logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Áp thuế tối thiểu toàn cầu: tìm cơ hội trong thách thức (27/11/2023)

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu là một trong hai trụ cột chính của Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng. Chính sách đã được 142 quốc gia đồng thuận, trong đó có Việt Nam. Mức thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 tới. Theo đánh giá, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ đem lại những tác động to lớn cho cả kinh tế quốc gia và không ít doanh nghiệp. Vậy, đâu là những thách thức cần hóa giải và những cơ hội cần tận dụng khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu? VN cần đẩy mạnh các kế sách gì để tiếp tục thu hút và giữ chân "đại bàng" trong bối cảnh mới? Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia luật và chính sách công, Ban Pháp chế của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Công đoàn tiếp tục đổi mới, điểm tựa vững chắc cho người lao động (25/11/2023)

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13 nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến diễn ra từ ngày 01-03/12 tới đây. Đại hội có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 12; xác định các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới và bầu Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa mới. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra thời kỳ phát triển trong bối cảnh mới, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động Công đoàn tiếp tục đổi mới, điểm tựa vững chắc cho người lao động. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng (24/11/2023)

Thời gian qua, các chương trình hội chợ được tổ chức liên tục tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội nhất là vào các dịp nghỉ lễ và cuối tuần. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các sự kiện này không kéo theo sự đông đúc, lộn xộn và nhiều hình ảnh không đẹp mắt, khi các gian hàng được dựng tạm bợ, bài trí thiếu tính thẩm mĩ, sản phẩm thiếu chọn lọc, khiến cho không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan. Không chỉ hồ Hoàn Kiếm mà nhiều điểm di tích lịch sử như bến Bạch Đằng, TP. Hồ Chí Minh, bờ sông Hương ở Huế và các chốn thanh tịnh, linh thiêng khác như chùa Hương, đền Trần… cũng xuất hiện tình trạng cảnh quan bị phá vỡ bởi các ki-ốt bán hàng thường xuyên mọc lên. Làm sao để quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại các khu vực di tích văn hóa- lịch sử? Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng.

Thương mại điện tử nỗ lực khẳng định vị thế tiên phong trong nền kinh tế số - Tín hiệu từ các mùa Online Friday (21/11/2023)

2023 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực - đồng hạng với Philippines. Trong bối cảnh chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ từ cấp vĩ mô đến từng người dân, vị trí này được dự báo duy trì đến năm 2025. Đây là thông tin mới được các tổ chức quốc tế uy tín lĩnh vực số hoá toàn cầu gồm Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu - công bố, nhận được sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý, thương mại điện tử đóng góp tích cực nhất cho tăng trưởng kinh tế số Việt Nam, đưa Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Đây là minh chứng cho thấy Chính phủ có cơ sở khi chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử trở thành lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Điều quan trọng là trong xu hướng phát triển đó, giá trị tăng trưởng đã tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng hay chưa và đâu là vấn đề cần quan tâm trong nỗ lực khẳng định vị thế tiên phong của thương mại điên tử trong nền kinh tế số Việt Nam? Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương cùng bàn luận câu chuyện này.

Hoàn thiện vị trí việc làm tạo tiền đề cho cải cách tiền lương từ năm 2024 (20/11/2023)

Cải cách tiền lương mới từ năm 2024 đang là vấn đề được cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt quan tâm, chờ đợi. Theo Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị về "xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành", mỗi ngành sẽ có một số vị trí việc làm, mỗi vị trí việc làm sẽ có mức lương riêng, cụ thể theo mức độ phức tạp của công việc, không còn tình trạng "cào bằng" giữa các ngành như hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này thì xây dựng vị trí việc làm được coi là tiền đề cho cải cách tiền lương. Đây là giải pháp được nhận diện từ lâu, có hành trình dài đi từ Nghị quyết đến thực tiễn. Tuy nhiên, khó, rối, phức tạp đang là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này. Cần xây dựng vị trí việc làm như thế nào để tiền lương theo vị trí việc làm là tiền lương được trả theo đúng năng lực thực chất của cán bộ, công chức, viên chức, thay vì phụ thuộc vào thâm niên công tác, bằng cấp như hiện tại?

Làm thế nào để Đại đoàn kết toàn dân tộc thật sự là cội nguồn sức mạnh để đưa đất nước đi lên (17/11/2023)

Đây là chủ đề của câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là TS Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội, UBTƯ MTTQ Việt Nam.

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Vì sao còn chậm? (15/11/2023)

Ngày 12/11/2023, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số 97 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch được yêu cầu phải trình Thủ tướng các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trước ngày 30/11 này. Hơn 10 Bộ ngành khác cũng được yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/12. Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Vì sao còn chậm? Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận về câu chuyện này.

Những vấn đề đặt ra trong nỗ lực để Việt Nam in dấu đậm nét vào ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu (14/11/2023)

Những ngày này, từ nghị trường Quốc hội đến các hội thảo chuyên đề, diễn đàn trong nước, quốc tế và các trang mạng xã hội, rất nhiều dòng thông tin cho thấy từ cấp vĩ mô đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân quan tâm vấn đề: làm thế nào để Việt Nam in dấu đậm hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; làm thế nào để đến năm 2030, Việt Nam có đủ 100 nghìn nhân lực đáp ứng kỳ vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn … Ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin – truyền thông, Bộ Thông tin truyền thông và GS.TS Chử Đức Trình – Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này, cung cấp những thông tin mới nhất trong kế hoạch - chiến lược ở cấp vĩ mô, với những khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Tranh chấp chung cư: Vì sao chưa thể giải quyết dứt điểm? (13/11/2023)

Tranh chấp chung cư đã và đang là vấn đề nhức nhối ở các đô thị lớn của nước ta, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các tranh chấp đều diễn ra căng thẳng. Người dân đệ đơn đến các cơ quan chức năng để tố cáo, phản đối chủ đầu tư. Trong khi đó, một số chủ đầu tư cắt nước, cắt điện của cư dân. Tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư thì muôn hình vạn trạng nhưng chủ yếu liên quan đến việc chậm được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (hay còn gọi là sổ hồng); việc tranh chấp không gian chung như hầm để xe, trường mầm non, sân tập thể thao và một số hạng mục khác; về một số quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi bàn giao căn hộ, chưa được làm rõ trong hợp đồng. Một số chủ đầu tư chây ì, cố tình không thành lập Ban Quản trị và không bàn giao quỹ bảo trì 2% theo quy định… Vậy, tại sao việc tranh chấp chung cư diễn ra phổ biến, trong suốt thời gian dài nhưng vẫn chưa thể được giải quyết dứt điểm? Giải pháp nào để hạn chế tranh chấp chung cư trong thời gian tới? Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Xuất khẩu gạo: con số kỷ lục và chiến lược phát triển bền vững (10/11/2023)

Xuất khẩu 7,1 triệu tấn gạo, thu về gần 4 tỉ đô la Mỹ trong 10 tháng đầu năm nay, mặt hàng lúa gạo Việt Nam đã xác lập kỷ lục mới sau 34 năm tham gia xuất khẩu (kể từ năm 1989). Đây là “điểm sáng” đáng mừng của ngành lúa gạo nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Tuy nhiên, đằng sau con số kỷ lục vẫn còn những bất ổn, lo ngại tiềm tàng khi một số doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo thông báo không được hưởng lợi từ việc xuất khẩu tăng mạnh này, mà thậm chí bị thua lỗ… Vì sao có nghịch lý này và vấn đề đặt ra trong năm 2024 và những năm tiếp theo đối với ngành hàng quan trọng này như thế nào để ngành lúa gạo mang lại lợi ích hài hoà trong chuỗi giá trị, đảm bảo tính bền vững cho cả nông dân và doanh nghiệp? Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ở ĐBSCL với mục tiêu vừa nâng cao chất lượng hạt gạo, vừa giảm phát thải sẽ tác động như thế nào đến sản xuất lúa gạo của nước ta trong thời gian tới? Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT cùng bàn luận vấn đề này.

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật (09/11/2023)

Hôm nay là ngày Pháp luật Việt Nam. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngày 20/6/2012 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Đến nay, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức và rất cần có sự đổi mới cũng như những giải pháp đột phá để nâng cao hơn hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.

Đi đến cùng những vấn đề được chất vấn (06/11/2023)

Như chúng tôi đã thông tin, bắt đầu từ hôm nay, Quốc hội dành trọn 2 ngày rưỡi để chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành về việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa 14 và khóa 15 về giám sát chuyên đề và chất vấn. Bốn nhóm lĩnh vực được chất vấn tại kỳ họp này là kinh tế tổng hợp - vĩ mô; kinh tế ngành; văn hóa, xã hội; tư pháp, nội chính, kiểm toán Nhà nước. Khác với những kỳ họp trước, Quốc hội tập trung chất vấn việc thực hiện những vấn đề Quốc hội đã chất vấn, đã giám sát trong các lĩnh vực này chứ không phải là chất vấn những vấn đề nổi lên hiện nay. Việc Quốc hội giám sát quá trình thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành, đặc biệt là vào giai đoạn giữa nhiệm kỳ chính là cách để đi đến cùng những vấn đề từng được chất vấn. Nhưng làm thế nào để đạt được mục đích này?

Vì sao 3 năm liên tiếp chỉ số tăng năng suất lao động không đạt mục tiêu đề ra?(3/11/2023)

Được coi là chìa khóa tăng trưởng nhưng dường như năng suất lao động của Việt Nam vẫn đang là lực cản của phát triển. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 cho thấy, nhiều khả năng chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội không đạt năm thứ 3 liên tiếp. Vì sao vậy? Trách nhiệm của các bên, đặc biệt là của cơ quan quản lý ra sao và cần động lực mới nào để tăng năng suất lao động? Nội dung này sẽ được chúng tôi bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay. Vị khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động VN.

Vì sao tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra, đâu là giải pháp để tháo gỡ những điểm nghẽn và động lực tăng trưởng hai tháng cuối năm? (02/11/2023)

Như chúng tôi đã thông tin, hôm qua, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Các đại biểu Quốc hội đã dành nhiều quan tâm đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay và những giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 5%. Trước đó, trong báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm nay và dự kiến năm tới, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Dự kiến năm nay có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao so với khu vực và thế giới. Người đứng đầu Chính phủ cũng thừa nhận còn những hạn chế, bất cập cần tiếp tục tập trung khắc phục, như: Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra; Ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài; tình trạng tiếp cận tín dụng còn khó khăn, nợ xấu có xu hướng tăng….

Việc định danh số nhà, cần xác định mục tiêu và lộ trình ra sao (31/10/2023)

Việc định danh số nhà, cần xác định mục tiêu và lộ trình ra sao? Trong Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi bàn luận về nội dung này, với sự tham gia của Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật chính pháp, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Trước khi BTV Bùi Chuyên trao đổi với Luật sư Đăng Văn Cường, mời quý vị nghe ý kiến của GS-TS Đặng Hùng Võ

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: