logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xử phạt thủ trưởng khi nhân viên uống rượu bia trong giờ làm việc: Thực thi liệu có khả thi? (13/11/2020)

Từ ngày 15/11, Nghị định 117 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực, trong đó đáng chú ý có quy định trách nhiệm của người đứng đầu khi không tổ chức thực hiện các biện pháp, các quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc trong cơ quan, tổ chức. Đồng thời, mức phạt từ 3- 5 triệu đồng cũng áp dụng với người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia, không hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc mọi người thực hiện quy định...
Quy định này đang gây ra những tranh luận trong cộng đồng dù chỉ còn 2 ngày nữa là áp dụng. Liệu điều này có giúp Việt Nam giảm được tác hại của bia rượu đối với sức khỏe cũng như giảm tỷ lệ sử dụng rượu bia đang ở “top” đầu khu vực và thế giới? Chúng tôi sẽ cùng bàn về câu chuyện này với đại diện cơ quan chủ trì, soạn thảo Nghị định. Khách mời là bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.

Giải pháp nào để hạn chế tin giả đang lan truyền trên môi trường mạng? (12/11/2020)

Mỗi ngày, người Việt sử dụng điện thoại di động để truy cập Internet khoảng 6 giờ. Trung bình mỗi người vào mạng xã hội 2 giờ. Nhiều thông tin từ đây được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Sẽ không có gì đáng bàn nếu tất cả đều là thông tin tích cực-cần được lan tỏa. Tin giả-tin phản động có thể được nhân bản và lan truyền từng giây trên môi trường trực tuyến – tác động tiêu cực, không lường! Giải pháp nào hạn chế? Ông Phạm Văn Nghĩa - Chuyên gia lĩnh vực thông tin và truyền thông, Viện Chiến lược Thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng BTV Thu Trang bàn luận về nội dung này.

V-League 2020: Một mùa giải kịch tính và thành công tốt đẹp (11/11/2020)

Giải bóng đá VĐQG LS V- League 2020 chính thức khép lại với các kết quả: CLB Viettel giành chức VĐQG, trở thành đại diện duy nhất của bóng đá Việt Nam tham dự AFC Champions League 2021; 2 đội Hà Nội FC và Sài Gòn FC lần lượt đứng vị trí thứ nhì và ba, đại diện cho bóng đá Việt Nam tại AFC Cup 2021; đội Quảng Nam đứng cuối nhóm B ở giai đoạn 2 và phải xuống thi đấu ở hạng Nhất, trong khi theo chiều ngược lại, một đội bóng miền Trung khác là Bình Định sẽ lên thi đấu tại V- League mùa tới. Như vậy, một mùa giải bóng đá đầy biến cố, trắc trở, thách thức với 2 lần phải hoãn lại bởi dịch bệnh cuối cùng đã về đích, với những cuộc rượt đuổi ở 2 đầu bảng đấu tới giây thi đấu cuối cùng. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải, cựu cầu thủ Thể Công, nguyên TBT báo Bóng đá.

Tự chủ tài chính Đại học, những vấn đề đặt ra (10/11/2020)

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu đã có những tranh luận nảy lửa liên quan đến cơ chế tự chủ của trường Đại học Tôn Đức Thắng. Tự chủ là giải pháp chiến lược, thước đo sự đổi mới của Chính phủ đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Nhưng vấn đề tự chủ Đại học nhìn từ câu chuyện của trường Đại học Tôn Đức Thắng đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng: nếu xử lý không khéo, rất có thể sẽ làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ Đại học. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi bàn chủ đề này với sự tham gia của TS Nguyễn Văn Cường, Đại học Potsdam, CHLB Đức.

Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ: Làm gì để xóa đi nỗi bất an của phụ huynh về an toàn thực phẩm? (9/11/2020)

Trước những bất an về bữa ăn học đường, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích phụ huynh tham gia vào việc giám sát công tác bảo đảm ATVSTP tại các trường. Nhiều trường cũng đã tạo điều kiện để phụ huynh học sinh tham gia giám sát, quản lý bếp ăn. Nhưng thực tế, việc kiểm tra, giám sát bữa ăn học đường ở nhiều nơi vẫn mang tính hình thức, thiếu khách quan. Ban phụ huynh học sinh đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa? Làm gì để xóa đi nỗi bất an của phụ huynh về an toàn thực phẩm? Liên quan đến nội dung này, BTV Lê Tuyết trao đổi với ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh - xã hội.

Tín dụng đen không có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều người dân rơi vào cảnh túng quẫn. Giải pháp nào hạn chế? (6/11/2020)

Có một thực tế đáng báo động nhiều năm trở lại đây: hoạt động thu hồi nợ gắn với tín dụng đen thường đi kèm với các hành vi như bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản; gọi điện, nhắn tin đe dọa, lăng mạ-xúc phạm nhân phẩm – không chỉ là áp lực hay nguy cơ mất an toàn tài sản, tính mạng người vay tiền và thân nhân của họ, hoạt động này khiến cho dư luận xã hội bất an. Cơ quan chức năng từng tăng cường nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh, hạn chế thực trạng, nhưng thống kê vừa được Bộ Công an công bố cho thấy “tình hình chưa chuyển biến tích cực, thậm chí còn khó lường hơn khi thế giới công nghệ biến đổi không lường”. Hàng chục nghìn cơ sở kinh doanh có dấu hiệu hoạt động tín dụng đen dưới nhiều hình thức, đang lừa đảo, chiếm đoạt tài sản – khiến cho hàng ngàn người rơi vào cảnh túng quẫn. Giải pháp nào cho thực tế này là vấn đề được bàn luận với sự tham gia của Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu.

Cần làm rõ trách nhiệm khi để xảy ra sai sót trong bộ sách giáo khoa lớp 1 (5/11/2020)

Sự lên tiếng mạnh mẽ từ phụ huynh, các chuyên gia về những “hạt sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Cánh Diều, sau hơn 1 tháng bắt đầu năm học mới trong suốt những ngày qua cho thấy, nhiều vấn đề cần có sự rà soát, điều chỉnh từ ngành giáo dục. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này phải chăng đến từ việc chúng ta quá vội vàng trong khâu thẩm định nội dung sách giáo khoa của Hội đồng thẩm định, vấn đề thiếu kiểm tra, giám sát của chính cơ quan chủ quản giáo dục trong việc thực hiện thẩm định hay chính trong sự quyết định lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương?

Đảm bảo an toàn cho người dân vùng nguy cơ sạt lở- trách nhiệm thuộc về ai?(30/10/2020)

Mưa lũ, sạt lở đất ở miền Trung đã và đang gây ra những thiệt hại không nhỏ về người và tài sản. Trước tiên, chúng ta cùng nhìn lại những vụ sạt lở đất gây thiệt hại nghiêm trọng, xảy ra liên tiếp trong những ngày qua tại các tỉnh miền Trung.

Bão chồng bão, lũ chồng lũ! Vì sao mưa lũ dồn dập ở miền Trung trong tháng 10? (26/10/2020)

Miền Trung đang trải qua đợt mưa lũ lịch sử kéo dài gần 1 tháng qua. Chưa năm nào, người dân phải nhận nhiều tin bão, áp thấp nhiệt đới vào dồn dập như thời gian qua. Đợt mưa lũ lịch sử này đã khiến cho 130 người thiệt mạng, hàng chục nghìn ngôi nhà bị sập đổ, hàng trăm nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hại, tổng thiệt hại về vật chất lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Tình trạng sạt lở, lũ ống, lũ quét xảy ra ở nhiều điểm là nguyên nhân chính gây thương vong tại miền Trung và cũng đã có nhiều câu hỏi đặt ra về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để góp thêm một góc nhìn, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Chuyên gia cao cấp Viện khí tượng, thủy văn và môi trường Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Kiểm soát dịch bệnh trong mùa lũ như thế nào cho hiệu quả? (23/10/2020)

Bão chồng bão kèm lũ lụt chưa từng có khiến hàng nghìn hộ dân miền Trung rơi vào cảnh màn trời chiếu đất với nhiều nguy cơ về sức khỏe, bệnh dịch do môi trường. Tuy đến thời điểm này lũ đã rút đi, nhưng nguy cơ thì chưa thể hết khi cơn bão số 8 cũng đang tiến vào đất liền, cùng với đó là môi trường ngổn ngang sau lũ. Trong tình cảnh này, người dân miền Trung có thể gặp những nguy cơ gì? Làm sao để chủ động phòng tránh nhằm bảo vệ bản thân và gia đình, tránh thảm họa và rủi ro bất ngờ về sức khỏe? Đây là nội dung được bàn với sự tham gia của TS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Làm thế nào khuyến khích và tạo khuôn khổ pháp lý cho các cá nhân tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện cho người dân? (22/10/2020)

Những ngày qua, khi "khúc ruột" miền Trung oằn mình trong bão lũ với thương đau chồng chất thì người dân đã hướng về miền đất này với rất nhiều tấm lòng, việc làm ý nghĩa, thiết thực nhất. Những tấm lòng thiện nguyện của người dân rất cần được lan tỏa mạnh mẽ, thế nhưng, những hoạt động thiện nguyện đó của người dân đang gây không ít những khó khăn bất cập. Biên tập viên Lê Tuyết và bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13 sẽ cùng bàn luận về nội dung này.

Nhà chống lũ và những giải pháp bền vững hỗ trợ người dân miền Trung “sống chung với lũ” an toàn, lâu dài (21/10/2020)

Trong đợt mưa lũ lần này tại miền Trung, trong lúc hàng chục nghìn nhà dân chìm trong biển nước, thì hầu hết các hộ dân được dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ, đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình. Để có thêm góc nhìn về mô hình Nhà chống lũ và những giải pháp bền vững hỗ trợ người dân miền Trung “sống chung với lũ” một cách an toàn, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Thu Lành – đại diện Tổ chức dân sự Nhà chống lũ và Tiến sĩ Phùng Đức Tùng, Giám đốc Viện nghiên cứu Phát triển Mê-kông.

Đại dịch Covid-19 khoét sâu khoảng cách bất bình đẳng: Làm gì để hỗ trợ lao động nữ gặp khó khăn? (20/10/2020)

Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, Covid-19 đã làm mất 300 triệu việc làm trên thế giới hiện nay. Tại nhiều nước, người ta bắt đầu thấy việc sa thải lao động liên quan đến phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Nguyên nhân là vì những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất như bán hàng, khách sạn, du lịch, là những lĩnh vực phụ nữ tham gia là chủ yếu.
Làm thế nào tháo gỡ khó khăn trong việc làm và thu nhập với lao động nữ hiện nay. Đó là những giải pháp nào? Chúng tôi bàn về câu chuyện này với bà Lê Thu Hà, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ.

Hãy cùng nhau góp nhặt yêu thương – lan toả tinh thần thiện nguyện (19/10/2020)

Sáng nay, sau khi thông đường vào khu vực bị sạt lở ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đoàn xe cứu thương đã đưa thi thể các cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 về thành phố Đông Hà. Đó là thông tin ấm lòng. Thế nhưng người dân cả nước vẫn còn mong ngóng nhiều thông tin ấm lòng hơn thế khi vẫn còn người mất tích, đồng bào ở nhiều nơi rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất, cuộc sống ngày mai sẽ vô cùng gian khó. Với chủ đề :"Hãy cùng nhau góp nhặt yêu thương – lan toả tinh thần thiện nguyện", cùng chia sẻ điều ý nghĩa này của hai vị khách mời là ông Trần Văn Sinh – Trưởng Ban phong trào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Cứu trợ Trung ương và chị Đỗ Thị Kim Hoa – Giám đốc Trung tâm tình nguyện Quốc gia, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Làm sao để việc hỗ trợ người nghèo không chạy theo bệnh thành tích? (16/10/2020)

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên cả nước đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1-1,5 % năm trở lên. Không thể phủ nhận rằng, thời gian qua công cuộc giảm nghèo đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những trường hợp, địa phương mang bệnh thành tích. Đó là việc để hoàn thành mục tiêu đề ra đã khiên cưỡng đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo những gia đình đang còn thực sự khó khăn.
Ở một trạng thái ngược lại, cũng xung quang câu chuyện hộ nghèo này còn có tình trạng dê, bò đi nhầm vào hộ khá giả, hay nói một cách khác là khi có kinh phí hỗ trợ thì những nhà khá giả bỗng dưng trở thành hộ nghèo. Những hộ nghèo thực sự lại không được hưởng sự hỗ trợ ấy. Một nghịch lý đáng buồn.
Vậy làm thế nào để việc hỗ trợ người nghèo không chạy theo bệnh thành tịch và thực chất là câu chuyện bàn luận với khách mời là ông Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và kết nối qua điện thoại với ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: