Để phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 gây ra, gần 1 tháng nay học sinh, sinh viên trên cả nước đều được nghỉ học. Hầu hết phụ huynh đồng tình với việc nghỉ học, tuy nhiên lúc này rất nhiều phụ huynh lo lắng là cần làm gì để con trẻ được an toàn trước tình hình phức tạp của dịch bệnh?. Trong chương trình hôm nay Chuyên gia tâm lý lý Đỗ Thị Trang sẽ chia sẻ về nội dung này.
Hiện đã có 15/16 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh. Việt Nam đã hoàn toàn chủ động trong việc ứng phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, nước ta không chủ quan mà vẫn nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống dịch cần thiết, phù hợp tình hình. Trong đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền đến các nhà xe, các tài xế, phụ xe và hành khách đi xe để họ chủ động và có ý thức hơn trong phòng bệnh Covid-19 là rất quan trọng. Trong chương trình hôm nay, Biên tập viên Thu Hà trò chuyện với anh Vũ Hoàng Minh Trọng, chủ doanh nghiệp vận tải ở Thành phố Hồ Chí Minh về nội dung này.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến các khía cạnh đời sống, nhất là các em học sinh đang phải nghỉ học. Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị các địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2/2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. Các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ của sinh viên (đa số là đến hết tháng 2) để đảm bảo an toàn. Lãnh đạo TP.HCM cũng cho biết, sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020. Và mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phân kỳ lại thành 4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay. Đây là chủ đề thu hút sự chú ý của xã hội, nhất là trong bối cảnh các em phải nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Việc lùi thời điểm kết thúc năm học gây khó khăn gì cho ngành giáo dục và các địa phương? Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến gì về đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuyên gia giáo dục - Tiến sĩ Lê Thống Nhất cùng bàn luận về chủ đề này.
Bộ Công an đã tổ chức việc lấy ý kiến về Dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Văn bản luật này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh dữ liệu cá nhân bị đánh cắp và mua bán tràn lan? Chuyên gia an ninh mạng Lê Thanh Tùng- Phó Giám đốc Công ty cổ phần an ninh mạng Việt Nam- cùng bàn luận về nội dung này.
Khách mời là doanh nhân Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT, một trong những doanh nghiệp tiên phong triển khai mô hình hợp tác công – tư, cung cấp các giải pháp Chính phủ điện tử.
Khách mời: Nhà báo Lê Quốc Minh, Chuyên gia nghiên cứu Báo chí, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Bà Misako Ito, Cố vấn phụ trách báo chí và truyền thông của UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; Nhà báo Đồng Mạnh Hùng, Trưởng Ban Thời sự (VOV1), Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Đài TNVN.
Sự phát triển của không gian mạng cùng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang lại những lợi ích vô cùng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như làm thay đổi nhận thức, hành vi và lối sống của con người. Song, bên cạnh những lợi ích mang lại, không gian mạng cũng đặt ra nhiều nguy cơ, thách thức, tác động trực tiếp đến chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Khách mời: ông Đỗ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).
Khách mời là Tiến sĩ Trần Khắc Thạc, Phó Trưởng phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học, Trường Đại học Thủy Lợi.
Khách mời: PGS-TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và đào tạo.
Khách mời: Tiến sỹ dược học Lê Quang Thảo, chuyên ngành Bào chế và sản xuất dược phẩm, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu.
Ngành du lịch Việt Nam đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng “virus Vũ Hán”. Tình trạng khách hủy tour, hủy đặt chỗ, hủy dịch vụ, không lên kế hoạch đi du lịch diễn ra khá phổ biến. Theo ước tính của nhiều đơn vị du lịch, lữ hành, vận chuyển… thiệt hại từ dịch bệnh đến ngành du lịch có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Ngành Du lịch Việt Nam sẽ phải làm gì để khắc phục tình trạng này là câu hỏi mà các nhà quản lí và nhiều doanh nghiệp du lịch đang đặt ra? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Tổng Cục Du lịch tham gia bàn luận:
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội và Biên tập viên Mai Hồng cùng bàn về việc chung sức chăm sóc, quản lý trẻ em trong mùa dịch bệnh.
Khách mời là ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khách mời: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, chuyên gia xã hội học.