logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thước đo Papi và áp lực cải cách (13/4/2023)

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2022 vừa được Chương trình phát triển Liên hiệp quốc công bố hôm qua (12/4). So với năm 2021, 33 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở chỉ số nội dung "Tham gia của người dân ở cấp cơ sở"; 18 tỉnh, thành phố cải thiện ở nội dung "Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương" trong kết quả PAPI năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn 18 tỉnh, thành phố giảm sút ở chỉ số nội dung "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" và "Cung ứng dịch vụ công". Đặc biệt, tỷ lệ người được hỏi cho rằng tham nhũng là vấn đề hệ trọng cần Nhà nước tập trung giải quyết đã tăng 4,8% so với năm 2021. Có địa phương, 90% người dân cho biết vẫn phải chi “lót tay” xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Nhìn tổng thể, Chỉ số PAPI những năm qua đã thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền, đóng góp vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong khu vực công. Đây cũng là cơ sở để các địa phương nhìn lại, điều chỉnh chính sách, phục vụ người dân tốt hơn. Bà Đỗ Thanh Huyền, Chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu PAPI sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

Rà soát Quy định phòng cháy chữa cháy - Bảo đảm an toàn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư xây dựng (11/4/2023)

Thời gian qua, những quy định, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy được nhận định là “khó như lên trời” khiến hàng loạt doanh nghiệp nhiều ngành nghề cả nước không thể đáp ứng, dẫn tới đình trệ sản xuất kinh doanh. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, mới đây Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, yêu cầu đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện. Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI. Luật sư Trương Thanh Đức, trọng tài viên kiêm thành viên Hội đồng Khoa học Pháp lý Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Giải pháp lâu dài khắc phục tình trạng ùn ứ tại các trung tâm đăng kiểm? (10/4/2023)

Những ngày cuối tháng ba, đầu tháng tư này, tình trạng căng thẳng ở các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội đã hạ nhiệt. Ngược lại, tại TPHCM tình trjang này vẫn chưa giảm, thậm chí là càng trở nên trầm trọng khi lượng xe tới hạn đăng kiểm trong tháng 4 tăng cao với 85.000 xe, trong khi công suất tối đa hiện nay chỉ đáp ứng hơn 50%.
- Đâu là giải pháp khả thi để giải quyết bài toán này trên phạm vi toàn quốc? Tách chức năng quản lý Nhà nước và dịch vụ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực đăng kiểm có phải là giải pháp hợp lý trong giai đoạn này? Ông Khương Kim Tạo –chuyên gia giao thông cùng bàn luận câu chuyện này.

Luật giao dịch điện tử sửa đổi: Làm sao đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và thúc đẩy giao dịch điện tử, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (06/4/2023)

Trong ba ngày, từ ngày 5 đến ngày 7/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách họp và thảo luận một số dự án luật sẽ được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 15. Đó là dự thảo luật hợp tác xã sửa đổi, dự thảo luật đấu thầu sửa đổi, dự thảo luật giá sửa đổi, dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, dự thảo luật giao dịch điện tử sửa đổi, dự thảo luật phòng thủ dân sự, dự thảo luật đất đai sửa đổi. Và trong chiều nay, Hội nghị sẽ cho ý kiến đối với dự thảo Luật giao dịch điện tử sửa đổi. Đây là dự thảo luật quan trọng bởi trong bối cảnh kinh tế số, xã hội số đang và sẽ là xu hướng phát triển tất yếu, giao dịch điện tử hiện diện trong mọi lĩnh vực: hành chính công, thương mại, lao động .... Đơn cử trong lĩnh vực thương mại điện tử, theo báo cáo của Bộ công thương, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Một vài con số trong một lĩnh vực cụ thể cho thấy sức tác động lớn của giao dịch điện tử đối với toàn xã hội. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, vừa bảo vệ, bảo đảm và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào mối quan hệ này là một yêu cầu cấp bách.

Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trước rất nhiều khó khăn: Đâu là giải pháp? (05/4/2023)

Mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý đầu năm chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái - là mức tăng trưởng vào bậc thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Song, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Ba, ngày 3/4, thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023; Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng chỉ rõ: chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 và kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%.
Đâu là giải pháp để đạt được mục tiêu trong bối cảnh rất nhiều khó khăn phía trước? Câu chuyện thời sự bàn về nội dung này, với vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam.

Các vấn đề đặt ra trong quá trình chuẩn hoá thông tin thuê bao di động - Nhìn từ kết quả triển khai giai đoạn 1 (03/4/2023)

Từ 0h sáng 01/4/2023, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã thực hiện khoá 1 chiều với các thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn xác. Đến ngày 15/4, nếu các thuê bao diện này chưa cập nhật, chuẩn hóa thông tin, các nhà cung cấp sẽ khóa dịch vụ 2 chiều; và nếu tình trạng kéo dài đến ngày 15/5, nhà cung cấp sẽ được phép thu hồi số thuê bao”. Đây tiếp tục là dòng thông tin được hàng triệu người quan tâm, để ngăn chặn, kiểm soát tin nhắn rác và lừa đảo qua mạng viễn thông. Giai đoạn 1 của tiến trình chuẩn hóa đã kết thúc. Đâu là thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra với lực lượng chức năng khi thực hiện nhiệm vụ này, trong giai đoạn còn lại? Các bên liên quan – bao gồm cả người dân, có thể thể hiện vai trò, trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao di động? Ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cùng bàn luận câu chuyện nay.

Giải pháp nào thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam (31/3/2023)

Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế. Đây là con số khá khiêm tốn so với 18 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong năm 2019 (thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện). Ba tháng đầu năm nay, ngành du lịch đã đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, bằng 33,75% kế hoạch năm. Việc thu hút khách du lịch quốc tế luôn được ngành du lịch quan tâm. Tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam mới đạt khoảng 25 - 30%, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 70%. Làm thế nào để thu hút du khách quốc tế nhiều hơn, bền vững hơn là câu hỏi các nhà quản lý, người làm du lịch trăn trở. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch sẽ cùng bàn luận về câu chuyện này.

Lấy phiếu tín nhiệm: Căn cứ quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên. (30/3/2023)

Ngày 02-02-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96, về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế Quy định số 262 ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Quy định này có nhiều điểm mới về nội dung, cập nhật và khái quát công tác cán bộ của Đảng. Làm rõ những điểm mới trong Quy định 96 có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm, tác động trực tiếp nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Mở lối ra cho các loại xe vi phạm bị tịch thu chờ thanh lý (28/3/2023)

TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bán đấu giá hàng chục ngàn xe tang vật quá thời hạn tạm giữ và không xác định được chủ sở hữu. Đây là giải pháp được đưa ra trước thực trạng các bãi giữ xe vi phạm bị quá tải, gây lãng phí tài sản, chi phí thuê kho bãi và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Bởi những chiếc xe sẽ xuống cấp nghiêm trọng khi để phơi mưa, phơi nắng lâu ngày.
Vào đầu tháng 4 tới đây, lô xe máy gần 1.000 chiếc tại kho tạm giữ Công an huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh sẽ được bán đấu giá. Mức giá khởi điểm gần 500 triệu đồng. Như vậy, bình quân chỉ hơn 500.000 đồng một xe. Nhưng ngay cả với những cái giá đồng nát sắt vụn ấy, lô xe được mang đấu giá 2 lần thì cả 2 lần đơn vị đấu giá đều “bỏ của chạy lấy người” khi bỏ cọc, không đến nhận tài sản. Câu chuyện các loại xe vi phạm bị tịch thu chờ thanh lý tại nhiều quận huyện của TP.HCM và nhiều tỉnh, thành phố lớn sẽ chưa có hồi kết nếu thiếu quyết tâm mở "lối ra". Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng luật sư Phúc Thọ.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản - Những điểm nhấn từ Nghị quyết 33 của Chính phủ (27/3/2023)

Thị trường bất động sản nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc: trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có nhu cầu ở thực lại thiếu trầm trọng. Hàng loạt vướng mắc về thủ tục pháp lý, thiếu vốn khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh thậm chí dừng thi công xây dựng một số dự án, hoặc không triển khai các dự án mới. Nhằm khơi thông các “điểm nghẽn” của thị trường BĐS, ngày 11/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số (24/3/2023)

Trong bối cảnh cả nước đang hướng tới đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số để quản trị tốt quốc gia, thanh niên là lực lượng tiên phong, đi đầu trong chuyển đối số, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã lựa chọn năm 2023 là: “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”. Các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội được chú trọng chuyển đổi số; các cấp bộ đoàn tích cực, chủ động, tiên phong tham gia vào quá trình xây dựng chính phủ số, xã hội số; áp dụng công nghệ số vào các hoạt động.
Vậy tổ chức Đoàn các cấp đang đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò, thế mạnh của thanh niên tham gia chuyển đổi số như thế nào? Cần làm gì để mỗi đoàn viên thanh niên chủ động tiên phong chuyển đổi số, áp dụng ngay trong công việc hàng ngày cũng như hỗ trợ cộng đồng chuyển đổi số? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Bí Thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết

Quản trị ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh tài chính toàn cầu nhiều biến động (23/3/2023)

Thị trường tài chính ngân hàng toàn cầu đang trong những ngày bất ổn nhất kể từ khủng hoảng kinh tế 2008, dự báo có thể châm ngòi một cuộc suy thoái mới. Từ đầu tháng 3, thị trường tài chính thế giới liên tục chứng kiến những ngân hàng rơi vào khủng hoảng như: sự kiện SVB tại Mỹ hay Credit Suisse tại Thụy Sỹ.
Trong bối cảnh kinh tế Thế giới nói chung, thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu nói riêng có quá nhiều biến động như vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam có bị nhiều tác động? Quản trị ngân hàng tại Việt Nam cần lưu ý những gì để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc, làm trụ đỡ cho kinh tế thị trường, phát triển kinh tế-xã hội? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, phương án nào tốt nhất cho người lao động? (22/3/2023)

Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, giai đoạn 2016-2021, có hơn 4 triệu người rút BHXH một lần, rời khỏi hệ thống an sinh. Tốc tăng trung bình 11% mỗi năm. Trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số nhanh, dự báo đạt hơn 23 triệu, chiếm gần 21% dân số vào năm 2040, tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng khiến độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp lại. Tương lai ngân sách nhà nước sẽ phải chi trợ cấp xã hội nhiều hơn cho những người già không có chế độ hưu trí. Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân và các bộ ngành, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội không hạn chế rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng đề xuất hai phương án nhằm khuyến khích người lao động lựa chọn tham gia hoặc bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Những đề xuất mới này có ngăn được “làn sóng” rút BHXH một lần luôn “nóng” trong những năm qua?

Các giải pháp đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia (21/3/2023)

Đề án "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) là đề án quan trọng, đột phá, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Qua một năm thực hiện, Đề án đã mang lại những kết quả tích cực bước đầu, làm tiền đề cho việc triển khai nhiệm vụ cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế là "điểm nghẽn" làm chậm tiến độ triển khai Đề án.

Chuẩn hoá thông tin thuê bao di động, đòi hỏi từ thực tiễn và trách nhiệm của các bên liên quan (17/3/2023)

Sau ngày 31/3/2023 - tức là gần 2 tuần nữa- các thuê bao di động có thông tin chưa chuẩn xác sẽ bị khóa một chiều. Đến ngày 15/4, tình trạng không cải thiện, các nhà cung cấp sẽ khóa dịch vụ 2 chiều; và đến ngày 15/5 nếu thông tin chủ sở hữu vẫn chưa xác thực, số thuê bao sẽ bị thu hồi”. Đây là thông tin đang được hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người quan tâm. Vì sao việc mua và sử dụng SIM điện thoại quá dễ dàng, đã gây nhiều hệ lụy, đến nay vẫn tiếp diễn? Vì sao cơ quan chức năng lại đặt vấn đề chuẩn hóa thông tin thuê bao di động vào thời điểm này? Đâu là những giải pháp sắp triển khai - cho cùng mục tiêu “chuẩn hóa” thông tin sở hữu thuê bao? Và các bên liên quan – bao gồm cả người dân, có vai trò, trách nhiệm như thế nào, trong vấn đề này? Ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: