Dư luận đang quan tâm về quyết định của Bộ GD&ĐT đưa môn tiếng Hàn và tiếng Đức vào giảng dạy như một ngoại ngữ bắt buộc trong trường học. Thông tin này đã khiến các bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng, suốt từ buổi sáng hôm qua đến nay. Trang bị nhiều môn ngoại ngữ vào trường phổ thông trước đó chưa được đánh giá là thành công thì liệu có nhất thiết phải thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức? Lấy đâu ra nguồn lực giáo viên để dạy học? Việc thí điểm liệu có khả thi? Đây là nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, với sự tham gia của TS Nguyễn Văn Cường, Trường ĐH Postdam, CHLB Đức
Xe máy cũ nát được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường rà soát, báo cáo việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của phương tiện giao thông, yêu cầu Hà Nội, TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn. Trước đó, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng từng có văn bản đề nghị Hà Nội, TPHCM thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong thành phố. Thế nhưng, thu hồi xe cũ không phải dễ, bởi xe cộ là tài sản công dân, và là công cụ của hàng triệu người nghèo... Vậy cần xây dựng lộ trình và khung pháp lý như thế nào cho việc thu hồi này, đặc biệt là với người nghèo đang dùng những chiếc xe cũ để mưu sinh?
Karaoke tự phát gây tiếng ồn và sự ức chế, khổ sở của những người phải hứng chịu tra tấn âm thanh trong giờ nghỉ ngơi là câu chuyện hiện hữu ở các thành phố lớn. Thế nên, trong cuộc đối thoại với người dân mới đây, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã cho rằng, người dân ban ngày đi làm, tối còn bị tra tấn bởi karaoke tự phát là không thể chấp nhận được và yêu cầu các địa phương, sở ngành cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong vấn đề này. Chuyện tưởng nhỏ, nhưng lại không hề nhỏ đối với đời sống tinh thần của người dân.
Hiện chúng ta đã có các Nghị định 167/2013 và Nghị định 155/2016 để điều chỉnh, xử lí việc này. Nhưng vì sao người dân vẫn phải chịu đựng thực trạng ô nhiễm vì tiếng ồn? Đây là nội dung được BTV Lê Tuyết bàn luận trong Dòng chảy sự kiện với vị khách mời là PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chuyên gia nghiên cứu văn hóa, xã hội học và Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiện, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh từ TP Hồ Chí Minh.
Vụ việc bé gái 3 tuổi ở Hà Nội trèo ra ngoài ban công tầng 12A rồi rơi xuống, may mắn được một người giao hàng đỡ kịp đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Thót tim khi xem lại clip rồi vỡ òa những cảm xúc thật đặc biệt khi đây là trường hợp tai nạn được cứu sống hi hữu nhưng nhiều người vẫn lo lắng cho sự an toàn của các khu chung cư cao tầng. Làm sao để có thể phòng ngừa những ẩn họa đối với trẻ nhỏ từ các chung cư cao tầng? Đây là nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện chiều nay với vị khách mời là TS Trần Minh Tùng, Trưởng bộ môn Kiến trúc Dân dụng, Đại học Xây dựng.
Sau 3 tuần đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19, từ sáng nay, toàn bộ rạp chiếu phim ở TPHCM đã mở cửa trở lại. Việc thị trường điện ảnh lớn nhất cả nước bị “đóng băng” ngay thời điểm vàng đã khiến doanh thu mùa phim Tết cả nước sụt giảm đến hơn 95% so với thường kỳ. Không còn những kỷ lục trăm tỷ như các năm gần đây. Và đặc biệt, lần đầu tiên sau hàng chục năm, mùa phim Tết 2021 vừa qua, không có bất kỳ phim Việt mới nào ra rạp. Vậy có thể kỳ vọng gì về sự kiện mở lại các rạp chiếu ở TPHCM? Khán giả, các nhà sản xuất và phát hành phim có thể làm gì để giúp nền điện ảnh nước nhà lấy lại đà phát triển cả về lượng và chất? Đây là nội dung được đề cập ngay sau đây với sự tham gia của nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm và ông Nguyễn Quốc Khánh - đại diện truyền thông của cụm rạp CGV.
Trước dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra chủ trương thử nghiệm hình thức cúng dường trực tuyến thông qua ví điện tử hoặc quét mã QR. Việc thử nghiệm được thực hiện ở 12 chùa, cơ sở tự viện Phật giáo. Cúng dường trực tuyến là cụm từ khá mới mẻ đối với người dân và phật tử ở nước ta. Vậy, nên hay không nên thực hiện việc cùng dường trực tuyến. BTV Lê Tuyết trao đổi với Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế Gíao hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, Phó Tổng Biên tập Mạng xã hội Phật giáo Butta, trụ trì chùa Giác Ngộ và PGS. TS Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Dòng chảy sự kiện hôm nay bàn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
Đi lễ chùa cầu an, làm mâm cỗ cúng thịnh soạn và hóa nhiều vàng mã… là những điều nhiều gia đình đang chuẩn bị cho ngày Rằm tháng Giêng sắp tới. Người xưa có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Cần hiểu sao cho đúng về quan niệm này, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19 vẫn đang diễn biến phức tạp? Liệu may mắn, phước lành có chỉ đến nhờ cúng bái, hay phải bằng những việc thiện lành và nỗ lực lao động, cống hiến của mỗi người? Đây là câu chuyện được chúng tôi đề cập với sự tham gia của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và nhà văn Y Ban.
Giúp việc đồng loạt nghỉ làm sau kỳ nghỉ Tết là thực tế hầu như năm nào cũng diễn ra, đặc biệt tại các thành phố lớn. Năm nay, theo ghi nhận của chúng tôi, tình hình không xoay chuyển tích cực, thậm chí “căng thẳng” hơn. Câu chuyện thực tế này sẽ được nhìn nhận, lý giải qua góc nhìn của những người trong cuộc, của chuyên gia lao động việc làm, ông Lê Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng.
- Chat với “lão đại” Wowy và học trò Dế Choắt, quán quân của chương trình Rap Việt.
- Quảng Ninh đang kiểm soát tốt tình hình dịch covid-19.
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương tháng 1, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện mục tiêu kép: hoàn thành kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh, sinh viên và giáo viên. Theo đó, để hoàn thành các mục tiêu này trước hết phải giải quyết căn bản tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên mầm non. Tuy nhiên, việc yêu cầu về chuẩn trình độ giáo viên tiểu học phải là cử nhân, tốt nghiệp ĐH sư phạm là quy định đã được luật hóa bởi luật Giáo dục 2019 đang làm khó cho nhiều sinh viên. BTV Lê Thu trao đổi với PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội với chủ đề: “Tuyển giáo viên theo Luật mới: Địa phương khó tuyển dụng, sinh viên cao đẳng thiệt thòi”.
Những ngày đầu tiên đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài, không khí làm việc tại các xí nghiệp nhà máy vừa nhộn nhịp, khẩn trương mà vẫn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy tắc phòng dịch. Với những tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội như Hải Dương, việc sản xuất đầu năm sẽ triển khai như thế nào? Và với các tỉnh, thành phố đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ như Hà Nội, Thành phố HCM thì các doanh nghiệp và người lao động cần chú ý những gì để vừa sản xuất an toàn vừa phòng ngừa dịch bệnh?
Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Dư luận đặt câu hỏi, những qui định mà Hải Dương và một số địa phương ban hành mới đây đã thật sự kịp thời và cần thiết hay chưa? Phải làm gì để phòng chống dịch hiệu quả mà không xảy ra tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, phân biệt kì thị? Khái niệm "bình thường mới" cần tính đến giải pháp căn cơ nào để không xáo trộn sinh kế của nhân dân, nhất là người lao động phi chính thức ở các đô thị? Đâu là những bài học cần rút ra trong vấn đề này?
Cùng bàn luận về câu chuyện này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng và chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong.
Với người Việt Nam, nhưng nét văn hóa đặc sắc mỗi dịp Tết đến Xuân về đã được trân trọng-lưu giữ nhiều đời. Trước khi chào đón năm mới, các gia đình thường làm lễ tiễn năm cũ. Phong tục này kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp - ngày ông Công - ông Táo. Không ai biết chính xác những tục lệ này có từ thời điểm nào, nhưng đây là lúc gửi gắm niềm tin, thực hành những truyền thống đẹp của người xưa để lại. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, khó lường, những nghi thức này có thay đổi - có nên thay đổi?