logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Tại sao nam, nữ nên kết hôn trước 30 tuổi? (6/5/2020)

Tại sao nam, nữ nên kết hôn trước 30 tuổi? Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi nào là đẹp nhất? Và nếu sinh đủ 2 con, bạn sẽ được ưu tiên như thế nào trong thuế thu nhập cá nhân; các khoản đóng góp công ích? Còn với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn sẽ phải có trách nhiệm đóng góp như thế nào cho xã hội, cộng đồng? Nội dung này được Biên tập viên Lê Tuyết trao đổi cùng Thạc sỹ Nguyễn Văn Tân, Nguyên Tổng cục Phó Phụ trách, Tổng cục Dân số.

Chiến dịch 10.000 việc làm vì cộng đồng - Chống thất nghiệp mùa dịch (5/5/2020)

Với mong muốn đào tạo, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho hàng nghìn ứng viên thất nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19, vừa qua, Thành đoàn Hà Nội đã kết nối với các đối tác và nhà tuyển dụng triển khai “Chiến dịch 10.000 việc làm vì cộng đồng - Chống thất nghiệp mùa dịch”. Chương trình đã kêu gọi được gần 1.000 doanh nghiệp tham gia và đã giúp được hơn 10.000 người tìm được việc làm ưng ý, ổn định cuộc sống sau đại dịch.
Làm gì để phát huy hiệu quả của chiến dịch này trong giai đoạn tiếp theo và lan tỏa ý nghĩa tích cực đến toàn cộng đồng? Bàn luận về câu chuyện này, khách mời là anh Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội.

Cảnh báo nguy cơ từ vay tiền trực tuyến (4/5/2020)

Chỉ cần bạn gõ từ khóa “vay tiền online” trên trang web tìm kiếm hoặc cửa hàng ứng dụng điện thoại thư App store sẽ thấy rất nhiều ứng dụng vay tiền online với những câu mời chào rất hấp dẫn như vay nhanh, vay nhiều, lãi suất thấp, chỉ cần xác minh online. Thế nhưng khi bước vào giao dịch vay tiền này thì nhiều người mới nhận ra mặt trái của nó, tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy. Vậy hình thức vay tiền online này hoạt động dựa trên cơ chế nào, đã có quy định pháp lý gì cho hình thức vay này? Người tiêu dùng cần làm gì để không dính bẫy của tín dụng online? Khách mời là Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ giúp công nhân lao động duy trì việc làm và thu nhập trong bối cảnh dịch bệnh (1/5/2020)

Đến nay, có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên do ảnh hưởng dịch COVID-19. Điều mà người dân quan tâm lúc này là liệu tháng 5 này, cơ hội việc làm với người lao động có rộng mở hơn? Giữa thời điểm khó khăn này, người lao động có thể tìm trợ giúp ở đâu để tìm kiếm và kết nối công việc phù hợp một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất? Công đoàn Việt Nam có những chính sách gì hỗ trợ thích hợp để công nhân duy trì việc làm, thu nhập ổn định thời gian tới? Biên tập viên Đài TNVN trao đổi cùng ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về vấn đề này.

Chiến lược nào sẽ triển khai để kích cầu du lịch nội địa sau khi dịch bệnh được kiểm soát? (29/4/2020)

Năm nay, ngành du lịch Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp lao đao, lao động mất việc làm. Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày, nhiều người, nhiều gia đình đã có kế hoạch cho các chuyến du lịch ở những địa điểm gần. Tuy nhiên, nhiều công ty lữ hành lớn đều bày tỏ sự thận trọng khi tư vấn khách hàng để tái khởi động thị trường phù hợp với tình trạng “bình thường mới”. Vậy chiến lược nào sẽ được triển khai để kích cầu du lịch nội địa sau khi dịch bệnh được kiểm soát?

Trường nghề đầu tư thiết bị giảng dạy 4.0: Không còn là xu thế !" (28/4/2020)

COVID-19 đã khiến hoạt động giáo dục nói chung, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nói riêng ngưng trệ, gián đoạn. Mặc dù cơ quan quản lý và nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã nỗ lực tiếp cận-triển khai phương pháp dạy-học trực tuyến, nhưng với đặc thù 80% là thực hành, dạy nghề online không hề đơn giản.

Mùa dịch Covid-19: Khám chữa bệnh là phải an toàn! (27/4/2020)

Khám chữa bệnh trực tuyến thì khác khám chữa bệnh thông thường như thế nào? Những điều người bệnh quan tâm nhất, hay có thắc mắc nhất được gửi đến các thầy thuốc ở ứng dụng VOV Bacsy 24 trong mùa dịch Covid 19? Ông Vũ Quang, phụ trách Dự án VOV Bacsy 24, Đài Tiếng nói Việt Nam trò chuyện về nội dung này.

Nâng khống giá trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh? (24/4/2020)

Trong bối cảnh cả nước đang chung tay, đồng lòng ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, người dân, doanh nghiệp nhường cơm, sẻ áo cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (Gọi tắt là CDC) đã thông đồng với 1 số cá nhân nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống xét nghiệm Covid-19. Đây là vụ việc được dư luận đặc biệt quan tâm trong ngày vừa qua. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội. Lực lượng chức năng đồng thời khởi tố và bắt bị can Nguyễn Nhật Cảm, sinh năm 1963, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và 6 bị can khác. Cùng đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các lệnh trên.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung khẩn trương làm rõ hành vi của các bị can, thu hồi tài sản Nhà nước và tiến hành điều tra mở rộng vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Câu hỏi đặt ra là, đâu là kẽ hở khiến những đối tượng này dễ dàng trục lợi, có hay không hàng loạt tỉnh thành phố khác có liên quan đến vụ việc này. Làm gì để kiểm soát được tình trạng trục lợi tương tự? Biên tập viên Lê Tuyết trao đổi với khách mời là ông Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ với chủ đề: "Nâng khống giá trang thiết bị chống dịch Covid-19: Làm gì để ngăn chặn trục lợi từ dịch bệnh?".

Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 sẽ thay đổi như thế nào? (23/4/2020)

Tại phiên họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống COVID-19 diễn ra vào chiều 22/4 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình bày phương án tổ chức kỳ thi THPT 2020. Theo đó, vẫn tổ chức kỳ thi THPT nhưng chủ yếu để xét tốt nghiệp. Việc xét tuyển đại học sẽ trả về cho các trường đại học theo đúng tinh thần tự chủ tuyển sinh. Phương án này đưa ra khiến dư luận băn khoăn rằng sẽ quay lại cách thi cử phức tạp, tốn kém như nhiều năm, trước khi các trường đại học thi tuyển sinh riêng. Học sinh phải thi 2 lần - vẫn phải thi tốt nghiệp và vẫn thi đại học. Học sinh lớp 12 có bị thiệt thòi không khi đang học và ôn tập theo đề minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó? Để giải đáp những băn khoăn này, Biên tập viên Đài TNVN đã trao đổi với PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và đào tạo.

Doanh nghiệp, người dân chung sống an toàn với đại dịch Covid-19 để phát triển (22/4/2020)

"Chung sống an toàn để phát triển"- đó là thông điệp mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã nhấn mạnh 4 an toàn trong thời điểm này, đó là sản xuất an toàn, đi lại an toàn, đến trường an toàn và khám chữa bệnh an toàn. Vậy, sự điểu chỉnh ấy sẽ được thực hiện như thế nào? Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của khách mời là ông Nguyễn Sỹ Dũng, Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và bà Phạm Ngọc Thủy, Phó GĐ Thường trực Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

“Thắp lửa” văn hóa đọc thời Covid-19: Sống “chậm” để tìm giá trị bình yên (21/4/2020)

Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khó lường với những tin tức cập nhật cả ở trong nước và quốc tế. Những điểm bùng phát dịch mới, những người đã chiến đấu suốt vài tháng qua, những con số làm chúng ta thấy kiệt sức và lo sợ. Ở những điểm nóng về dịch bệnh, chúng ta vẫn đang trong những ngày cách ly xã hội. Dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều sự kiện lớn về sách, xuất bản phải hủy, hoãn, hoặc đóng cửa. Phố sách Hà Nội đóng cửa, hàng loạt hội sách Mùa Xuân do các đơn vị phát hành, nhà xuất bản, các nhà sách tổ chức cũng phải hủy, hoãn… Tuy nhiên, một điểm sáng của ngành in và xuất bản thời gian này là số lượng sách bán qua hình thức online và sách điện tử đã tăng mạnh.
Nhìn ở góc độ tích cực sẽ thấy việc trường học, công sở, nhà hàng, quán ăn... đóng cửa và công dân thực hiện việc hạn chế đi lại, tiếp xúc để phòng tránh dịch Covid-19 lại chính là “cơ hội vàng” cho văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, từ cá nhân, gia đình cho đến cơ quan, đoàn thể. Đây cũng là cơ hội để mỗi người chúng ta sống “chậm” bằng nhiều cách, trong đó có việc tĩnh tâm, tập trung đọc sách vừa để thu nạp thêm kiến thức, đồng thời cũng là cách mà nhiều người lựa chọn để nạp thêm năng lượng tích cực, bình tĩnh đi qua những tháng ngày gian khó... Nhân Ngày Sách Việt Nam 21/4, trao đổi với dịch giả Nguyễn Quốc Vương, nhà nghiên cứu và hỗ trợ phát triển phong trào văn hóa đọc tại Việt Nam.

Hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa - bước tiến công nghệ trong lĩnh vực y khoa (20/4/2020)

Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Y tế vừa tiến hành thí điểm khám bệnh từ xa trên nền tảng công nghệ. Có thể khẳng định, đây là một bước tiến về công nghệ trong lĩnh vực y khoa. Vậy tính hiệu quả của nó đến đâu và người bệnh sẽ được hưởng lợi như thế nào từ việc chẩn bệnh từ xa? Để giúp quý vị rõ hơn về điều này, chúng tôi sẽ có cuộc trao đổi trực tiếp qua điện thoại với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Hỗ trợ người lao động mất việc do Covid-19: “Phao cứu sinh” trong mùa dịch bệnh (17/4/2020)

Đối mặt với áp lực "cơm áo, gạo tiền" đè nặng, người lao động tìm đến một điểm tựa, đó là: bảo hiểm thất nghiệp. Đây được coi là chiếc “Phao cứu sinh” của người lao động trong mùa dịch bệnh. Làm gì để đảm bảo thực hiện chính sách về Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hiệu quả? Có cách thức nào hỗ trợ bền vững nhất cho lao động trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn kéo dài? Bàn luận vấn đề này, khách mời là ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Đăng thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào? (16/4/2020)

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thì một dạng virus khác cũng có cơ hội ăn theo, đó là virus “tin giả”. Mặc dù là tin giả nhưng hệ lụy của nó rất thật, không chỉ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các cá nhân, tổ chức, gây nhiễu loạn, tâm lý hoang mang cho xã hội mà còn ảnh hưởng đến công cuộc phòng chống đại dịch của toàn xã hội. Vậy tung tin đồn thất thiệt trên mạng sẽ bị xử phạt như thế nào? Làm gì để triệt tiêu vấn nạn tung tin giả trên mạng? Luật sư Đặng Văn Cường, trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp sẽ lý giải vấn đề này.

“ATM gạo” – lan tỏa những cách làm từ thiện sáng tạo trong dịch bệnh (15/4/2020)

Nói đến ATM hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc rút tiền. Thế nhưng ATM mà lại rút được gạo, những hạt gạo chia sẻ yêu thương dành cho những người có hoàn cảnh khăn trong mùa dịch, đây là điều vô cùng đặc biệt. Những ngày qua, điều đặc biệt đó đang được các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp triển khai khắp từ Nam ra Bắc, ở nhiều địa phương khác nhau. Ông cha ta có câu “Một miếng khi đó bằng một gói khi no”. Những dòng gạo chảy ra từ những cây ATM gạo không chỉ làm vơi đi khó khăn và gian nan, mà còn giúp lan tỏa thông điệp “Chia sẻ yêu thương – để không ai bị bỏ lại phía sau”. Sau khi những cây ATM gạo đầu tiên đi vào hoạt động tại TPHCM thì ở nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này, trong đó có thành phố Hà Nội với 2 cây ATM gạo được lắp đặt rất nhanh chóng tại 2 nhà văn hóa Nghĩa Tân và Bắc Từ Liêm. Và người làm nên những cây ATM gạo nghĩa tình tại Hà Nội là ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Book và những cộng sự của mình.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: