logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Vì sao giới trẻ Việt ngày nay “ngại” sinh con? (10/7/2020)

Lập gia đình, sinh con - những câu chuyện tưởng như đã thành điều rất bình thường trong quan niệm của người Việt Nam từ xưa đến nay- giờ đây đã có những thay đổi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra thế hệ 8X và 9X ngày càng không có hứng thú với chuyện hẹn hò, kết hôn và sinh con.
Vì sao giới trẻ Việt ngày nay, nhất là giới trẻ ở các thành phố lớn, có tâm lý “ngại” sinh con? Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả đáng lo ngại gì? Giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Bàn luận về câu chuyện này, khách mời là TS. Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế).

Chuyển biển vàng ô tô có gây tốn kém chi phí và thời gian cho doanh nghiệp? (9/7/2020)

Theo lộ trình, tới đây, khoảng 1,6 triệu xe kinh doanh vận tải phải đổi sang biển số màu vàng. Đây là nội dung mới đáng chú ý được quy định trong thông tư 58 về quy trình cấp, thu hồi đăng ký biển số xe cơ giới đường bộ vừa được Bộ Công an ban hành. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ 1-8 và thay thế thông tư số 15/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe. Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định này.
- Bàn về vấn đề này, Khách mời là ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

Luật Thư viện chính thức có hiệu lực: Dấu mốc quan trọng chấn hưng văn hóa đọc (8/7/2020)

Nhiều năm nay, hệ thống thư viện ở nước ta, nhất là thư viện công cộng hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và yêu cầu phát triển của ngành. Trong khi đó, nhận thức của xã hội về vai trò của văn hóa đọc và thư viện còn hạn chế, người dân chưa thực sự quan tâm đến việc đọc. Hoạt động thư viện nhìn chung còn gặp khó khăn về kinh phí hoạt động. Vì vậy, đã có 2 thư viện cấp tỉnh bị sáp nhập với bảo tàng. Kinh phí đầu tư cho thư viện chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiều thư viện trong tình trạng xuống cấp về trụ sở, trang thiết bị lạc hậu. Hơn 30% thư viện cấp huyện không được cấp kinh phí để bổ sung tài liệu. So với các nước trong khu vực, hoạt động thư viện ở nước ta vẫn còn có khoảng cách khá xa về trình độ phát triển.
Từ ngày 1/7/2020, Luật Thư viện chính thức có hiệu lực mở ra trang mới cho thúc đẩy hoạt động thư viện phát triển, đồng thời nâng cao vị trí thư viện là “nhạc trưởng” cùng các ngành liên quan và toàn xã hội thúc đẩy văn hóa đọc tại Việt Nam. Tuy nhiên, để các quy định của Luật Thư viện đi vào cuộc sống cần có một lộ trình và sự thay đổi về tư duy, cách làm của những người làm thư viện cũng như sự quan tâm đầu tư của xã hội. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của người tâm huyết với hoạt động thư viện cũng như văn hóa đọc, đó là anh Nguyễn Quang Thạch, người sáng lập Sách hóa nông thôn.

Khẩn cấp ứng phó với dịch bạch hầu (7/7/2020)

Bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan mạnh, diễn biến nhanh dù đã có vắc xin tiêm phòng, hệ thống y tế dự phòng các địa phương đều đang nỗ lực dập dịch. Song để có một chiến lược tổng thể trong phòng chống và ngăn ngừa bạch hầu trở lại, ngành y tế cần có những biện pháp khẩn cấp gì để kiểm soát, dập dịch? Để tìm hiểu những biện pháp khẩn cấp ứng phó với bạch hầu, BTV Thúy Ngà trao đổi với khách mời là PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng. Ông vừa trở về sau chuyến công tác vào vùng dịch bạch hầu tại Tây Nguyên.

Tư nhân hóa, “xóa sổ” trường chuyên: Ý tưởng đột phá hay đề xuất cực đoan? (6/7/2020)

Thời gian qua, nhiều phụ huynh chuyền tay nhau những bức ảnh chụp danh sách thí sinh được lọt vào vòng xét tuyển lớp 6 của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (trường Ams) với kết quả học tập tất cả các môn đều đạt điểm 10 từ lớp 1 đến lớp 5. Đáng chú ý, quan điểm nên “bán trường Ams” nói riêng và “xóa sổ” hệ thống trường chuyên nói chung từ một số chuyên gia đã gây nhiều tranh luận trên các diễn đàn. Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Thanh Sơn – Người từng nhiều năm làm ở vị trí quản lý trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình sẽ bàn về câu chuyện này.

Tác động của Nghị định 100, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ-đường sắt sau 6 tháng thực thi (3/7/2020)

Đầu năm nay, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, có nhiều quy định mới nhằm hiện thực hóa quy định cấm người đã uống rượu, bia nhưng tham gia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định 100 là các quy định về tăng mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn.
Tròn 6 tháng nghị định 100 có hiệu lực, nghị định 100 có hiệu quả ra sao, thay đổi hành vi của người tham gia giao thông như thế nào? Có hay không sự lơ là, không tuân thủ quy định của người tham gia giao thông? Đây là vấn đề bàn luận cùng khách mời là luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh - Thiên Thanh, đoàn luật sư Hà Nội.

Kích cầu du lịch: làm sao để giảm giá phải đi đôi cùng chất lượng? (2/7/2020)

Kể từ 1/7/2020 “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020” sẽ diễn ra trên phạm vi toàn quốc với rất nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn. Điểm mới của Chương trình khuyến mại năm nay là các doanh nghiệp có thể cung cấp mức khuyến mãi cho khách hàng lên tới 100% thay vì tối đa chỉ là 50% như mọi năm. Rất nhiều doanh nghiệp lữ hành đã đưa ra thị trường những tour du lịch với mức giảm giá kịch sàn phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng. Đây cũng là thời điểm để ngành du lịch phục hồi sau một thời gian trầm lắng do dịch Covid-19.
Các công ty du lịch đua nhau giảm giá như vậy liệu chất lượng dịch vụ có được đảm bảo hay không? Giải đáp câu hỏi này, khách mời là ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc công ty du lịch AZA Travel.

Bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên: Làm sao để xóa bỏ rào cản khiến người giỏi “quay lưng”? (1/6/2020)

Bỏ biên chế suốt đời đối với giáo viên: Làm sao để xóa bỏ rào cản khiến người giỏi “quay lưng”? Dòng chảy sự kiện hôm nay sẽ bàn luận câu chuyện này với sự tham gia của chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Dịch bạch hầu: Ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh từ “vùng lõm” tiêm chủng (30/6/2020)

Thời điểm này, cả nước đã ghi nhận các ổ dịch bạch hầu tại một số tỉnh miền Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh với hàng chục bệnh nhân dương tính, trong đó có 1 bệnh nhân tử vong, 1 người trong tình trạng nguy kịch. Vì sao một bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng ngừa, tưởng chừng đã được kiểm soát, đẩy lùi nay lại xuất hiện những ổ dịch rải rác khiến cộng đồng hoang mang? Làm sao để ngăn chặn nguy cơ bệnh bạch hầu nói riêng, các bệnh dịch nguy hiểm nói chung bùng phát từ những “vùng lõm” về tiêm chủng? Khách mời là ông Phạm Hùng, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng sẽ cùng phân tích về nội dung này.

Nghi vấn phi công sử dụng bằng giả: Nguy cơ khôn lường! (29/6/2020)

Nghi vấn phi công sử dụng bằng giả, khiến cho chúng ta đặt ra rất nhiều câu hỏi, đó là phải chăng đang có một lỗ hổng trong việc tuyển chọn phi công? Làm thế nào để ngăn ngừa, phát hiện bằng cấp không đúng quy định? Bàn luận về nội dung này trong Dòng chảy sự kiện hôm nay là PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia về lĩnh vực hàng không, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Tư nhân hóa, “xóa sổ” trường chuyên: Ý tưởng đột phá hay đề xuất cực đoan? (26/06/2020)

Thời gian qua, nhiều phụ huynh chuyền tay nhau những bức ảnh chụp danh sách thí sinh được lọt vào vòng xét tuyển lớp 6 của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (trường Ams) với kết quả học tập tất cả các môn đều đạt điểm 10 từ lớp 1 đến lớp 5. Đáng chú ý, quan điểm nên “bán trường Ams” nói riêng và “xóa sổ” hệ thống trường chuyên nói chung từ một số chuyên gia đã gây nhiều tranh luận trên các diễn đàn.
TS Nguyễn Đức Thành - một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam, cũng là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 nêu ra quan điểm cần phải xóa bỏ ngôi trường này và cả các trường chuyên… khiến cho không ít người phải ngỡ ngàng
Đề xuất đã tạo ra một cuộc tranh luận nảy lửa và nhiều ý kiến trái chiều. Cuộc tranh luận tiếp tục với câu chuyện nên hay không nên duy trì hệ thống trường chuyên? Nếu duy trì, hệ thống trường này phải thay đổi ra sao? Vậy đây là ý tưởng đột phá, thúc đẩy giáo dục phát triển, hay là đề xuất mang tính cực đoan, thiếu căn cứ pháp lý
Khách mời là Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Thanh Sơn – Người từng nhiều năm làm ở vị trí quản lý trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình, cùng bàn luận về vấn đề này.

Kỳ tích điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam (24/6/2020)

Sau gần 100 ngày điều trị, bệnh nhân 91 người Anh đã hồi phục như một kỳ tích. Trước đó, tại miền Bắc, bệnh nhân số 19 cũng 3 lần ngừng tuần hoàn trong một đêm đã được các y bác sỹ cứu sống. Rồi có hàng chục bệnh nhân Covid-19 nặng người Việt và người nước ngoài đã được đội ngũ y bác sỹ ba miền điều trị khỏi. Cho đến hôm nay, thành công trong công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế ghi nhận.
Vậy phía sau những thành công này, các thầy thuốc đã trải qua những giờ phút “cân não” ra sao? Bài học thành công trong điều trị cho bệnh nhân Covid-19 là gì và từ sau những ngày cao điểm phòng chống dịch, nền y tế Việt Nam có điều kiện để bứt phá, phát triển hiện đại hơn? Bàn vè nội dung này, khách mời là GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, thành viên Tiểu ban Điều trị bệnh nhân Covid-19 quốc gia.

Liên tiếp xảy ra các vụ phạm tội nghiêm trọng: Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (23/6/2020)

Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an vừa bắt giữ 1 băng nhóm cướp tài sản với thủ đoạn đầy tinh vi, táo tợn. Chúng đe doạ, đánh đập… để ép vợ chồng nạn nhân phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu để truy cập vào ví điện tử mà từ đó chuyển tiền qua tài khoản của chúng với khoảng 35 tỷ đồng. Đây chỉ là một trong nhiều vụ phạm tội với tính chất, thủ đoạn, phương thức mới, tinh vi, phức tạp thời gian gần đây. Đáng nói hơn, đối tượng phạm tội thường thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật có tính chất liên tiếp, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Thực trạng này nói lên điều gì? Và cần có giải pháp nào để phòng ngừa, xử lý nghiêm? Đây là chủ đề được bàn luận trong dòng chảy sự kiện với sự tham gia của vị khách mời là Đại tá, PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Viện Khoa học Cảnh sát, Học viện Cảnh sát nhân dân.

Học sinh đi trải nghiệm thực tế: Làm sao kiểm soát được rủi ro? (19/6/2020)

Vào các dịp tổng kết năm học, trước khi nghỉ hè, nhiều trường lớp thường tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại, đi trải nghiệm thực tế ở nhiều nơi, để các học trò nâng cao hiểu biết, tăng thêm sự gắn bó trong tập thể.
Trải nghiệm thực tế là một trong những hoạt động giáo dục góp phần phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động này càng được chú trọng hơn. Thế nhưng, vẫn còn những vấn đề cần đặt ra với đối với hoạt động này. Các vụ tai nạn dẫn tới thương tích thậm chí là tử vong đối với học sinh trong các chuyến trải nghiệm đặt ra hàng loạt vấn đề cho các trường và các cơ quan quản lý, như có nên tổ chức cho học sinh đi học tập trải nghiệm quá xa? Tổ chức thế nào cho an toàn? Làm sao để các em tham gia một cách tích cực và hiệu quả? BTV Lê Thu trao đổi với khách mời là Tiến sĩ Vũ Việt Anh – Tổng Giám đốc Học viện Thành Công.

Nghiện game online: Đam mê ảo, hậu quả thật (18/6/2020)

Game online là một trò chơi giải trí, mà nếu không kiểm soát được sẽ rất nguy hiểm. Việc chơi và nghiện game quá mức dễ làm cho người chơi, nhất là trẻ em trở nên mê muội, suốt ngày cứ quay cuồng trong thế giới ảo giác của các tình huống trong game online. Tác hại của game online thậm chí nguy hiểm hơn cả ma túy. Nghiện game online: Đam mê ảo, hậu quả thật là câu chuyện chúng tôi bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của PGS TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia HN.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: