logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi gia tăng- những lỗ hổng trong giáo dục giới tính? (23/05/2022)

Tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần trong 6 năm qua, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019, đây là một trong những kết quả nghiên cứu đáng chú ý trong "Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019" của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới WHO vừa công bố mới đây.
- Ở lứa tuổi vị thành niên, tình dục là điều mới lạ, tạo cảm giác tò mò, gây hưng phấn cho các em, nhất là giai đoạn đang dậy thì. Thế nhưng, nếu quan hệ tình dục sớm, khi các bạn trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe tình dục sẽ mang đến hậu quả khó lường. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, Trường Đại học Y tế công cộng, đại diện nhóm nghiên cứu.

Chạy trường chọn lớp: "Cuộc đua" của người lớn, con trẻ mệt nhoài (23/05/2022)

Tỷ lệ quan hệ tình dục lần đầu trước 14 tuổi tăng gấp hai lần trong 6 năm qua, tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề giáo dục giới tính.
- Bệnh thành tích: "Chữa" ngay khi còn chưa quá muộn- Bài 1: Chạy trường chọn lớp: "Cuộc đua" của người lớn, con trẻ mệt nhoài.

Australia: Gia tăng hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em sau mắc COVID-19 (23/05/2022)

- Australia: Gia tăng hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em sau mắc COVID-19
- Quốc gia châu Âu đầu tiên ra quy định cách ly người mắc đậu mùa khỉ
- Đi khám vì đau bụng âm ỉ, người phụ nữ phát hiện khối u xơ tử cung nặng gần 6kg
- Mổ cứu bé sơ sinh 1,4 kg có khối u nặng 300g
- 21 tỉnh, thành không ghi nhận ca mắc COVID-19, nhiều địa phương chỉ có 1 F0

Một thông điệp bảo vệ môi trường độc đáo (22/5/2022)
chờ TĐ

Người ta thường vứt đi những chiếc điện thoại di động đã lỗi thời hoặc hư hỏng. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng những món đồ điện tử thô cứng tưởng chừng như không còn giá trị sử dụng này lại có thể biến thành các tác phẩm nghệ thuật.

Một nhạc sỹ yêu sự tối giản, luôn khe khắt với bản thân (22/5/2022)
Chờ TĐ

Đức Trí - nhạc sỹ yêu sự tối giản, luôn khe khắt với bản thân.
-Nghệ sĩ ở Bờ Biển Ngà sáng tác tranh từ những chiếc điện thoại di động cũ hỏng, với thông điệp bảo vệ môi trường
-Sự kiện trong nước nổi bật

Bộ Y tế đưa ra 6 lưu ý phòng tránh bệnh tay chân miệng (22/05/2022)

-Bộ Y tế đưa ra 6 lưu ý phòng tránh bệnh tay chân miệng
- WHO cảnh báo xuất hiện thêm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu

Muôn màu cuộc sống: “Hũ gạo tiết kiệm – lan tỏa yêu thương” (21/5/2022)

Một bát gạo tiết kiệm, thêm một bữa cơm no – việc làm nhỏ nhưng đầy ý nghĩa từ mô hình "Hũ gạo tiết kiệm" đã và đang được lan tỏa rộng khắp trong các cấp Hội phụ nữ ở tỉnh miền núi Sơn La, kịp thời giúp đỡ chị em có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện và động lực để vươn lên.

Nhiều biện pháp giúp đỡ phụ nữ khó khăn tại tỉnh miền núi Sơn La (21/05/2022)

Chat với người nổi tiếng: Gặp gỡ và trò chuyện với ca sĩ Ưng Hoàng Phúc
-Muôn màu cuộc sống: “Hũ gạo tiết kiệm – lan tỏa yêu thương”
-Nhiều biện pháp giúp đỡ phụ nữ khó khăn tại tỉnh miền núi Sơn La
-Thông tin đời sống đáng chú ý trong nước và quốc tế

Bộ Y tế: gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi (21/05/2022)

Bộ Y tế cho biết, đến nay gần 9,4 triệu người mắc COVID-19 tại nước ta đã khỏi. Trong số gần 1,3 triệu F0 đang giám sát, điều trị thì chỉ có 221 ca nặng.
- Tại TP.HCM, số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tiếp tục tăng so với trung bình 4 tuần trước. Riêng bệnh sốt xuất huyết đã ghi nhận 6 ca tử vong từ đầu năm đến nay.
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, vừa cứu sống bệnh nhân sốc mất máu, tràn máu màng phổi nhờ kích hoạt quy trình báo động đỏ.

Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc tăng tốc trở lại “đường đua” nghệ thuật (21/05/2021)

Sau một thời gian bị gián đoạn, 3 năm gần đây, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc bắt đầu trở lại hoạt động nghệ thuật mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, năm 2022 này anh có nhiều dự án âm nhạc và điện ảnh hoành tráng, kỷ niệm hai thập kỷ hoạt động nghệ thuật. Trong đó, dự án “Chạm” hứa hẹn mang tới nhiều bất ngờ cho khán giả. Chặng đường 20 năm làm nghề, có lúc Ưng Hoàng Phúc “chạm” tới đỉnh vinh quang, cũng có lúc “chạm” tới bế tắc, vực thẳm tưởng chừng phải dừng ca hát vì sức khỏe. Thế nhưng, anh luôn luôn giữ tinh thần lạc quan, ý chí mạnh mẽ, bền bỉ để điều trị bệnh và trở lại con đường nghệ thuật với sự đam mê, cống hiến hết mình.

Bước chân đến trường: Những lưu ý trong việc cho trẻ uống nước trái cây (19/05/2022)

Thưa quý vị và các bạn! Mùa hè là mùa của rất nhiều loại hoa quả như vải, dưa, xoài,... và trong thời điểm này, nhiều gia đình có thói quen cho các con uống nước ép rau quả tươi giải khát trong ngày hè. Theo quan niệm của nhiều bậc phụ huynh, nước ép vừa giàu vitamin, vừa nhiều chất dinh dưỡng, là loại thức uống rất tốt cho trẻ em, nhất là vào những ngày hè. Vậy cho trẻ uống nước trái cây thay nước lọc hay bổ sung nhiều trái cây liệu có tốt? Và cần có những lưu ý gì khi cho trẻ uống nước trái cây? Bước chân đến trường hôm nay, chúng tôi thông tin nội dung này.

Năm 2022 sốt xuất huyết có thể trở thành đại dịch? (20/05/2022)

- Năm 2022 sốt xuất huyết có thể trở thành đại dịch?
Gắp mảnh xương lợn ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
- Gần 9,4 triệu F0 ở nước ta đã khỏi
- CDC Mỹ khuyến nghị tiêm vaccine Pfizer mũi thứ 3 cho trẻ 5-11 tuổi

Ngăn chặn bạo lực gia đình cần quy định chế tài mới (20/05/2022)

Theo số liệu thống kê, năm 2020, ở nước ta cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Không chỉ với phụ nữ mà tình trạng bạo lực với người già, trẻ em cũng diễn ra phổ biến với nhiều vụ việc nghiêm trọng thời gian qua. Như vụ việc bé 3 tuổi bị cha dượng đóng đinh vào đầu. Các vụ việc bạo hành về tinh thần liên quan đến các hành vi tạo áp lực trong học tập, sinh hoạt đã khiến nhiều em học sinh nhảy lầu tự tử thời gian qua.
Vậy cần có những giải pháp gì để ngăn chặn các hành vi bạo lực trong gia đình từ phía các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội. Các thành viên trong gia đình cần làm gì để đẩy lùi vấn nạn nhức nhối này. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Trần Thu Hương, chuyên gia Tâm lý học gia đình, Giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Những câu chuyện bên lề, những niềm vui bất ngờ tại Seagame 31 (20/05/2022)

Ngăn chặn bạo lực gia đình cần quy định chế tài mới.
- Vườn Quốc gia U Minh hạ - điểm du lịch sinh thái mới lạ

Nhà ở xã hội cho công nhân, lao động: Vì sao gỡ mãi vẫn tắc? (19/05/2022)

Vấn đề nhà ở tiếp tục nhận được sự quan tâm của hàng triệu công nhân lao động trên cả nước ngay khi Công đoàn Việt Nam lấy ý kiến để gửi về buổi Đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với công nhân lao động ngày 29/5 tới đây. Theo thống kê, cả nước hiện có 7 triệu lao động cần an cư, nhưng số lượng nhà ở mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu. Mới đây nhất, trong tọa đàm giữa Tung ương Đoàn và nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khóa XV với thanh niên công nhân, lao động, rất nhiều kiến nghị về chính sách nhà ở dành cho người thu nhập thấp được đưa ra. Vì sao cuộc đối thoại, diễn đàn nào công nhân cũng kiến nghị về chuyện này? Và làm thế nào để giúp họ an cư lạc nghiệp? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện công nhân công đoàn.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: