logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

3 kịch bản tăng trưởng kinh tế - giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất quý cuối năm (09/10/2023)

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 164/NQ-CP ngày 4/10/2023 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế để phấn đấu hoàn thành đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Cũng Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có các báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội qua 9 tháng của năm và dự báo 03 kịch bản tăng trưởng quý 4 và cả năm 2023. Theo đó, Kịch bản 01: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 5%, quý 4 cần tăng 7%; Kịch bản 02: Tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%, quý 4 cần tăng 8,8%; Kịch bản 03: Tăng trưởng kinh tế cả năm khoảng 6%, quý 4 cần tăng 10,6%. Bộ Kế hoạch cũng đưa ra nhận định: các kịch bản đặt ra đều rất khó khăn, thách thức, yêu cầu sự chủ động, nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, ngành, địa phương triển khai các giải pháp, chính sách thúc đẩy mạnh tăng trưởng, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, tranh thủ tối đa thời cơ, cơ hội từ cả bên ngoài và bên trong nền kinh tế để phấn đấu đạt kết quả tăng trưởng cao nhất trong quý 4, đặc biệt là tạo đà cho năm 2024 và các năm tiếp theo.3 kịch bản tăng trưởng kinh tế - giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất quý cuối năm?

Làm thế nào để hạn chế cháy nổ; hạn chế thiệt hại tính mạng và tài sản(6/10/2023)

Cháy nổ - Nhiều người dân bị mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình. Cháy nổ - hàng trăm, hàng nghìn người khác đầy lo lắng, bất an, đứng nhìn mà không thể xoay trở, cứu hộ người thân, quen. Cháy nổ, mọi nỗ lực đều chỉ trông chờ vào lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ - là không đúng – không chỉ gây hại bản thân mà còn nguy hiểm sức khoẻ, tính mạnh các chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Cải cách chính sách tiền và những vấn đề gì người lao động cần lưu ý liên quan đến chế độ tiền lương mới? (05/10/2023)

Ngày 2/10, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một số nội dung quan trọng, trong đó có sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay thì đây là thông tin được đa số công nhân viên chức, người lao động mong chờ. Việc cải cách chính sách tiền lương có ý nghĩa và tầm quan trọng như thế nào? Những vấn đề gì người lao động cần lưu ý liên quan đến chế độ tiền lương mới? Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách - pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

Nghị định 73 là bước cụ thể hóa Kết luận 14 của Bộ chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung( 3/10/2023)

Việc ban hành Nghị định 73 là bước cụ thể hóa Kết luận 14 của Bộ chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Đâu là những điểm đáng chú ý trong nghị định 73? Những cơ sở pháp lý quy định trong Nghị định có đảm bảo khuyến khích, bảo vệ được những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung? Đây là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Áp lực tỷ giá cuối năm có đáng ngại? (02/10/2023)

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ tăng mạnh trong thời gian qua sau khi giữ ổn định 6 tháng đầu năm và đi ngang trong tháng 7. Dù những ngày cuối tuần qua tỷ giá đã hạ nhiệt, ở mức 1 đô la Mỹ đổi được 24.300 đồng, nhưng vẫn đang neo ở mức cao. Vì sao tỷ giá lại bất ngờ tăng mạnh như vậy? Động thái của Ngân hàng Nhà nước ra sao? Tỷ giá cuỗi năm sẽ như thế nào? đâu là những thách thức cần ứng phó?.v.v.v. Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Gỡ “điểm nghẽn” nâng cao năng suất lao động (29/9/2023)

10 năm trở lại đây năng suất lao động của Việt Nam có dấu hiệu chững lại, đặc biệt là trong hai năm 2021-2022, năng suất lao động chỉ tăng 4,65%/năm, khá thấp so với mục tiêu tăng bình quân trên 6,5%/ năm như kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đề ra. Vấn đề này được đặt ra tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 mới đây và nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận. Vì sao sau rất nhiều cố gắng, năng suất lao động nước ta chưa đạt được như kỳ vọng? Cần gỡ “điểm nghẽn” này bằng cách nào?

Phòng, chống cháy nổ - Đừng chỉ trông chờ lực lượng cứu nạn, cứu hộ (28/9/2023)

Tối nay, tại Hà Nội, diễn ra Lễ Tôn vinh lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tinh thần sẵn sàng, trách nhiệm tới cùng, thiệt hại của người dân được giảm thiểu – họ xứng đáng được tôn vinh. Đó là thực tiễn công tác phòng, chống cháy nổ và cứu nạn cứu hộ thời gian qua. Thế nhưng, chắc chắn, trong sâu thẳm mỗi cán bộ chiến sĩ đều không mong phải xông pha vào những chiến trận lửa đó. Cháy nổ - Nhiều người dân bị mắc kẹt trong chính ngôi nhà của mình. Cháy nổ - hàng trăm, hàng nghìn người khác đầy lo lắng, bất an, đứng nhìn mà không thể xoay trở, cứu hộ người thân, quen. Cháy nổ, mọi nỗ lực đều chỉ trông chờ vào lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ - là không đúng – không chỉ gây hại bản thân mà còn nguy hiẻm sức khoẻ, tính mạnh các chiến sĩ PCCC. Làm thế nào để hạn chế cháy nổ, làm thế nào để hạn chế thiệt hại mạng sống và tài sản cá nhân, gia đình, cộng đồng - vì cháy, nổ?.

“Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện và phát triển? (27/9/2023)

Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi) diễn ra vào ngày 20/9 vừa qua. Có thể thấy Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người hay không?

Những vấn đề đặt ra khi EU thực thi “Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” đối với hàng hoá nhập khẩu (25/9/2023)

Từ 01/10 tới đây, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm “Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon” (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào các thị trường này. Từ năm 2026, doanh nghiệp sẽ bị đánh “thuế các-bon” - nghĩa là phải mua “chứng chỉ khí thải” đối với hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường EU - dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại theo quy định CBAM. Thời điểm tháng 10/2023, khi EU yêu cầu tuân thủ Cơ chế điều chỉnh biên giới cacbon (CBAM) đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu vào thị trường này thì Việt Nam cũng đã bước sang năm thứ 4 thực thi hiệp định EVFTA - là hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và EU. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao của Việt Nam, với mức độ cam kết rất cao ở nhiều lĩnh vực, từ tiêu chuẩn hàng hoá đến sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường… so với các hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây. Những vấn đề đặt ra khi EU thực thi “Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” đối với hàng hoá nhập khẩu là câu chuyện cùng TS Nguyễn Văn Hội – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.

“Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển? (22/9/2023)

Các chính sách thu hút nhân tài ở Hà Nội hiện tại mới chỉ tập trung vào tuyển dụng đối với một số đối tượng cụ thể; chưa chú trọng đến môi trường làm việc, mức lương, thu nhập, cơ hội học tập, thăng tiến và các chế độ đãi ngộ khác; chưa tạo được sự cạnh tranh so với khu vực tư, nên chưa đủ sức hấp dẫn. Đây là thực tế được Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về Dự án Luật Thủ đô ( sửa đổi). Phiên họp vừa diễn ra cách đây 2 ngày. Hà Nội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, bởi đây là lực lượng có đóng góp quan trọng vào phát triển Thủ đô. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét vào kỳ họp tháng 10 tới, quy định cụ thể về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài. “Luật hóa” cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài trong Luật Thủ đô sửa đổi có thực sự trao cơ hội cho nhân tài thể hiện, phát triển và khơi thông những điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực con người?

Bẫy lừa huy động vốn - Làm sao để nhận biết? (21/9/2023)

Vẽ các dự án bất động sản “ma”, lập các kênh đầu tư tài chính “ảo”... để huy động vốn từ nhiều cá nhân bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh hay ủy thác đầu tư, lừa đảo nhà đầu tư bằng việc hưởng lãi suất cao gấp nhiều lần ngân hàng nhưng thực chất là lấy tiền của người trước trả cho người sau - hình thức huy động vốn đa cấp, dù đã được cảnh báo nhưng chỉ vì hám lợi, rất nhiều người vẫn “sập bẫy”. Giải pháp nào để ngăn chặn triệt để các thủ đoạn góp vốn đầu tư trá hình? Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Diễn đàn kinh tế - xã hội 2023: Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng (19/9/2023)

Hôm nay (19/9), khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023. Diễn đàn do Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức. Thành công của những lần tổ chức trước là cơ sở để các nhà tổ chức sự kiện đưa ra chủ đề cho Diễn đàn Kinh tế- xã hội Việt Nam lần này là: “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”, nhằm góp phần làm rõ diễn biến của nền kinh tế, tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023, tạo tiền đề cho năm 2024 và giai đoạn tiếp theo. Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có thêm góc nhìn về Diễn đàn Kinh tế-xã hội Việt Nam năm nay.

Cải cách thể chế để khơi thông nguồn lực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư phát triển (18/9/2023)

Trong tuần qua (ngày14/9), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Thủ tướng nêu rõ, thông điệp của hội nghị là “chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, đẩy mạnh đầu tư phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo”. Thực tế cho thấy mặc dù nền kinh tế đã có những tín hiệu khởi sắc ở một số ngành kinh tế các tháng gần đây, song, các nhận định cho thấy vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp - mà nổi cộm - ở ngay chính nội tại của nền kinh tế, vẫn là các rào cản về thủ tục, sự chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa các văn bản, quy định. Đã xuất hiện tâm lý không dám thực hiện các thủ tục nếu các luật chưa đồng bộ…

Nghịch lý ngân hàng “thừa tiền”, doanh nghiệp “khát vốn” (15/9/2023)

Từ nay đến cuối năm, dự kiến còn khoảng 1 triệu tỷ đồng tín dụng cần được giải ngân để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra là 14%. Chưa bao giờ ngành ngân hàng lại rơi vào tình trạng dư thừa tiền như hiện tại. Trong khi đó, các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ lại cho rằng khó tiếp cận vốn ngân hàng. Nguyên nhân do ngân hàng hạn chế cho vay hay doanh nghiệp không muốn vay? Cần những giải pháp gì để tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tiếp được nguồn vốn tín dụng mà vẫn đảm bảo được an toàn hệ thống ngân hàng.

Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo (14/9/2023)

Từ ngày hôm nay đến ngày 17/9, Hội nghị nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức. Hội nghị là cơ hội để các nghị sĩ trẻ khắp nơi trên thế giới thảo luận về các hành động của nghị viện nhằm phát huy vai trò của giới trẻ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy đa dạng văn hoá vì sự phát triển bền vững. “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” là chủ đề của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Chủ đề này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay, vai trò đóng góp của các nghị sĩ trẻ như thế nào để giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề này và sự chủ động, tích cực của nghị sĩ trẻ Việt Nam đối với Hội nghị lần này như thế nào? Khách mời của chương trình là ông Đinh Công Sỹ, Phó chủ tịch Thường trực Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khoá XV, Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội, Trưởng tiểu ban Nội dung Hội nghị cùng bàn luận câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: