logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 133 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Singapore xóa bỏ một số kỳ thi nhằm giảm tải học đường (1/10/2018)

Singapore xóa bỏ một số kỳ thi nhằm giảm tải học đường (1/10/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2018

- Làm thế nào để mỗi cán bộ, đảng viên là một tấm gương.
- Nên hay không nên đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão?.
- Singapore xóa bỏ một số kỳ thi nhằm giảm tải học đường.

Có cách nào giải quyết triệt để nạn bạo lực học đường? (14/3/2023)

Có cách nào giải quyết triệt để nạn bạo lực học đường? (14/3/2023)

Ngày phát hành 15:42 | 14/3/2023

Ngày 12.3, trên mạng lan truyền video dài hơn 2 phút ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị nhóm người vật ngã, túm tóc, đánh hội đồng. Nạn nhân là em học sinh lớp 6, trường THCS Tân Phú, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, bị tấn công trên đường đi học về. Hình ảnh được ghi lại cho thấy nữ sinh lưng đeo cặp, bị một nhóm người đạp ngã, túm tóc, giẫm đạp vào đầu, dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu. Gia đình đã đưa em đến bệnh viện điều trị và giám định thương tật để có chứng cứ xử lý theo pháp luật đối với những kẻ đã hành hung em.
Trước đó cũng có nhiều vụ việc học sinh bị đánh hội đồng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đáng lo ngại, rất nhiều vụ việc chỉ bị phát hiện khi đã lan truyền các clip trên mạng xã hội. Vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn dù đã được cảnh báo nhiều lần? Cần làm gì để ngăn chặn triệt để những vụ việc tương tự xảy ra? Bà Nguyễn Thị Mai Thoa, Uỷ viên Thường trực, Uỷ ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận câu chuyện này.

Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh họp bất thường xem xét đề án sữa học đường (8/10/2018)

Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh họp bất thường xem xét đề án sữa học đường (8/10/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2018

- Trong khuôn khổ dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản, sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
- Hội đồng nhân dân TP.HCM họp bất thường xem xét đề án sữa học đường và dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch với tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.
- Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng thương mại giữa hai nước đang leo thang.
- Số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần tại Indonesia đã lên tới gần 2.000 người. Cơ quan giảm nhẹ thiên tai nước này cho biết: sẽ ngừng mọi hoạt động tìm kiếm nạn nhân mất tích từ ngày 11/10 tới.
- Bình luận: Đừng để người nông dân đơn độc - sau nhiều năm diễn ra tình trạng “được mùa mất giá”.

Chấn chỉnh bạo lực học đường: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa” (27/11/2020)

Chấn chỉnh bạo lực học đường: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa” (27/11/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2020

- Chấn chỉnh bạo lực học đường: Đừng để “bắt cóc bỏ đĩa”
Cần Thơ: Nữ sinh viên Đỗ Thị Hồng Bích 18 lần hiến máu nhân đạo

Ma tuý ngụy trang, xâm nhập học đường: Làm thế nào để nhận diện? (4/12/2023)

Ma tuý ngụy trang, xâm nhập học đường: Làm thế nào để nhận diện? (4/12/2023)

Ngày phát hành 16:58 | 4/12/2023

Nghi vấn kẹo bày bán trước cổng trường học có chứa ma túy, khiến học sinh ngộ độc khi ăn phải đã làm nóng mạng xã hội trong tuần qua. Mặc dù công an 2 địa phương là Hà Nội và Lạng Sơn đã khẳng định, những mẫu kẹo này không chứa chất ma tuý nhưng câu chuyện vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi ma túy thế hệ mới, đa dạng hình thức, mẫu mã, màu sắc, đã và đang “tấn công” giới trẻ với nhiều cách thức tinh vi. Bộ Công an cũng cảnh báo, bên cạnh phương thức, thủ đoạn truyền thống, các đối tượng tội phạm còn chế biến và sản xuất những loại ma túy mới chưa có trong danh mục cấm. Với nhiều kiểu ngụy trang, núp bóng thực phẩm chức năng, bánh kẹo, đồ uống; bằng vỏ bọc nhiều màu sắc và nhìn rất vô hại, những loại ma túy mới với nhiều tên gọi, như: “nước dâu”, “nước vui”, cà phê trắng... âm thầm len lỏi, tấn công giới trẻ.
Vậy cách nào để nhận diện ma túy mới ẩn mình dưới vỏ bọc thực phẩm, bánh kẹo? Giải pháp nào để ngăn ngừa loại hình tội phạm tinh vi này?Thượng tá Bùi Đức Thiêm, nguyên phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, cùng bàn luận về nội dung này.

Cảnh báo tình trạng ma túy xâm nhập học đường (27/10/2021)

Cảnh báo tình trạng ma túy xâm nhập học đường (27/10/2021)

Ngày phát hành 18:46 | 27/10/2021

Thời gian qua, những vụ việc như: 4 học sinh ở Hải Dương tẩm ma túy vào thuốc lào rồi dùng điếu cày để hút; nữ quái; trộn cần sa vào trà sữa đóng chai bán cho học sinh, sinh viên tại Lâm Đồng... khiến dư luận lo lắng về tình trạng ma túy xâm nhập học đường. Mới đây, việc 13 học sinh trường Trung học phổ thông Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh dương tính với ma túy sau khi ăn một loại “kẹo lạ” tiếp tục gây hoang mang trong xã hội. Dù công an tỉnh Quảng Ninh vừa kết luận, đây chỉ là “vụ ngộ độc thực phẩm chức năng”, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, song sự việc này một lần nữa cảnh báo tình trạng ma túy thẩm lậu vào học đường hiện nay với những hình thức rất tinh vi. Tiến sỹ Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên Cứu Tâm Lý Người Sử Dụng Ma Túy (gọi tắt là PSD) bàn luận về vấn đề này.

Sức khỏe học đường: Học sinh mong muốn gì ở “trường học hạnh phúc”? (14/12/2023)

Sức khỏe học đường: Học sinh mong muốn gì ở “trường học hạnh phúc”? (14/12/2023)

Ngày phát hành 8:9 | 15/12/2023

Lấy cảm hứng từ mô hình “happy school” của UNESCO, mô hình trường học hạnh phúc được bộ Giáo dục và đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được lan rộng ra nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước. Tùy theo điều kiện, mỗi địa phương, mỗi ngôi trường có những tiêu chí khác nhau về “trường học hạnh phúc” nhưng ba tiêu chí quan trọng có tính cốt lõi, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng vẫn luôn là định hướng để các trường theo đuổi. Vậy học sinh mong muốn gì ở một ngôi trường hạnh phúc. Chúng ta sẽ cùng ghé thăm một ngôi trường để tìm hiểu rõ hơn.

Tư vấn tâm lý học đường: Cần sự quan tâm, đầu tư tương xứng (30/9/2017)

Tư vấn tâm lý học đường: Cần sự quan tâm, đầu tư tương xứng (30/9/2017)

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2017

Khách mời: Tiến sĩ Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Chuyên viên tâm lý học đường Trần Thị Mạnh Linh, Trường Nguyễn Tất Thành.

Báo động rối loạn tâm thần tuổi học đường: Cần giải pháp đường dài (10/12/2020)

Báo động rối loạn tâm thần tuổi học đường: Cần giải pháp đường dài (10/12/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2020

Cách đây không lâu, một bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị cô giáo phê bình vì nói chuyện riêng trong lớp và yêu cầu làm bản kiểm điểm. Em đã tự tử. Đây là câu chuyện buồn được chia sẻ tại Hội thảo Rối loạn tâm thần tuổi học đường, tổ chức mới đây. Theo các chuyên gia đây là trường hợp trẻ mắc rối loạn tâm thần tuổi học đường để lại hậu quả nặng nề nhất, cách giải quyết vấn đề của trẻ hết sức bồng bột, manh động. Cần làm gì trước tình trạng rối loạn tâm thần tuổi học đường ngày càng gia tăng? Chúng tôi bàn nội dung này với sự tham gia của GS TS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam.

Sữa học đường: Chung tay vì tầm vóc Việt (08/10/2016)

Sữa học đường: Chung tay vì tầm vóc Việt (08/10/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 8/10/2016

Mới đây, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn TH đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện Chương trình Sữa học đường Quốc gia nhằm xây dựng những thế hệ trẻ khỏe mạnh, có thể lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề trọng tâm được đặt ra là làm thế nào để đảm bảo nguồn sữa học đường đạt chuẩn cho thế hệ tương lai và làm thế nào để tất cả trẻ em được thụ hưởng chính sách này. Chương trình hôm nay sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của 2 vị khách mời là bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH và GS.TS Lê Thị Hợp, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện là Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam.

Loạt bài “Đừng khóc một mình”. Bài 2: Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn? (30/6/2020)

Loạt bài “Đừng khóc một mình”. Bài 2: Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn? (30/6/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2020

Trong bài đầu tiên của loạt phóng sự “Đừng khóc một mình”, phát sóng Theo dòng Thời sự sáng qua, quý vị và các bạn đã phần nào cảm nhận được phần nào nỗi đau của gia đình, của các em nhỏ là nạn nhân của xâm hại tình dục. Đó còn là bức tranh toàn cảnh với những diễn biến phức tạp cho thấy xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều nơi, thậm chí ở cả gia đình, tổ ấm của các em, ở cả trường học, nơi được coi là an toàn. Liên tiếp những vụ việc được cho là quấy rối, xâm hại tình dục học đường diễn ra gần đây, đặc biệt trong tháng 6, Tháng hành động vì trẻ em đã khiến dư luận bức xúc. Và nó cũng làm bùng lên nỗi hoang mang, lo sợ cho môi trường giáo dục không an toàn mà mỗi ngày hàng triệu học sinh vẫn đang phải cắp sách đến trường. Mời quý vị nghe tiếp Bài 2 có tiêu đề: Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?

Bạo lực học đường gia tăng- cần coi trọng giáo dục nhân cách (15/10/2016)

Bạo lực học đường gia tăng- cần coi trọng giáo dục nhân cách (15/10/2016)

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2016

- Hoàn thiện thể chế, chống lại sự tha hóa trong cán bộ, đảng viên.
- Sáng tạo, đổi mới để khởi nghiệp và hội nhập thành công.
- Bạo lực học đường gia tăng- cần coi trọng giáo dục nhân cách.

Từ vụ việc bạo lực học đường ở trường quốc tế: Thấy gì về kỹ năng xử lý tình huống (31/5/2022)

Từ vụ việc bạo lực học đường ở trường quốc tế: Thấy gì về kỹ năng xử lý tình huống (31/5/2022)

Ngày phát hành 18:6 | 31/5/2022

Những ngày vừa qua, mạng xã hội “dậy sóng” khi một phụ huynh đã livestream tố việc con gái mình và 3 bạn nữ khác bị 1 nữ sinh trong trường quốc tế ở TP.HCM đánh bị thương tích và sang chấn tâm lý. Vị phụ huynh cho rằng, phía nhà trường thiếu trách nhiệm, không cho phép các phụ huynh gặp học sinh đã đánh con họ. Còn cộng đồng mạng chỉ trích nhà trường xử lý vụ việc chưa thỏa đáng. Trong khi đó, trong báo cáo gửi Sở GD&ĐT TP.HCM và Phòng GD&ĐT TP.Thủ Đức, Trường Quốc tế TPHCM – đơn vị chủ quản của Trường Quốc tế American Academy bày tỏ lo ngại khi các bên có liên quan có xu hướng lạm dụng truyền thông và các phương tiện trực tuyến, thực hiện thái độ hoặc hành vi kích động bắt nạt trực tuyến bằng cách phát tán một số thông tin cá nhân của học sinh. PGS TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ cùng bàn luận về câu chuyện này.

Nỗ lực ngăn chặn bạo lực học đường của Singapore

Nỗ lực ngăn chặn bạo lực học đường của Singapore

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2015

Cà Mau: Lan tỏa văn hóa đọc trong học đường (12/01/2024)

Cà Mau: Lan tỏa văn hóa đọc trong học đường (12/01/2024)

Ngày phát hành 21:49 | 12/1/2024

- Quy định mới về học phí phù hợp thực tiễn, giảm khó khăn cho học sinh, sinh viên
- Cà Mau: Lan tỏa văn hóa đọc trong học đường
- Điểm SAT của Mỹ thấp kỷ lục

123456789

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: