lại sôi động như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh với những biến thể mới cần thực hiện như thế nào? Đâu là những giải pháp phù hợp để phòng chống dịch bệnh?

Nhìn lại 4 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam: Những điểm cần lưu ý (12/1/2023)

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Sau 4 năm thực thi, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu. Qua đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch covid- 19 cũng như các tác động khác của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau 4 năm thực thi Hiệp định CPTPP, cũng đã bộc lộ nhiều thách thức. Đồng thời, với các diễn biến mới từ thị trường CPTPP, doanh nghiệp cần nắm vững hơn các cam kết từ Hiệp định này, để tận dụng tốt hơn những lợi thế từ hiệp định. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cùng bàn luận về câu chuyện này.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (11/1/2023)

Tết Nguyên đán đang đến rất gần, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đang tăng và tập trung trong một giai đoạn ngắn. Dự trữ hàng hóa dịp này sẽ tăng khoảng 10 - 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đối với một số mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến...
Càng những ngày giáp Tết Nguyên đán, hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng càng được đẩy mạnh nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gia tăng vi phạm trong lưu thông, kinh doanh hàng hóa…Vấn đề là làm sao phải thực sự đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hoá, từ đó thúc đẩy sức mua của thị trường nội địa. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội và đại diện một doanh nghiệp phân phối bán lẻ, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retaill).

Cần thiết và cấp bách để đưa đất nước phát triển (10/1/2023)

Trong phiên bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ 2 diễn ra vào chiều qua, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là nội dung quan trọng nhất tại kỳ họp bất thường lần thứ hai này của Quốc hội. Đây là lần đầu tiên nước ta tiến hành quy hoạch tổng thể quốc gia, một việc chưa có tiền lệ nên rất mới và rất khó. Quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên phạm vi cả nước đều phải dựa trên quy hoạch cấp cao nhất này do đó việc Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia là rất cần thiết và cấp bách.

Quà Tết cho người nghèo và các đối tượng chính sách: Làm sao để hiệu quả (9/1/2023)

Một mùa xuân mới lại về mang theo những món quà Tết đầy ý nghĩa, mang đến nụ cười hạnh phúc cho biết bao người. Với người nghèo, họ càng thấy ấm áp hơn khi những vòng tay yêu thương luôn rộng mở. Đó là niềm tin, điểm tựa và là động lực để họ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Hòa chung không khí đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tích cực triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho người nghèo theo đúng tinh thần “không để hộ nào, gia đình nào và người nào không có Tết”. Vậy, đến thời điểm này, những gói quà mang nặng nghĩa Đảng, tình dân với tinh thần “tương thân, tương ái” đã đến với những hộ nghèo, đối tượng chính sách, người có công với cách mạng thiết thực và hiệu quả? Với vai trò của mình, Mặt trận tổ quốc đã tổ chức giám sát để những phần quà được trao đúng đối tượng, tránh thất thoát, lãng phí hay trùng lắp, bỏ sót đối tượng?...Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao đổi về vấn đề này.

Mở cửa biên giới và công tác giám sát dịch bệnh (06/1/2023)

Đến thời điểm hiện tại, số ca mắc và tử vong hằng tuần hiện chỉ bằng khoảng 1/5 so với một năm trước, nhưng vẫn còn ở mức cao. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh báo về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bùng phát trở lại. Từ ngày 8/1 tới đây, Trung Quốc mở cửa biên giới và bỏ cách ly kiểm dịch, các chuyên gia đánh giá đây là cơ hội giao thương thương mại giữa hai nước, song cũng có thể dẫn đến nhiều ca nhiễm bệnh nhập cảnh vào nước ta. Để tìm hiểu về công tác giám sát dịch bệnh cùng tâm thế chung sống an toàn khi giao thương đi lại giữa các nước được khôi phục, trong câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi trao đổi với GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về nội dung này.

Lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sao cho thực chất và hiệu quả? (5/1/2023)

Từ ngày 3/1/2023 đến hết ngày 15/3/2023, Dự thảo Luật đất đai sửa đổi được lấy ý kiến nhân dân. Đây là dự án luật có nhiều nội dung quan trọng, có sức tác động lớn đến mọi chủ thể trong xã hội đồng thời ảnh hưởng đến quá trình phát triển đất nước, bởi đất đai là nguồn lực quan trọng.
Để bảo đảm Luật đất đai sửa đổi có tính khả thi, là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước, góp phần thúc đẩy, phát huy được các giá trị kinh tế, xã hội của nguồn lực đất đai, việc lấy ý kiến nhân dân là yếu tố có ý nghĩa then chốt. Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật đất đai sửa đổi cần thực chất, khoa học, minh bạch, hiệu quả, phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là giáo sư, tiến sỹ khoa học Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường.

Đạt tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra: Nông sản Việt vươn ra biển lớn (03/1/2023)

Năm 2022 vừa qua, ngành Nông nghiệp gặp phải vô vàn khó khăn do ảnh hưởng lạm phát trên toàn cầu, từ xung đột Nga – Ucraina, khiến cho giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng với tốc độ phi mã, gây ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Ngoài ra, những khó khăn còn tồn tại từ nhiều năm trước cũng góp phần gây tác động lớn đối với ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó của cả bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân, với nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao đã được xuất chính ngạch, đi các thị trường được xem là khó tính, mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới. Gạo Việt lên kệ siêu thị Pháp, trái cây mở rộng thị trường sang Mỹ hay Việt Nam ký nhiều nghị định thư, nhiều hàng hóa xuất khẩu lập kỷ lục mới… Nhờ vậy, năm 2022, Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD, vượt xa mục tiêu được giao là 50 tỷ USD. Kết quả này tạo sức bật tăng trưởng giá trị xuất vượt bậc trong năm nay 2023, năm mà được nhìn nhận sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách lớn, để tiếp tục khẳng định vai trò Nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, đặc biệt trong khó khăn.

Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới (2/1/2023)

Trong những ngày cuối cùng của năm 2022, tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) và tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Vậy, để 2023 này thực sự là năm dữ liệu số như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đang đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông IPS, Hội Truyền thông số Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Ấn tượng tăng trưởng kinh tế 2022, bàn giải pháp đạt mục tiêu kế hoạch 2023 (30/12/2022)

Tổng Cục thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 vào sáng qua (29/12). Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 8,02% - một mức tăng ấn tượng - hơn cả sự mong đợi. Đáng ghi nhận là cả 3 khu vực đóng góp chính của nền kinh tế là nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - dịch vụ đều có sự tăng trưởng đáng kể. Cùng với tăng trưởng cao là ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: