logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Gần 10 nghìn cán bộ, nhân viên y tế “dứt áo” ra đi: Báo động làn sóng nghỉ việc khối y tế công lập (7/7/2022)

Chỉ trong 18 tháng qua, toàn ngành y tế đã có khoảng 9.400 cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc, thôi việc, trong đó nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là vấn đề “đau đầu” đối với hệ thống y tế công lập khi có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên môn sâu đã “dứt áo” sang bệnh viện tư. Điều này cũng đồng nghĩa với người nghèo khó tiếp cận với các thầy thuốc có chuyên môn giỏi, các học trò ngành y thiếu đội ngũ thầy giỏi truyền nghề.
Đằng sau số lượng rất lớn những lá đơn xin thôi việc, nghỉ việc cho thấy nhiều vấn đề nghịch lý cần phải bàn bạc? Giải pháp nào cần có thể hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” trong khối y tế công lập? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà mới được hơn 1%: Chính sách nhân văn vì sao triển khai chậm? (06/7/2022)

Tính đến ngày 4 tháng 7, mới có 15 địa phương giải ngân cho 13.541 lao động với kinh phí hơn 70 tỉ đồng, chiếm hơn 1% gói hỗ trợ. Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội nguyên nhân do các địa phương chờ hướng dẫn tại Quyết định 791 bố trí kinh phí từ ngân sách Trung ương. Ngoài ra, một số doanh nghiệp và địa phương sợ làm sai nên yêu cầu thêm nhiều thủ tục, gây khó khăn cho người lao động. Cần những giải pháp tháo gỡ nào để đẩy nhanh giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động?

Biến thể phụ xuất hiện và bài toán tiêm phòng Covid -19 (5/7/2022)

Trong bối cảnh biến thể phụ BA.5 đã xâm nhập, ca mắc COVID-19 có dấu hiệu tăng lên, sáng nay (5/7), Bộ Y tế phối hợp với Tổng Liên đoàn tổ chức Lễ phát động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 mũi 3, mũi 4 cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động... Theo thông kê, hiện nay, trên cả nước, việc tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 cho người trên 18 tuổi mới đạt 63,7%; tiêm mũi 4 gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, kháng thể bảo vệ của vaccine COVID-19 sẽ suy giảm theo thời gian, cụ thể từ 4-6 tháng. Do đó, việc tiêm các mũi nhắc lại là cần thiết để phòng mắc bệnh, tái mắc bệnh, giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong, nhất là trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng mới khó lường.
Thế nhưng một con số rất xót xa: Đắk Lắk phải tiêu hủy hơn 70.000 liều vaccine đã hết hạn sử dụng! Nhiều địa phương khác cũng đang trong tình cảnh tương tự. Việc người dân không muốn tiêm mũi nhắc lại có thể dẫn tới những nguy cơ gì? Các địa phương có cách làm nào để thu hút người dân đi tiêm phòng, tránh tình trạng lãng phí vắc xin? TS Nguyễn Công Luật, Văn phòng Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia cùng bàn luận về vấn đề này.

Cảnh báo cạm bẫy tiền mất tật mang khi trải nghiệm dịch vụ nhạy cảm du lịch nước ngoài (04/7/2022)

Câu chuyện 2 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại đảo Mallorca (Tây Ban Nha) với cáo buộc "xâm hại tình dục đối với trẻ vị thành niên 17 tuổi" và "xâm phạm quyền riêng tư" đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Có hay không những cạm bẫy lừa đảo tình vi, rình rập du khách tại những điểm vui chơi giải trí, dịch vụ nhạy cảm ở Âu - Mỹ? Cần lưu tâm những vấn đề nào để tránh “tiền mất tật mang”, thậm chí rơi vào vòng lao lí khi du lịch nước ngoài?

Bảo tồn cầu Long Biên: Không thể trì hoãn (30/6/2022)

Có lẽ với rất nhiều người, cầu Long Biên là một cái gì đó thật khác biệt, giản dị, thân thuộc mà vô cùng quý giá. Hơn cả một cây cầu, một phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, cầu Long Biên còn là di sản mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, gắn liền với sự phát triển của Hà Nội từ 120 năm nay. Công trình nổi tiếng thế giới bởi lối thiết kế hiện đại, cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng. Niềm tự hào ấy, đến hôm nay, đang trở thành nỗi lo lắng, bất an, là mối quan tâm lớn của toàn xã hội bởi sự xuống cấp trầm trọng, dẫn đến những nguy cơ mất an toàn giao thông. Sau nhiều sự cố xảy ra, đặc biệt, gần đây nhất liên tiếp 2 vụ sập tấm đan trên cầu, thêm một lần nữa cho thấy sự già nua, cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng của cây cầu trăm năm tuổi này. Thêm một lần nữa, câu chuyện bảo tồn, cải tạo, nâng cấp cầu Long Biên đi cùng giữ gìn giá trị lịch sử, hướng tới phát triển du lịch lại được đưa ra như một vấn đề cấp thiết không thể trì hoãn, dù đó đã chẳng còn là câu chuyện mới. Cầu Long Biên, Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng. Giải pháp nào để sửa chữa, trùng tu? Là chủ đề cùng bàn luận với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên thường trực Hội Kiến trúc sư Hà Nội.

Biến thể phụ xuất hiện và bài toán tiêm phòng Covid -19 (29/6/2022)

Biến thể phụ BA5 của chủng Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, có thể lấn át biến thể BA2. Một số đánh giá cho thấy biến thể này lây lan nhanh hơn. Tại nước ta, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại thứ nhất (mũi 3) tại các địa phương đạt khoảng 50-60%, tỷ lệ tiêm mũi nhắc lại thứ 2 (mũi 4) đạt 4%.
Việc người dân không muốn tiêm mũi nhắc lại có thể dẫn tới những nguy cơ gì? Các địa phương có cách làm nào để thu hút người dân đi tiêm phòng, tránh tình trạng lãng phí vắc xin? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Nguyễn Công Luật, Văn phòng Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia.

Giới hạn nào để các hội ngành, đoàn thể vận động tài trợ không gây phản cảm, bức xúc dư luận (28/6/2022)

Sau những ồn ào dư luận về việc Hội Nhà văn Việt Nam gửi công văn tới các tỉnh, thành phố, đề nghị hỗ trợ mua vé máy bay và vé xe đi lại cho các đại biểu dự hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 tại Đà Nẵng, mới đây, công chúng lại xôn xao về văn bản của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo một địa phương “vận động đóng góp tài chính để chuẩn bị Đại hội đại biểu Phật giáo của tỉnh” này, nêu rõ mốc thời hạn và hạn mức đóng góp cụ thể của từng huyện, thành phố từ 70 triệu đến 100 triệu đồng.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là: Có nên xóa bỏ bao cấp các hội, tổ chức nghề nghiệp? Giới hạn nào để các hội ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội… vận động ủng hộ mà không gây phản cảm, thậm chí bức xúc trong xã hội? Cần xây dựng văn hóa tài trợ ra sao với các Hội – Đoàn này? Cùng bàn luận nội dugn này với khách mời là anh Đinh Đức Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO và nhà văn Trang Hạ.

Lãng phí đường BRT và những kiến nghị vì một Thủ đô đường thông, hè thoáng (27/6/2022)

Buýt nhanh BRT đã có 5 năm tồn tại – nhưng không đáp ứng kỳ vọng và mục tiêu. Cụ thể, hiệu suất sử dụng chỉ cao hơn 20% so với xe buýt thường, nhưng chiếm 1/3 diện tích đường nội đô vốn rất chật hẹp; Công tác xử lý vi phạm các phương tiện đi vào làn xe này thường xuyên gặp phản ứng của người dân, đặc biệt vào giờ cao điểm vì những lí do…không hoàn toàn vô lý. Kinh phí thực hiện tuyến buýt này - ở diện thí điểm - cũng đã tiêu tốn hơn 1.000 tỷ đồng… Nhiều vấn đề bất cập chỉ từ một tuyến buýt độc hành… trên làn đường được xếp vào diện các loại phương tiện khác “bất khả xâm phạm”. Và nay, nhà chức trách đang tính kế sửa sai: Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất cho phép một số loại phương tiện lưu thông trên làn đường BRT.

Sốt xuất huyết bùng phát ở các tỉnh phía Nam: Quyết liệt, khẩn trương dập dịch (24/6/2022)

Dịch bệnh sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát mạnh khi từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 63.000 ca mắc, gần 50 nghìn người phải nhập viện điều trị và 36 ca tử vong, tập trung ở phía Nam. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc sốt xuất huyết năm nay tăng 97%. Trước tình hình này, Bộ Y tế quyết định thành lập 7 đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trọng điểm trong hai tháng 6 và 7/2022. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay trong phòng chống sốt xuất huyết là các tỉnh đều đã cạn hóa chất diệt muỗi, máy phun thuốc diệt muỗi và thuốc điều trị dành cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Thiếu những hóa chất và thuốc điều trị, số ca mắc và tử vong dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Công khai Đảng viên, công chức vi phạm nồng độ cồn, điều khiển phương tiện tham gia giao thông quá tốc độ – Biện pháp mạnh, cần gì để hiệu quả tối ưu? (23/6/2022)

Đã có rất nhiều chủ trương, giải pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu thiệt hại do các hành vi vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ, tuy nhiên, thực tế, ý thức chấp hành Luật vẫn là vấn đề nan giải nhất.
- Cách nay ít hôm, vào ngày 20/06, lực lượng chức năng, cụ thể là lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục khẳng định sẽ nỗ lực - quyết liệt vì mục tiêu chung này, bằng chiến dịch cao điểm – diễn ra trong vòng 3 tháng tới: kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đáng chú ý, lực lượng chức năng sẽ công khai những Đảng viên, cán bộ-công chức vi phạm và phối hợp xử lý làm gương. Đây được coi là giải pháp mạnh, nhưng cụ thể “công khai” là công khai như thế nào và xử lý như thế nào là hiệu quả tối ưu thì còn một số ý kiến băn khoăn. Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an trao đổi cụ thể về nội dung này.

Tháo gỡ vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế và ổn định tâm lý cán bộ sau những biến động của ngành y (22/6/2022)

Thiếu thuốc và nhiều máy móc thiết bị y tế phải “trùm chăn” vì không có vật tư để vận hành, sửa chữa, thay thế... Đây là thực trạng tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trong cả nước sau hàng loạt vụ sai phạm ở ngành y thời gian qua. Sự bất thường này rõ ràng không phải chuyện riêng của ngành y tế, mà của cả xã hội, khi vấn đề này có mức độ ảnh hưởng đến người bệnh mỗi ngày một mạnh mẽ và lan rộng, có nguy cơ biến thành cuộc khủng hoảng, đòi hỏi chúng ta có trách nhiệm giải quyết ngay.

Làm gì để Lịch sử là môn học hấp dẫn và thiết thực? (20/6/2022)

Câu chuyện về môn Lịch sử trong Chương trình phổ thông mới 2018 vẫn luôn “nóng” suốt thời gian qua. Theo Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, kết quả tổng hợp kiến nghị của cử tri, nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo cho thấy, đa số các ý kiến không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử cấp THPT thành môn tự chọn. Mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cũng đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia giáo dục, các nhà Sử học thì những tranh luận trong thời gian qua là tín hiệu vui, để chúng ta rốt ráo tìm ra những hướng đi tích cực cho môn Lịch sử. Hơn hết là làm cách nào để Lịch sử trở thành môn học hấp dẫn và thiết thực. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Nguyễn Phương Thanh – Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Đề xuất lương khởi điểm của bác sĩ cao hơn ngành khác liệu có giữ chân bác sĩ? (17/6/2022)

Trước thực tế thu nhập và đời sống của nhiều cán bộ, nhân viên y tế còn thấp, trong khi áp lực công việc đang ngày càng tăng như hiện nay, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tập hợp các kiến nghị của cán bộ, công nhân viên chức ngành y tế về chế độ, chính sách đối với nhân viên y tế, trong đó có đề xuất mức lương khởi điểm của bác sỹ cao hơn ngành khác. Đối với bác sĩ, thời gian đào tạo kéo dài 6 năm so với các ngành khác chỉ 4 năm, họ phải mất thêm 18 tháng thực hành mới được hưởng lương bậc 1. Điều này được cho là chưa công bằng. Vì vậy, Công đoàn Y tế đề nghị lương của bác sĩ được áp dụng mức khởi điểm tương đương bậc 2 là 2,67. Bên cạnh đó, các chế độ phụ cấp cũng được đề xuất tương đương một số ngành đặc thù khác. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là: Nâng lương khởi điểm có đủ “lực” để giữ chân thầy thuốc các cơ sở y tế công lập, nhất là những người giỏi? Để tìm hiểu về những nội dung xoay quanh đề xuất này cũng những biện pháp quan tâm, hỗ trợ đời sống thầy thuốc, trong Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cùng bàn luận vấn đề này.

Làm thế nào để thanh toán online đi vào đời sống của tất cả người dân (16/6/2022)

Bắt đầu từ năm 2019, ngày 16/06 là ngày phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích sử dụng khi mua sắm, giao dịch thanh toán và người tiêu dùng sẽ được hưởng chính sách ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán và các nhà bán lẻ, nhà cung cấp. Mục tiêu quan trọng của chương trình là hưởng ứng chủ trương chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đề ra, khởi đầu từ những thay đổi trong lĩnh vực thanh toán.
Tuy nhiên, thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta vẫn chưa thực sự phát triển như kỳ vọng do còn khá nhiều lỗ hổng bảo mật thông tin, mất an toàn thanh toán và hơn hết là thói quen của người dân, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của khách mời là chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu với hy vọng mang đến một góc nhìn mới cho sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai.

Tăng lương tối thiểu vùng - Động lực tăng năng suất, chất lượng lao động (15/6/2022)

Lương tối thiểu vùng chính thức tăng thêm 6% - kể từ 1/7 năm nay. Lần đầu tiên sẽ có lương tối thiểu theo giờ. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu cũng có nhiều thay đổi… Chuyện tăng lương tối thiểu vùng năm nào cũng “nóng” về mức tăng. Mức tăng là quan trọng – là cần thiết, để đảm bảo một mức sống tối thiểu. Nhưng quan trọng hơn, đó cần là động lực để tăng năng suất, chất lượng lao động – vì những mục tiêu lâu dài. Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của ông Phạm Minh Huân – Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: