logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Giải pháp nào nhằm “vá” những lỗ hổng của bộ sách giáo khoa lớp 1 mới? (14/10/2020)

Trong chương trình phát sóng ngày 12/10, chúng tôi bàn về chủ đề: “Tranh cãi về SGK lớp 1 và những vấn đề cần được làm rõ” đã nhận được rất nhiều tranh luận của các chuyên gia, ý kiến phản hồi của thính giả. Những ý kiến phản bác về nội dung SGK tiếng Việt 1 vẫn tiếp tục gay gắt. Điều mà dư luận đặt câu hỏi là những bộ sách được biên soạn bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm, qua những vòng thẩm định, 100% thành viên Hội đồng bỏ phiếu đạt, nhưng sau khi đưa vào giảng dạy thực tế lại bộc lộ những “hạt sạn” lớn, bé như vậy? Giải pháp nào vá “lỗ hổng” trong SGK lớp 1 là chủ đề chúng tôi tiếp tục bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Tiến sĩ, chuyên gia giáo dục tiểu học Vũ Thu Hương.

"Sạn" trong Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1: Ẩu cả khâu thẩm định và thực nghiệm. (12/10/2020)

Trong suốt một tháng qua, những sai sót, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn là những “hạt sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 thuộc bộ sách Cánh diều là tâm điểm tranh luận của dư luận.
Tại sao qua hai lần thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia với những vị giáo sư uy tín mà vẫn “lọt sạn”? Hội đồng thẩm định có phần chủ quan và dễ dãi khi thẩm định sách hay quy trình thẩm định thiếu chặt chẽ. Tính khách quan của quá trình thực nghiệm sách, trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc lựa chọn sách cho chương trình giảng dạy cũng là những dấu hỏi lớn. Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi có cuộc đối thoại trực tiếp với GS TS Mai Ngọc Chừ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt, chuyên gia giáo dục Lê Thống Nhất, nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

Bộ phim điện ảnh “Ròm” liên tục lập những kỷ lục về doanh thu phòng vé Việt (8/10/2020)

Sau 10 ngày công chiếu, bộ phim “Ròm” đã lập hàng loạt kỷ lục phòng vé trong năm nay, mang về tổng cộng 55 tỷ đồng, thu hút hơn 750.000 lượt khán giả ra rạp.
Thành công về mặt doanh thu phòng vé, bộ phim cũng nhận về nhiều ý kiến tranh luận về nội dung. Hành trình về đích ngoạn mục của bộ phim “Ròm” và cơ hội nào cho điện ảnh Việt. Cùng khách mời là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm sẽ bàn luận kỹ hơn về vấn đề này.

Quản lý hàng xách tay – Cần chế tài đủ mạnh! (7/10/2020)

Từ ngày 15/10 tới đây, kinh doanh hàng xách tay không chứng từ, không khai báo hải quan sẽ bị phạt 100-200 triệu đồng. Cụ thể, theo Nghị định 98/2020, mức xử phạt sẽ tăng lên gấp đôi, tối đa 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng với tổ chức nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh và thuốc... Việc tăng gấp đôi mức phạt so với hiện nay, liệu có đủ sức răn đe hay không? Trong trường hợp chủ lô hàng cố tình hạ thấp giá trị lô hàng xuống thì áp dụng mức phạt thế nào?

Làm gì để thúc đẩy thị trường xuất khẩu lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc ở nước ngoài? (6/10/2020)

Dù chưa thể đưa lao động ra nước ngoài với tần suất như trước đây, nhưng việc một số thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tiếp nhận lao động trở lại, đang là tín hiệu tích cực trong lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc cũng như người lao động có mong muốn ra nước ngoài làm việc.
- Thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu khởi động trở lại sau một thời gian dài gián đoạn vì đại dịch Covid-19 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; đồng thời cũng góp phần giải quyết vấn đề việc làm tại nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thị trường có thể bị chi phối bất kỳ lúc nào nếu dịch bệnh bùng phát. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài, thì nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu lao động sau đại dịch cũng được đặt ra bức thiết. Bàn về nội dung này với khách mời là bà Trần Thị Vân Hà, Trưởng phòng Thông tin và truyền thông, Cục quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Lạm thu đầu năm: Khi cơ chế kiểm soát vẫn nằm trên văn bản (5/10/2020)

Câu chuyện lạm thu đầu năm học không phải là mới, mà năm nào cũng tái diễn với hình thức và mức độ khác nhau. Ngay đầu năm học 2020-2021, các khoản thu tại một số trường đã bị phụ huynh phản đối công khai. Các khoản thu bị biến tướng, thực hiện một cách cào bằng và đẩy gánh nặng về phía phụ huynh học sinh.
Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT quy định rất rõ việc ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp tiền của phụ huynh, không được thu các khoản không phục vụ cho các hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và trường. Thế nhưng, Thông tư này ban hành từ năm 2011, nhưng năm nào trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT và các sở giáo dục đào tạo cũng phải ra công văn nhắc lại về các khoản thu chi đầu năm, trong đó có đề cập đến thu, chi của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Bỏ điểm kiểm tra một tiết - người đồng tình, người lo lắng! (2/10/2020)

Số đầu điểm kiểm tra, đánh giá đối với học sinh THCS, THPT sẽ giảm bớt kể từ ngày 11/10 khi Thông tư số 26 do Bộ GD&ĐT vừa ban hành có hiệu lực. Điểm đáng chú ý mà nhiều thầy cô, học sinh và phụ huynh quan tâm đó là các em học sinh THCS, THPT sẽ được bỏ bài kiểm tra 1 tiết, thay thế bằng hình thức đánh giá khác như vấn đáp, qua dự án, thái độ học tập của học sinh.
Trước đây, bài kiểm tra 1 tiết là bắt buộc với tất cả học sinh từ THCS trở lên. Đối với nhiều giáo viên và học sinh, nó trở thành áp lực không nhỏ nhưng với nhiều người nó lại là thước đo quan trọng ghi nhận việc học tập của các em. Do đó, cũng đã có nhiều ý kiến xung quanh việc chuyển sang hình thức đánh giá chất lượng học tập mới này.
Việc Bộ GD&ĐT bỏ điểm kiểm tra một tiết với học sinh bậc THCS, THPT sẽ giảm áp lực cho học sinh nhưng có giảm luôn động lực học tập của các em? Bàn luận về nội dung này với góc nhìn của thầy Vũ Thanh Hòa, Giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Thăng Long.

Liệu có thể chặn đứng được tin nhắn “rác”, cuộc gọi “rác”, thư điện tử không mong đợi… bằng những giải pháp hành chính? (1/10/2020)

Nghị định 91 về “Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác”, có hiệu lực từ hôm nay, với mức phạt lên tới 170 triệu đồng, được kỳ vọng hạn chế, tiến tới ngăn chặn thực trạng này. Quy định là thiết thực, triển khai sao cho hiệu quả, thực chất? Ông Ngô Việt Khôi – Giám đốc Công nghệ Công ty bảo mật Sen Secures Việt Nam và Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội luật gia Thành phố Hồ Chí Minh cùng bàn về câu chuyện này.

Ép người khác uống rượu, bia có thể bị phạt 3 triệu đồng (30/9/2020)

Vấn nạn nhức nhối này đang có hy vọng được giải quyết triệt để hơn, với sự ra đời của Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, do Thủ tướng ký ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11 tới, có nhiều điểm mới, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực rượu, bia. Trong đó nêu rõ, hành vi ép người khác uống rượu bia có thể bị phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận này, như đã giới thiệu, ngay sau đây, BTV Hải Quân có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế, Bộ Y tế và nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú.

Tết Trung thu liệu có đang mất đi ý nghĩa của sự đoàn viên? (29/9/2020)

Dù cuộc sống luôn phát triển, nhưng những nét đẹp truyền thống về một ngày Tết đoàn viên thì vẫn còn nguyên giá trị. Trung thu là Tết của thiếu nhi, là dịp để mọi thành viên trong gia đình ngồi lại với nhau giữa bộn bề cuộc sống. Xin đừng biến ngày Tết trung thu trở thành cuộc chơi của người lớn, của những toan tính. Khi một phong tục truyền thống bị bóp méo thì dẫu trăng có tròn, vẻ đẹp về một mùa trung thu trong ký ức trẻ con sẽ không còn tròn trịa, trọn vẹn nữa.

Chỉ số hạnh phúc được tỉnh Yên Bái đưa vào tại Đại hội Đảng (28/9/2020)

Chỉ số hạnh phúc đã được tỉnh Yên Bái đưa vào tại Đại hội Đảng. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng cho rằng, đây là điều đặc sắc của Yên Bái. Điều đặc sắc ấy chính là việc Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã đưa sự hài lòng, niềm vui, hạnh phúc của người dân làm mục tiêu phấn đấu của một nhiệm kỳ mới cùng với những mục tiêu quan trọng khác. Bàn về vấn đề này, BTV Lê Tuyết trao đổi với bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Phương án thi THPH giai đoạn 2021-2025: Khả thi nhưng cần có lộ trình phù hợp (25/9/2020)

Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 với 2 đợt diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, dư luận tiếp tục quan tâm đến lộ trình tiếp theo của kỳ thi THPT sau năm 2020. Thực tế cho thấy, từ khi thực hiện tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và năm nay là thi tốt nghiệp THPT đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.
Năm 2020 là năm cuối cùng Bộ GDĐT thực hiện lộ trình đổi mới thi. Nhằm tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, giảm áp lực, tốn kém, bảo đảm độ tin cậy, Bộ GD&ĐT đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT giai đoạn 2021-2025 cơ bản giữ ổn định như năm 2020. Chủ trương này đang được đánh giá đúng đắn, tạo tâm lý ổn định cho học sinh, thầy cô giáo; tuy nhiên lộ trình triển khai thế nào, chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực ra sao lại là điều khiến nhiều người băn khoăn. Cùng vị khách mời là PGS TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT sec sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.

Công bố tiêu chuẩn quốc gia về bánh trung thu và câu chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm (24/9/2020)

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với bánh trung thu. Theo đó, việc sử dụng các nguyên liệu trong sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam, phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.
- Bộ tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn hóa cho sản phẩm bánh trung thu, giúp sản phẩm tuân thủ các chỉ tiêu an toàn một cách đồng nhất, theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; giúp cơ quan chức năng thuận lợi trong hoạt động quản lý. Bộ tiêu chuẩn quốc gia cũng giúp người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm có chất lượng, đồng thời tiêu dùng an toàn hơn.
- Liệu đến thời điểm này mới công bố bộ tiêu chuẩn quốc gia về bánh trung thu có muộn hay không? Động thái công bố này liệu có giúp kiểm soát được tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm bánh trung thu? Nhất là khi chỉ còn vài ngày nữa là đến rằm tháng 8- Tết Trung thu, nhà nhà tiêu dùng mặt hàng này… Bàn luận vấn đề này, khách mời là PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Sách giả, sách lậu: “Giọt nước tràn ly” đến bao giờ? (23/9/2020)

Vấn nạn sách giả, sách lậu tồn tại nhiều năm qua một lần nữa được xới lên khi cơ quan chức năng vừa phát hiện 60.000 quyển sách giả Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, khoảng 4 tấn bán thành phẩm chưa đóng quyển... Tại sao thực trạng nhức nhối này chưa được dẹp bỏ? Phải chăng có thế lực hậu thuẫn cho những kẻ làm sách lậu, sách giả? Ông Nguyễn Văn Phước – Giám đốc điều hành Công ty TNHH Văn hóa – Sáng tạo Trí Việt (First News) sẽ bàn luận về vấn nạn này.

Giải pháp nào biến ý tưởng "Cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” trở thành hiện thực (22/9/2020)

Sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể, giải quyết toàn bộ các vấn đề như: thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch... Thế nên, biến con sông Tô Lịch vốn dĩ ô nhiễm nhiều năm thành một Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh là cả một câu chuyện dài. Và liệu rằng giải pháp tổng thể mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt có khả thi? Cùng khách mời là Kiến trúc sư Trương Văn Quảng, Hội quy hoạch đô thị phát triển Việt Nam cùng bàn luận về nội dung này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: