logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bỏ điểm kiểm tra một tiết - người đồng tình, người lo lắng! (2/10/2020)

Số đầu điểm kiểm tra, đánh giá đối với học sinh THCS, THPT sẽ giảm bớt kể từ ngày 11/10 khi Thông tư số 26 do Bộ GD&ĐT vừa ban hành có hiệu lực. Điểm đáng chú ý mà nhiều thầy cô, học sinh và phụ huynh quan tâm đó là các em học sinh THCS, THPT sẽ được bỏ bài kiểm tra 1 tiết, thay thế bằng hình thức đánh giá khác như vấn đáp, qua dự án, thái độ học tập của học sinh.
Trước đây, bài kiểm tra 1 tiết là bắt buộc với tất cả học sinh từ THCS trở lên. Đối với nhiều giáo viên và học sinh, nó trở thành áp lực không nhỏ nhưng với nhiều người nó lại là thước đo quan trọng ghi nhận việc học tập của các em. Do đó, cũng đã có nhiều ý kiến xung quanh việc chuyển sang hình thức đánh giá chất lượng học tập mới này.
Việc Bộ GD&ĐT bỏ điểm kiểm tra một tiết với học sinh bậc THCS, THPT sẽ giảm áp lực cho học sinh nhưng có giảm luôn động lực học tập của các em? Bàn luận về nội dung này với góc nhìn của thầy Vũ Thanh Hòa, Giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Thăng Long.

Liệu có thể chặn đứng được tin nhắn “rác”, cuộc gọi “rác”, thư điện tử không mong đợi… bằng những giải pháp hành chính? (1/10/2020)

Nghị định 91 về “Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác”, có hiệu lực từ hôm nay, với mức phạt lên tới 170 triệu đồng, được kỳ vọng hạn chế, tiến tới ngăn chặn thực trạng này. Quy định là thiết thực, triển khai sao cho hiệu quả, thực chất? Ông Ngô Việt Khôi – Giám đốc Công nghệ Công ty bảo mật Sen Secures Việt Nam và Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh cùng bàn về câu chuyện này.

Ép người khác uống rượu, bia có thể bị phạt 3 triệu đồng (30/9/2020)

Vấn nạn nhức nhối này đang có hy vọng được giải quyết triệt để hơn, với sự ra đời của Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, do Thủ tướng ký ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11 tới, có nhiều điểm mới, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực rượu, bia. Trong đó nêu rõ, hành vi ép người khác uống rượu bia có thể bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận này, như đã giới thiệu, ngay sau đây, BTV Hải Quân có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế, Bộ Y tế và nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú.

Tết Trung thu liệu có đang mất đi ý nghĩa của sự đoàn viên? (29/9/2020)

Dù cuộc sống luôn phát triển, nhưng những nét đẹp truyền thống về một ngày Tết đoàn viên thì vẫn còn nguyên giá trị. Trung thu là Tết của thiếu nhi, là dịp để mọi thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau giữa bộn bề cuộc sống. Xin đừng biến ngày Tết trung thu trở thành cuộc chơi của người lớn, của những toan tính. Khi một phong tục truyền thống bị bóp méo thì dẫu trăng có tròn, vẻ đẹp về một mùa trung thu trong ký ức trẻ con sẽ không còn tròn trịa, trọn vẹn nữa.

Chỉ số hạnh phúc được tỉnh Yên Bái đưa vào tại Đại hội Đảng (28/9/2020)

Chỉ số hạnh phúc đã được tỉnh Yên Bái đưa vào tại Đại hội Đảng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho rằng, đây là điều đặc sắc của Yên Bái. Điều đặc sắc ấy chính là việc Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đưa sự hài lòng, niềm vui, hạnh phúc của người dân làm mục tiêu phấn đấu của một nhiệm kỳ mới cùng với những mục tiêu quan trọng khác. Bàn về vấn đề này, BTV Lê Tuyết trao đổi với bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Phương án thi THPH giai đoạn 2021-2025: Khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp (25/9/2020)

Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 với 2 đợt diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, dư luận tiếp tục quan tâm đến lộ trình tiếp theo của kỳ thi THPT sau năm 2020. Thực tế cho thấy, từ khi thực hiện tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và năm nay là thi tốt nghiệp THPT đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.
Năm 2020 là năm cuối cùng Bộ GDĐT thực hiện lộ trình đổi mới thi. Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ GD&ĐT đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020. Chủ trương này đang được đánh giá đúng đắn, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, thầy cô giáo; tuy nhiên lộ trình triển khai thế nào, chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực ra sao lại là điều khiến nhiều người băn khoăn. Cùng vị khách mời là PGS TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT sec sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.

Công bố tiêu chuẩn quốc gia về bánh trung thu và câu chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm (24/9/2020)

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với bánh trung thu. Theo đó, việc sử dụng các nguyên liệu trong sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam, phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
- Bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn hóa cho sản phẩm bánh trung thu, giúp sản phẩm tuân thủ các chỉ tiêu an toàn một cách đồng nhất, theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; giúp cơ quan chức năng thuận lợi trong hoạt động quản lý. Bộ tiêu chuẩn quốc gia cũng giúp người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm có chất lượng, đồng thời tiêu dùng an toàn hơn.
- Liệu đến thời điểm này mới công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia về bánh trung thu có muộn hay không? Động thái công bố này liệu có giúp kiểm soát được tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm bánh trung thu? Nhất là khi chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng 8- Tết Trung thu, nhà nhà tiêu dùng mặt hàng này… Bàn luận vấn đề này, khách mời là PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Sách giả, sách lậu: “Giọt nước tràn ly” đến bao giờ? (23/9/2020)

Vấn nạn sách giả, sách lậu tồn tại nhiều năm qua một lần nữa được xới lên khi cơ quan chức năng vừa phát hiện 60.000 quyển sách giả Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, khoảng 4 tấn bán thành phẩm chưa đóng quyển... Tại sao thực trạng nhức nhối này chưa được dẹp bỏ? Phải chăng có thế lực hậu thuẫn cho những kẻ làm sách lậu, sách giả? Ông Nguyễn Văn Phước – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Văn hóa – Sáng tạo Trí Việt (First News) sẽ bàn luận về vấn nạn này.

Giải pháp nào biến ý tưởng "Cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” trở thành hiện thực (22/9/2020)

Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể, giải quyết toàn bộ các vấn đề như: thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch... Thế nên, biến con sông Tô Lịch vốn dĩ ô nhiễm nhiều năm thành một Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh là cả một câu chuyện dài. Và liệu rằng giải pháp tổng thể mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt có khả thi? Cùng khách mời là Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Hội quy hoạch đô thị phát triển Việt Nam cùng bàn luận về nội dung này.

Ngoại tình phạt 5 triệu – Đánh ghen giữa phố bên xế hộp 8 tỷ và Lựa chọn nào cho hạnh phúc? (21/9/2020)

Tràn ngập trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, các báo điện tử những ngày qua là thông tin, hình ảnh và những đoạn video ghi lại các vụ bắt ngoại tình, đánh ghen “tại trận”, thu hút hàng trăm nghìn bình luận, chia sẻ. Không phải điều mới mẻ, song với sự hỗ trợ đắc lực của điện thoại thông minh kết nối mạng Internet, có thể chụp ảnh, quay phim và phát trực tuyến cho cả triệu người xem cùng lúc, những câu chuyện tưởng rất nhạy cảm, riêng tư này đã và đang được tường thuật vô cùng sinh động, đa dạng, kịch tích… rồi trở thành đề tài bàn tán sôi nổi. “Ngoại tình phạt 5 triệu đồng – Đánh ghen giữa phố bên xế hộp 8 tỷ đồng và Lựa chọn nào cho hạnh phúc?” là chủ đề mà Biên tập viên Hải Quân cùng trao đổi với Ca sỹ Hồng Nhung và Chuyên gia tâm lí Đinh Đoàn.

Thay đổi hình thức kỷ luật học sinh: Hướng đến giáo dục nhân văn liệu học sinh có bị “nhờn” (17/9/2020)

Theo dự thảo Thông tư Khen thưởng, kỷ luật học sinh vừa được Bộ GD&ĐT công bố sẽ không còn hình thức đuổi học, khiển trách, cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường. Với những điểm mới này, dự thảo được đánh giá là “cuộc cách mạng” lớn, hướng tới môi trường học đường giàu tính nhân văn. Thế nhưng, trước bối cảnh bạo lực học đường vẫn tồn tại một cách nhức nhối đối với xã hội, việc thay đổi hình thức kỷ luật học sinh theo hướng giảm nhẹ hơn, liệu có làm học sinh “nhờn”? Khách mời là thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Sự lệch lạc về nhân cách và lối sống hiện nay ảnh hưởng như nào đến giới trẻ? (16/9/2020)

Sự lệch lạc về nhân cách và lối sống sẽ ảnh hưởng như thế nào đến một bộ phận giới trẻ hiện nay. Vấn đề này sẽ được ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên thường trực, Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội giải đáp ngay sau đây.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: