logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Vì sao bạo lực học đường vẫn tiếp diễn nghiêm trọng, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng (31/03/2021)

Bạo lực học đường không phải vấn đề mới, nhưng lại tiếp tục nổi lên đầy nhức nhối ngay trong Tháng thanh niên này. Từ học sinh đánh nhau trong lớp đến phụ huynh nhờ “xã hội đen” hành hung học sinh ngay giữa đường, rồi một nhóm côn đồ hành hạ, “chôn sống” một học sinh 17 tuổi, quay video rồi tung lên mạng Internet. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra là: Vì sao những hành xử côn đồ, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh ngày càng nghiêm trọng, bất chấp nỗ lực của các cơ quan chức năng? Vậy, phải làm gì để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này?

Lấy ý kiến dự thảo Nghị định tăng lương hưu, tăng trợ cấp xã hội - Cân nhắc và cẩn trọng (30/03/2021)

Dự thảo Nghị định điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang thu hút nhiều ý kiến của người dân và các bộ, ngành. Thực hiện dự thảo, sẽ có 8 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương, trợ cấp hằng tháng kể từ 1/1/2022. Vấn đề quan trọng vẫn là tăng bao nhiêu, tăng như thế nào, tăng vào thời điểm nào trong bối cảnh người dân thuộc nhóm đối tương ưu tiên thì mong ngóng từng ngày, còn nhiệm vụ “chia sẻ khó khăn với người lao động, với doanh nghiệp và duy trì nguồn lực cho các mục tiêu cấp bách phòng, chống Covid-19” cũng cần được đề cao.

Trục lợi bảo hiểm y tế, ngăn chặn bằng cách nào? (29/03/2021)

Khám bệnh vài chục lần trong thời gian ngắn, mượn thẻ BHYT của người khác đi khám bệnh, sử dụng thẻ của người đã mất, làm thẻ giả hoặc dán ảnh của người mượn lên chứng minh thư cho trùng khớp với thẻ thật… Đây là những hành vi trục lợi BHYT điển hình mà cơ quan chức năng đã phát hiện trong thời gian gần đây. Trục lợi BHYT không chỉ là hành vi gian dối, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến quyền và lợi ích của người khác. Việc phát hiện, ngăn chặn những hành vi trục lợi cũng như những giải pháp mạnh để giải quyết tình trạng này là hết sức cần thiết, góp phần hạn chế những thất thoát, lãng phí trong chi trả bảo hiểm y tế.

Những điều cần bàn sau một thập kỷ Luật về "Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” có hiệu lực (26/3/2021)

Sau hơn 1 thập kỷ “Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” có hiệu lực, cả nước đã có hàng vạn người tình nguyện đăng ký hiến tạng, hàng nghìn người bệnh hiểm nghèo đã hồi sinh nhờ các tạng được ghép. Điều này thể hiện nghĩa cử cao đẹp, truyền thống "thương người như thể thương thân" của dân tộc chúng ta. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng cho thấy những vấn đề phát sinh và góc nhìn khác nhau xoay quanh quy định về cho - nhận mô tạng, trong đó bao gồm cả những câu chuyện về tình người. TS Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế trao đổi về nội dung này.

“Giảm tải” các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp – Giảm bao nhiêu cho vừa? (24/03/2021)

Một thực tế tồn tại hàng chục năm qua, đó là công chức, viên chức phải có hàng loạt chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cùng các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp… mới được thăng hạng, giữ hạng hay nâng ngạch.
Luật Viên chức và một số Nghị định, Thông tư cũng nêu cụ thể những “tiêu chí”, “tiêu chuẩn” này. Vì sao tới nay vấn đề này vẫn gây bức xúc trong dư luận? Giải quyết những rắc rối, bất cập khi triển khai thực hiện những nguyên tắc cũ, trong bối cảnh kinh tế-xã hội mới như thế nào là hợp lý? PGS.TS Mạc Văn Tiến – chuyên gia an sinh xã hội, lao động, việc làm, đề cập rõ hơn vấn đề này.

Cơn sốt bất thường cây "Lan đột biến": Vì sao những vụ lừa đảo vẫn tiếp diễn? (23/3/2021)

Những ngày gần đây dư luận xôn xao về thương vụ mua bán cây "Lan đột biến" Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỷ đồng diễn ra tại Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh. “Cơn sốt bất thường” của lan đột biến lại quay trở lại sau một thời gian vắng bóng. Trước đó vào năm 2020, cơn sốt này cũng đã gây rúng động dư luận khi mà công an các địa phương đã bắt được rất nhiều đối tượng lừa đảo. Tuy nhiên, điều mà người dân quan tâm trong cơn sốt lần này, đó là tại sao những phi vụ thổi giá, lừa đảo này vẫn tiếp tục diễn ra? Trách nhiệm của các cơ quan chức năng như thế nào trước loại tội phạm này? - Khách mời Luật sư Phạm Thị Thu, Giám đốc Công ty Luật số 1 Hà Nội và GS.Viện sĩ Trần Đình Long - Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cùng đề cập vấn đề này

Việt Nam tăng hạng trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 (22/3/2021)

Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2021 của Liên Hợp Quốc công bố mới đây, thứ hạng của Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 83 lên 79 trong bảng xếp hạng 149 quốc gia, xếp trên cả nước láng giềng hùng mạnh Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Như vậy, kể từ năm 2018 đến nay, năm nào nước ta cũng vươn lên những thứ hạng cao hơn về mức độ, chỉ số hạnh phúc của người dân. Với tư cách là một nước thành viên cam kết hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc, Việt Nam đã có những hành động cụ thể như thế nào để thúc đẩy chỉ số hạnh phúc của người dân? Đây là những nội dung được vị khách mời PGS.TS Nguyễn Thị Tố Quyên, Phó trưởng Khoa Xã hội học và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bàn luận

Làm gì để chấn chỉnh tình trạng lái xe sử dụng ma túy? (19/3/2021)

Dư luận lo ngại về tình trạng mất an toàn giao thông khi vẫn còn những “hung thần” phê ma túy xuất hiện trên nhiều cung đường. Câu hỏi được nhiều người đặt ra: Vì sao vấn nạn này vẫn chưa được giải quyết triệt để? Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng đã được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc hay chưa? Cần những điều chỉnh, thay đổi ra sao từ nhận thức đến chế tài xử phạt để ngăn chặn triệt để việc các tài xế sử dụng ma túy?
Nội dung được đề cập với khách mời: Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia và luật sư Bùi Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội.

Nghẽn lệnh giao dịch chứng khoán: Đâu là giải pháp? (17/3/2021)

Từ tháng 1 năm nay, hiện tượng “nghẽn lệnh” giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã trở thành “trạng thái bình thường mới” khi thanh khoản cứ đến khoảng 15 nghìn tỷ đồng là bảng giao dịch điện tử bị “dừng hình”. Trạng thái này gây ức chế cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia thị trường thời gian gần đây. Làm thế nào để giảm tải và chống tắc nghẽn lệnh giao dịch hiện nay? Cơ quan chức năng cần vào cuộc như thế nào để giải quyết vấn đề này? Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán Tân Việt.

Thêm cơ hội lựa chọn và quyết định cho thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021(16/03/2021)

Đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học cũng đã công bố phương án tuyển sinh năm 2021. Mỗi trường đều có rất nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, trong đó có nhiều trường bổ sung phương thức tuyển sinh mới. Đây là mục tiêu đã được xác định trên lộ trình thực hiện tự chủ và cũng phù hợp với thực tế khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp. Cùng giải đáp những thắc mắc về quy chế tuyển sinh, các phương án xét tuyển... với sự tham gia của ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Không để niềm tin mù quáng dẫn dắt người bệnh (15/3/2021)

Sự việc “thần y” tự phong Võ Hoàng Yên bị người dân tố cáo lừa đảo trong khám chữa bệnh khiến Bộ Y tế gửi công văn khẩn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bình Thuận kiểm tra, rà soát toàn bộ thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề của ông này. Trước đó, không ít người bệnh nghe quảng cáo đã tìm đến các “lương y”, “thần y” chữa bách bệnh bằng phương thức kỳ dị. Đáng chú ý hầu hết các “lương y” đều không có chứng chỉ hành nghề, hoạt động trái phép.
-Vì sao họ vẫn hoạt động rầm rộ trong nhiều năm, lừa được nhiều người bệnh như vậy? Cơ quan quản lý nhà nước có giải pháp nào kiểm soát, giúp người dân lựa chọn đúng đắn trong khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền?- Cùng trao đổi về điều này có sự tham gia của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền, Bộ Y tế.

Từ vụ việc buôn bán hàng trăm triệu lít xăng giả: Bảo vệ người tiêu dùng như thế nào? (12/03/2021)

Thông tin lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai vừa phát hiện, triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng trăm triệu lít xăng giả đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân. Đây không phải vụ việc đầu tiên, cũng không chỉ xuất hiện tại Đồng Nai. Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần rút kinh nghiệm, thống nhất thực hiện nhiều giải pháp, hy vọng hạn chế tình trạng sản xuất - buôn lậu xăng giả, nhưng Ngân sách Nhà nước vẫn thất thu vì xăng giả tái diễn; quyền lợi của hàng triệu người tiêu dùng loại mặt hàng thiết yếu này, vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Làm sao để bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng khi phải sử dụng xăng giả? Các vị khách mời là ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam; ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Chuyên gia Pháp luật - Kinh tế Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cùng trao đổi về vấn đề này.

Lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6: Phải đảm bảo công bằng, tránh xáo trộn (11/3/2021)

Sau năm đầu tiên thực hiện sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới với không ít tranh cãi, việc lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 cho năm học 2021-2022 phải điều chỉnh ra sao là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Chuyên gia giáo dục, tiến sĩ Lê Thống Nhất, người sáng lập hệ thống giáo dục Big School, cùng đề cập mối quan tâm này.

Tiêm vaccine Covid-19: Hạn chế đến mức thấp nhất tai biến sau tiêm chủng (10/3/2021)

3 ngày qua, hàng trăm nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch ở các tỉnh, thành phố như: Hải Dương, Hà Nội, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh… đã được tiêm đợt 1 vaccine Covid-19 của hãng Astra Genneca do Hàn Quốc sản xuất. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay đang được triển khai tại 13 tỉnh thành phố có bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch mới đây. Trước những thông tin về các vụ tai biến do tiêm vaccine ở Hàn Quốc, nhiều người quan tâm đến việc đảm bảo an toàn và hiệu quả bảo vệ của vaccine phòng dịch Covid-19? Làm sao để hạn chế đến mức thấp nhất những tai biến sau tiêm chủng? Khi nào Việt Nam có đủ vaccine Covid-19 để tiêm cho đông đảo người dân để tiến tới đạt được miễn dịch cộng đồng? Biên tập viên Đài TNVN trao đổi cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia về vấn đề này.

Hàng loạt vi phạm trong mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, lỗ hổng do đâu? (09/03/2021)

Thanh tra Chính phủ có văn bản phúc đáp các kiến nghị của cử tri yêu cầu cần tăng cường rà soát, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực: liên doanh, liên kết đầu tư thiết bị y tế vào các cơ sở khám chữa bệnh, sử dụng kinh phí phòng, chống dịch Covid- 19, kịp thời thu hồi tài sản tham nhũng trả lại Nhà nước và nhân dân gửi tới tại kỳ họp 10, Quốc hội khóa 14. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện tại Bộ Y tế và một số đơn vị trực thuộc về việc sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và vật tư y tế. Theo đó, thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định về mua sắm, đấu thầu trang thiết bị y tế, vật tư y tế. Vậy, lỗ hổng của tình trạng này do việc thực thi hay do các chính sách pháp luật chưa chặt chẽ? Đây là nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện, với sự tham gia của khách mời là ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: