logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nhà xe, bến xe và hành khách đi xe cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại? (31/7/2020)

Giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong vận tải hành khách. Chính vì vậy, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc triển khai các phương án tổ chức giao thông thuận tiện, an toàn là rất quan trọng, đòi hỏi các đơn vị quản lý, các nhà xe, bến xe phải có sự chủ động và nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng thời người dân cũng cần tự ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông đường bộ trong bối cảnh này.
Để thực hiện thành công Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, mọi người tham gia giao thông đường bộ cần có những cách hiểu đúng, làm đúng và tuân thủ các quy định để cùng tham gia giao thông an toàn. Khách mời là ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cùng trao đổi về nội dung này.

Để không còn “lỗ hổng” trong công tác phòng chống dịch Covid-19: Ý thức của người dân cần đặt lên hàng đầu (30/7/2020)

Các ca mắc mới COVID-19 lây lan trong cộng đồng liên tục được công bố trong những ngày qua. Từ 0h ngày mai (31/07), Hội An sẽ là địa phương thứ hai (sau thành phố Đà Nẵng) chuyển sang trạng thái mới, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Những thông tin về dịch bệnh Covid-19 ở nước ta một lần nữa nhắc nhở chúng ta không được lơ là, chủ quan trước dịch bệnh. Để không còn những “lỗ hổng” trong phòng chống dịch Covid-19, thì chính mỗi người dân cần có ý thức chủ động trong việc phòng, chống dịch; tuân thủ nghiêm các các qui định của pháp luật. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi bàn luận về câu chuyện này, với sự tham gia của vị khách mời là nhà báo Bùi Hoàng Tám ở báo Dân trí.

Mục tiêu cho con vào trường danh giá gây áp lực ra sao? (29/7/2020)

Sau mỗi kỳ thi, có những học sinh khi kết quả thi không như mong muốn đã rơi vào trạng thái sốc, trầm cảm, thậm chí tự vẫn. Những hành động tiêu cực này có thể xuất phát từ áp lực mà các em tự đặt ra cho bản thân, nhưng cũng có một tỷ lệ không nhỏ là những áp lực từ phía cha mẹ, gia đình.
Liệu ngôi trường các con học có phải là thể diện của bố mẹ? Mục tiêu vào trường danh giá gây áp lực ra sao? Nó có phải là tiêu chí để tạo ra giá trị của con người? Nội dung này được bàn luận với khách mời là PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Nhà sáng lập chương trình toán Pomath, người được Tạp chí Forbes vinh danh là 1 trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.

Để không còn “lỗ hổng” trong phòng chống dịch Covid-19: Ý thức của người dân cần đặt lên hàng đầu (28/7/2020)

Chỉ trong vòng 5 ngày, tại Đà Nẵng đã công bố hơn 1 chục ca mắc Covid-19. Từ 0 giờ hôm nay, thành phố Đà Nẵng chuyển sang trạng thái mới, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Những thông tin về dịch bệnh Covid-19 ở nước ta một lần nữa nhắc nhở mọi người không được lơ là, chủ quan trước dịch bệnh.
Để không còn những “lỗ hổng” trong phòng chống dịch Covid-19, chính mỗi người dân cần có ý thức chủ động phòng, chống dịch; tuân thủ nghiêm các qui định của pháp luật. Cùng bàn luận về câu chuyện này với sự tham gia của vị khách mời là nhà báo Bùi Hoàng Tám, Báo Dân trí.

Ca mắc Covid-19 trong cộng đồng và khoảng trống đáng lo nào khi F0 còn mất dấu? (27/7/2020)

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, đến thời điểm này, chúng ta ghi nhận 14 ca mắc trong cộng đồng. Ban chỉ đạo nhận định, do chưa tìm thấy F0 nên số ca mắc trong cộng đồng thời gian tới sẽ gia tăng. Ngoài phong tỏa, cách ly, xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh, ngành y tế cũng đang ráo riết điều tra, truy vết, xác định nguồn lây, kịp thời khoanh vùng dập dịch. Song cho đến lúc này, công tác truy vết còn gặp những khó khăn gì khiến chúng ta chưa thể xác định được nguồn lây của các ca bệnh này? Những khoảng trống đáng lo nào khi F0 còn mất dấu? Để tìm hiểu câu chuyện này, trong Dòng chảy sự kiện chiều nay, khách mời của chương trình là TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Thúc đẩy học sinh Việt Nam “du học trong nước”: Cơ hội nhiều, thách thức cũng không ít (24/7/2020)

Hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học ở các nước phải chuyển sang hình thức học trực tuyến, môi trường xã hội ở nhiều nước phải thực hiện cách ly. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến người học ở các nước, trong đó có lưu học sinh Việt Nam học tập tại nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Các trường đại học của Việt Nam vẫn mở cửa đón nhận sinh viên và thực hiện các hoạt động đào tạo một cách bình thường. “Du học tại chỗ” với chương trình học trong nước là lựa chọn an toàn khi đại dịch chưa biết khi nào mới kiểm soát được ở các nước. Điều này đặt ra cơ hội và cả thách thức đối với ngành giáo dục trong việc làm sao thúc đẩy các chương trình đào tạo quốc tế đối với bậc đại học để thu hút học sinh du học tại chỗ. Ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và đào tạo và em Lê Vũ Anh Thư – du học sinh trường Đại học La Trone (Australia).

"Sugar Daddy": Hẹn hò mạng xã hội hay hình thức mại dâm trá hình (23/7/2020)

"Sugar Daddy": Xu hướng hẹn hò mạng xã hội hay hình thức mại dâm trá hình?- Khách mời của chương trình là Chuyên gia Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh sẽ cùng đề cập vấn đề này.

Làm gì để trẻ em có được kỳ nghỉ hè vui tươi, bổ ích và an toàn? (22/7/2020)

Các con nghỉ hè ở nhà, bố mẹ không ngừng lo lắng - Đây không chỉ là chuyện của riêng gia đình nào, cũng không phải là vấn đề mới, nhưng luôn luôn làm các ông bố, bà mẹ “đau đầu” tìm giải pháp mỗi dịp hè về. Trong khi các em nhỏ ở thành phố thì đa phần chỉ ở nhà, làm bạn với điện thoại, ipad, chơi trò chơi điện tử..., thì trẻ em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa phải tự lo cho mình, đối mặt với hiểm họa đuối nước, tai nạn thương tích... Làm gì để trẻ em có được kỳ nghỉ hè vui tươi, bổ ích và an toàn? PGS-TS Phạm Mạnh Hà, Khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ bàn về câu chuyện này.

Nhiều vấn đề tác động tiêu cực nỗ lực quảng bá, xúc tiến du lịch – cơ quan chức năng lên tiếng (21/7/2020)

Du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19. Từ sau giãn cách xã hội, ngành du lịch đang thúc đẩy nhiều giải pháp nhằm thu hút khách tham quan, nghỉ dưỡng và sử dụng các dịch vụ sẵn có, với hy vọng kéo đà tăng trưởng. Thế nhưng, ở nhiều nơi đã, đang xuất hiện những cuộc chạy đua – chỉ chăm chăm thu hút càng nhiều khách tham quan càng tốt. Lợi dụng đợt cao điểm nhu cầu du lịch, cũng đã xuất hiện những kẻ lừa đảo, trục lợi, gây bức xúc, lo lắng trong dư luận - ảnh hưởng nỗ lực xúc tiến quảng bá toàn ngành du lịch Việt Nam sau nhiều thành công phòng, chống dịch. Đây là vấn đề đáng bàn, cùng với 2 khách mời là bà Bùi Thanh Thủy – Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Đại học Văn hóa và ông Đinh Ngọc Đức – Vụ trưởng Vụ Thị trường, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Giải pháp nào quản lý các cuộc thi sắc đẹp phản cảm với mục đích trục lợi từ các danh hiệu.(17/07/2020)

Bộ VH-TT-DL vừa làm việc với Ủy ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến về việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn, trong đó có phân cấp tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu… Một lần nữa câu chuyện: Làm gì để “dẹp loạn” thi sắc đẹp lại nhận được được sự quan tâm cũng như bàn luận sôi nổi của người dân, cộng đồng mạng. Khách mời : ông Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Kích cầu du lịch: Giảm giá phải đi đôi với nâng cao chất lượng. (16/07/2020)

Sau khi bỏ giãn cách vì dịch Covid-19, nhiều công ty du lịch, nhiều địa phương đưa ra những “gói” du lịch rất hấp dẫn và đảm bảo chất lượng. Đã xuất hiện nhiều tín hiệu vui từ chương trình kích cầu du lịch như vậy. Khách mời: Ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc công ty du lịch AZA Travel sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Kiểm soát giá sách giáo khoa mới bằng cơ chế nào? (15/7/2020)

Trước tình trạng một số NXB kê khai giá của một số bộ sách giáo khoa (SGK) cao hơn sách hiện hành 3-4 lần, đặt ra yêu cầu phải có giải pháp cấp bách để điều tiết giá đảm bảo công bằng giữa các NXB và thực hiện mục tiêu an sinh xã hội. GS.TS Phạm Hồng Tung, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS Giáp Văn Dương – người sáng lập hệ thống giáo dục Giapshool cùng bàn luận về nội dung này.

Thí sinh xét tuyển Đại học 2020 giảm: Mừng hay lo? (14/7/2020)

Năm nay thí sinh dự thi để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học giảm gần 10.000 người so với năm ngoái, dù chỉ tiêu ĐH năm nay tăng (khoảng 10% so với năm trước – tức trên 500.000 chỉ tiêu). Tuy nhiên, ngoại trừ các trường ĐH top trên (chiếm chưa tới 10%) sử dụng chủ yếu phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, hầu hết các trường còn lại đều tăng mạnh chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển học bạ.
Tỉ lệ thí sinh dự thi để xét tuyển ĐH giảm, đồng nghĩa với tỉ lệ thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp tăng. Trong tổng số 900.152 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, có tới 257.030 thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp (chiếm gần 29%). Trong khi năm trước, tỉ lệ thí sinh dự thi với mục đích chỉ để xét tốt nghiệp chiếm 25,2%.
Những số liệu này nói lên điều gì, chúng ta nên mừng hay lo? Giải đáp những băn khoăn này, khách mời là TS Nguyễn Thị Kim Phụng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT.

Làm thế nào xử lý dứt điểm tình trạng karaoke loa kéo gây ồn ào tại khu dân cư? (13/7/2020)

Thú vui hát karaoke tại nhà đang ngày càng trở nên phổ biến. Và chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu người hát không làm phiền đến cộng đồng. Thực tế tại nhiều địa phương, người hát karaoke tại nhà đã sử dụng thùng loa di động (còn gọi là loa kéo), mở nhạc lớn, hát kéo dài nhiều giờ đồng hồ, gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến giấc ngủ, đời sống của những hộ xung quanh. Câu chuyện này sẽ được chúng tôi cùng bàn với vị khách mời là PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học).

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: