logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sản xuất và phát triển thị trường gạo - Nhìn từ điểm sáng xuất khẩu cao nhất 10 năm qua (5/6/2023)

Điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 5 tháng đầu năm nay là mặt hàng gạo với giá trị xuất khẩu thu về hơn 2 tỷ đôla Mỹ, tăng 40,8% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức tăng trưởng mạnh nhất cùng kỳ trong 10 năm trở lại đây của mặt hàng này. Để để xây dựng đường hướng phát triển bền vững, bài bản cho mặt hàng gạo xuất khẩu, ngày 26/5/2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.
Với Chiến lược vừa được xây dựng, cùng kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong những năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây, việc tổ chức sản xuất và phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt cần tiếp tục được quan tâm, đầu tư, giúp hạt gạo Việt ngày càng đứng vững và vươn xa, đời sống người trồng lúa khấm khá hơn. TS Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng bàn luận câu chuyện này.

Tăng tiếp cận nhà ở xã hội - Tăng hiệu quả chính sách (02/6/2023)

Trong bối cảnh giá nhà đất tăng cao, người có thu nhập thấp rất khó để mua được một ngôi nhà, ổn định cuộc sống, vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Đây là chủ trương đúng đắn, nhân văn; đồng thời gắn liền với việc triển khai định hướng của Đảng, Nhà nước và liên quan đến quyền lợi của người dân. Đề án đặt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp khu vực đô thị và của công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Tuy nhiên, để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả hơn, cần thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế. Trên nghị trường quốc hội, vấn đề nhà ở xã hội cũng được nhiều đại biểu đề cập trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Tăng cường sự giám sát của người dân với cán bộ, công chức trong Dự thảo nghị định ban hành Bộ quy tắc đạo đức công vụ (01/6/2023)

Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức công vụ cũng như thực trạng đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng Nghị định Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ làm căn cứ để các Bộ và địa phương thực hiện nghiêm túc, thống nhất trong cả nước. Hiện, Dự thảo này đã được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tuy nhiên, những ngày qua nhiều ý kiến đã cho rằng, bộ quy tắc đạo đức công vụ còn nhiều điều chưa có tính thực tiễn, còn hình thức. Vậy, khắc phục những bất cập này bằng cách nào, để tăng cường sự giám sát của người dân với đội ngũ cán bộ, công chức?

“Mở kho” dữ liệu số quốc gia - cơ hội, trách nhiệm và kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp (31/5/2023)

Trong kế hoạch Tuần làm việc thứ 2 kỳ họp thứ 5, Quốc hội hóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Tạo lập, khai thác và quản lý nguồn dữ liệu số quốc gia là một trong những nội dung trọng tâm của Luật này. Đây cũng là vấn đề cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong “Năm dữ liệu số quốc gia 2023”, bởi như văn bản số 452 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành cách nay tròn 1 tuần: tình trạng “manh mún”, “cát cứ thông tin”, “chia cắt” và “co cụm dữ liệu” đang là rào cản – “tắc nghẽn” tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam, làm chậm tốc độ tăng trưởng chung, trong khi doanh nghiệp được kỳ vọng, được giao nhiệm vụ nòng cốt tiến trình này.

Để chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% phát huy hiệu quả (30/5/2023)

Theo chương trình làm việc, trong 2 ngày 30 và 31/5, Quốc hội sẽ tập trung thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và giải pháp thúc đẩy thực hiện hiệu quả kế hoạch năm 2023. Trong đó, một nội dung nóng sẽ được các đại biểu quan tâm cho ý kiến, là việc tiếp tục thực hiện như thế nào đối với chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao việc triển khai gói hỗ trợ giảm thuế giá trị gia tăng 2% đã được Chính phủ thực hiện trong năm 2022. Tuy nhiên, phản hồi của cộng đồng doanh nghiệp cũng cho thấy, còn một số khó khăn, vướng mắc trong thực thi chính sách, nhất là đối với việc một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng chính sách này, như kinh doanh tài chính, bất động sản… Ông Đậu Anh Tuấn, phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Cần những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật? (29/5/2023)

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

“Nóng” tranh luận về kỳ hạn đăng kiểm xe cơ giới (26/5/2023)

Nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định xe cơ giới theo số km để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện như hiện nay cùng với tự động giãn chu kỳ kiểm định xe chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải đang là vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Những ý tưởng nghiên cứu, đề xuất mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới được xem là một trong những giải pháp “gỡ rối” cho hoạt động đăng kiểm hiện nay, khi các trung tâm đăng kiểm đang chịu áp lực rất lớn với số xe cần được kiểm định trong 6 tháng tới lên đến 2,5 triệu xe. Nhưng tính khả thi của những đề xuất này đến đâu lại là vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng cả về khía cạnh kỹ thuật cũng như pháp lý.

Đừng để kiến nghị của cử tri rơi vào khoảng lặng (25/5/2023)

Theo dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, ngày mai, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4. Đây là lần đầu tiên, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được thảo luận trực tiếp tại Hội trường trong một Kỳ họp Quốc hội. Gần 2.600 ý kiến, kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 4, không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là niềm tin của cử tri gửi gắm tới cơ quan đại diện cho mình. Vì thế, phiên thảo luận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân với cơ quan dân cử. Theo báo cáo, 99,8% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 đã được giải quyết- một tỷ lệ rất cao các kiến nghị được trả lời. Nhưng đây cũng không phải lần đầu các kiến nghị được giải quyết với tỷ lệ cao như vậy. Trong Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15, tỷ lệ này đạt được là 100%. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chất lượng giải quyết, trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành đã thực sự hài lòng cử tri hay chưa khi các Trụ sở tiếp công dân Trung ương, trụ sở Quốc hội, Chính phủ hay ở một số địa phương hàng ngày người dân vẫn căng biểu ngữ, khiếu nại vượt cấp? Giải pháp nào để kiến nghị của cử tri không rơi vào khoảng lặng? Để có thêm những góc nhìn về hoạt động đổi mới này của Quốc hội, ông Hoàng Anh Công, Phó trưởng ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cùng bàn luận.

Giải pháp nào để thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế năm 2023 theo đúng mục tiêu đề ra? (23/5/2023)

Hôm qua, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 15 đã khai mạc. Báo cáo về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2023 đã được trình bày tại phiên họp này. Đây là một nội dung hết sức quan trọng được cử tri, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp rất quan tâm. Bởi lẽ, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta nói riêng và thế giới trong năm 2022 và Quý I năm 2023 đang rất khó khăn. Dự báo trong thời gian tới, những thách thức còn rất lớn, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt từ Chính phủ. Vậy làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm nay? Ông Phan Đức Hiếu Uỷ viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Tuyển sinh đầu cấp: Đặt cọc, giữ chỗ trường tư, “cuộc chơi” đầy may rủi” (22/5/2023)

Chuyện tuyển sinh đầu cấp, nhất là vào lớp 10 vốn đã luôn nóng vì căng thẳng hơn thi đại học, vài năm nay càng nóng lên bởi những bức xúc của phụ huynh xoay quanh việc các trường ngoài công lập yêu cầu đóng các khoản phí lớn khi nộp hồ sơ. Nếu rút sẽ không được trả lại khoản tiền này. Những khoản này được gọi là “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh” hay “đặt cọc”, với mức giá dao động từ 2 triệu đến cả chục triệu đồng, cũng có thể từ 10 đến 30 triệu đồng/học sinh (tùy trường).
Năm học 2023-2024, có 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội, khiến nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 10 lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Vì thế, ngoài áp lực chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, không ít phụ huynh còn phải rước thêm những vất vả, chỉ vì những khoản tiền phải bỏ ra để yên tâm chắc chắn con mình có một suất học. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ viên Hội Khoa học tâm lý giáo dục VN cùn bàn luận vấn đề này.

Gỡ khó bài toàn thiếu vacxin (19/5/2023)

Thời gian gần đây, người dân nhiều địa phương trên cả nước lâm vào tình trạng thiếu vacxin khi đi tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Để không trì hoãn lịch tiêm, nhiều người phải chi số tiền không nhỏ để tiêm vắc xin dịch vụ. Đáng lo ngại, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng thiếu vacxin cục bộ ở các địa phương mà tình trạng này đã xuất hiện từ lâu, nay lại có dấu hiệu trầm trọng hơn. Nguyên nhân vì sao và cơ chế nào tháo gỡ vướng mắc này để trẻ em được tiêm phòng đủ liều lượng, đúng thời điểm các vacxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia?

Quy hoạch Điện 8 được ban hành: Giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong dài hạn. (18/5/2023)

Sau gần 4 năm từ lúc khởi thảo xây dựng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ( gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) với mục tiêu chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo và xuất nhập khẩu điện vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua.
Việc ban hành Quy hoạch điện trong bối cảnh áp lực cung cấp điện được dự báo hết sức căng thẳng do hạn hán, thủy điện thiếu nước, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện (như than, khí) đang phải phụ thuộc nhập khẩu, nguy cơ thiếu khoảng 5.000 MW công suất nguồn điện của miền Bắc ngay trong cao điểm mùa hè này; Thậm chí khả năng thiếu hụt còn cao hơn nếu nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống tăng cao đột biến, hoặc xảy ra sự cố đối với các nguồn điện, lưới điện truyền tải… Quy hoạch Điện VIII - được đón nhận với kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn. Vấn đề là làm sao để sớm hiện thực hóa các nội dung của quy hoạch!

Để việc lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ (17/5/2023)

Trong các ngày từ 15 đến 17/5, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương, trình độ, năng lực công tác... Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực chất, công bằng và công tâm, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ? Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

“Nóng” tranh luận về kỳ hạn đăng kiểm xe cơ giới (16/5/2023)

Nghiên cứu quy định chu kỳ kiểm định xe cơ giới theo số km sử dụng để thay thế tiêu chí về thời gian sử dụng phương tiện như hiện nay cùng với tự động giãn chu kỳ kiểm định xe chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải đang là vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Những ý tưởng nghiên cứu, những đề xuất mới về chu kỳ kiểm định xe cơ giới được xem là một trong những giải pháp “gỡ rối” cho hoạt động đăng kiểm hiện nay, khi các trung tâm đăng kiểm đang chịu áp lực rất lớn với số xe cần được kiểm định trong 6 tháng tới lên đến 2,5 triệu xe. Nhưng tính khả thi của những đề xuất này đến đâu lại là vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng cả về khía cạnh kỹ thuật cũng như pháp lý. TS. Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải cùng bàn luận câu chuyện này.

Nhìn lại hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sau 5 năm thành lập & những yêu cầu đặt ra (15/5/2023)

Tại Chỉ thị số 12/CT-TTg về “Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc”, Thủ tướng yêu cầu UB ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng CP trước ngày 15/5/2023 kế hoạch triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hoạt động của Ủy ban. Đồng thời, phải có phương án xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm; trong đó, phải hoàn thành xử lý dứt điểm trong tháng 5/2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với một số dự án “nghìn tỷ” thua lỗ. “Nhìn lại hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau 5 năm thành lập & những yêu cầu đặt ra” là chủ đề của Câu chuyện thời sự với sự tham gia bàn luận cùng vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: