Thông tin thành phố Hà Nội sẽ vận hành trở lại hệ thống loa phường đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều quan điểm trái chiều. Bên cạnh những ý kiến ái ngại, cho rằng “loa phường đã hoàn thành sứ mệnh”, cũng có một số quan điểm ủng hộ việc cung cấp thông tin qua loa phường, bởi đây là "một nét văn hóa tích cực, thông tin thời sự, cần thiết tới người dân". Vậy phải làm gì để loa phường thật sự văn minh, thân thiện và thiết thực?
Hà Nội đặt mục tiêu “phát triển văn hoá chất lượng cao” - dần định hình Thủ đô thực sự trở thành trung tâm văn hoá Việt. Từ cấp Quận, huyện đã và đang có những chương trình, hành động đóng góp vào nỗ lực chung này. Tuy nhiên, không phải công trình, phần việc nào cũng đạt mục đích; nhiều khi mới chỉ là ý tưởng đã bị phản đối gay gắt .
Đề xuất của UBND Quận Tây Hồ về “xây dựng nhà hát Opera bên Hồ Tây” – một chi tiết rất nhỏ trong bản đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, là ví dụ. Chính quyền quận vừa công khai đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Phải khẳng định đây là điều bình thường trong mọi cuộc trưng cầu ý dân, cũng là vấn đề nan giải, thử thách những người có trách nhiệm -…”có tầm”.
Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch, phát triển đô thị Việt Nam; PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; và PGS.TS Mạc Văn Tiến – Chuyên gia an sinh xã hội, cùng bàn luận câu chuyện này.
Vụ việc một con chó pitbul tấn công bé trai 8 tuổi ở Bình Phước khiến nạn nhân tử vong vào ngày 23-7 vừa qua, đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Sự việc đáng tiếc này đang tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc nuôi và quản lý những giống chó ngoại lai, bản tính hung dữ. Trong khi đó việc nuôi chó trong khu dân cư không đeo rọ mõm, không báo cáo với chính quyền địa phương theo quy định vẫn xảy ra phổ biến tại nhiều nơi. Trên các trang báo, mạng xã hội nhiều người đã nêu quan điểm là cơ quan chức năng cần đưa ra quy định cấm nuôi các giống chó dữ ở nước ta.
Bộ GD-ĐT vừa công bố điểm thi và phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022. Qua những thông số này, người dân, nhà quản lý giáo dục phần nào đánh giá được tình hình học tập của thí sinh, mức độ khó dễ của đề thi. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để thí sinh tham khảo đăng ký nguyện vọng xét tuyển Đại học theo tổ hợp của mình. Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay đã phải trải qua hai năm học tập khó khăn trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, phổ điểm có biến động gì so với năm ngoái? Liệu kết quả có phản ánh đúng thực tế dạy và học, cũng như phù hợp với mục tiêu của kỳ thi? Các em cần lưu ý gì khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển? Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng cùng bàn luận về câu chuyện này.
Phiên tòa xét xử kẻ bạo hành bé gái 8 tuổi Vân An đến tử vong đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với những diễn biến mới. Bản án nào đủ sức răn đe những kẻ nhẫn tâm bạo hành con trẻ? Bức xúc, phẫn nộ có làm chúng ta vô can? Đâu là những bài học mà mỗi người lớn, mỗi bậc làm cha làm mẹ cần chiêm nghiệm sâu sắc sau liên tiếp những vụ bạo hành trẻ em thời gian qua? Ông Nguyễn Anh Thơm – một trong 2 luật sư bảo vệ quyền lợi của bé Vân An và bà Nguyễn Vân Anh, người sáng lập kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và trẻ em vị thành niên cùng bàn luận về câu chuyện này.
Từ 1/8, 100% các tuyến cao tốc sẽ thu phí không dừng. Đây là quyết tâm rất cao của Chính phủ để giúp tiết kiệm thời gian cho người dân, tránh tình trạng ùn tắc khi di chuyển, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch trong nguồn thu. Chỉ còn hơn 1 tuần nữa, 100% các tuyến cao tốc sẽ thu phí tự động. Giải pháp nào để đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả hoạt động? Cần sự phối hợp tích cực của các bên liên quan, nội dung được bàn luận trong Dòng chảy sự kiện chiều nay. Khách mời là chuyên gia giao thông, TS.Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia.
Môn Lịch sử sẽ trở thành môn học bắt buộc thứ 8 trong chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT (cùng các môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa
phương). Theo đó, chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12). Ngoài ra, Lịch sử cũng nằm trong nhóm môn học lựa chọn ở cụm môn KHXH (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật). Bộ GD-ĐT sẽ lấy ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa, biên soạn tài liệu và thẩm định chương trình trong khoảng thời gian hơn 1 tháng.
Trước thông tin này, nhiều người lo ngại khi sửa môn Lịch sử từ
“lựa chọn” thành “bắt buộc” sẽ làm xáo trộn, ảnh hưởng đến chương trình tổng
thể, các môn học khác... Hơn nữa, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến năm học mới,
việc điều chỉnh này liệu có có kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng như yêu cầu đặt
ra. GS TS Đỗ Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa Lịch sử,
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Tổng chủ biên SGK môn Lịch sử bộ sách Cánh
Diều, đồng thời là một trong các chuyên gia tham gia vào điều chỉnh môn Lịch
sử cùng bàn luận nội dung này.
Gần 50% mẫu rau quả ở các chợ đầu mối TP. HCM có dư lượng hóa chất, hơn 40% mẫu hải sản chứa kim loại nặng, nhiều mẫu vượt giới hạn cho phép. Đó là thông tin từ kết quả kiểm tra của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM vừa thực hiện mới đây. Nhìn rộng ra thị trường tiêu dùng thực phẩm trong nước ở các địa phương khác cũng rơi vào tình trạng tương tự. Vậy, làm sao để người dân không bị “đầu độc” từ thực phẩm không đảm bảo? Cơ chế nào để có thể quản lý rốt ráo câu chuyện an toàn thực phẩm ngày càng đáng báo động?
Thời gian gần đây, không ít đối tượng lợi dụng MXH tung tin đồn thất thiệt, thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật với mục đích câu like, câu view. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức liên quan, thậm chí có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh.
Làm thế nào để những lời đồn đại về chuyện gây sốc và có nguy cơ gây bất an xã hội trên diện rộng không có điều kiện sản sinh và lan truyền. Chuyên gia tội phạm học PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn, Phó Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Đại học quốc gia Hà Nội cùng trao đổi nội dung này.
Các hoạt động giải trí đã sôi động trở lại sau hơn hai năm gián đoạn, ngưng trệ vì đại dịch, có những hoạt động còn gia tăng về số lượng gấp 10 lần. Các cuộc thi hoa hậu – thi nhan sắc là ví dụ. Một thống kê sơ bộ cho thấy, chỉ từ đầu năm đến nay đã có khoảng 20 cuộc thi diễn ra - từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh, thành, doanh nghiệp.
- Có những cuộc thi là thường niên, cũng có những cuộc thi lần đầu xuất hiện. Ý tưởng tổ chức các cuộc thi đang ngày càng nhiều, quá trình tổ chức và dự thi cũng không hao tổn công sức như trước. Nhiều hoa hậu sau thời điểm được vinh danh đã không còn được nhiều người nhớ đến, không nhiều người hiểu vinh danh vì điều gì, dù có giới thiệu, xưng danh hoa hậu, hoa khôi…“Nở rộ” và “tràn lan” các cuộc thi nhan sắc dường như chỉ nhằm kinh doanh. Điều này có tác động xã hội như thế nào? Giải pháp nào cho câu chuyện này? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng
Thời gian gần đây, trào lưu cài điện thoại lên cửa sổ máy bay được nhiều du khách trẻ Việt Nam đua nhau thực hiện, nhằm ghi lại cảnh máy bay cất - hạ cánh, để “săn mây”... Hành động này thậm chí được hưởng ứng bởi nhiều TikToker nổi tiếng ở Việt Nam, trong đó có những tài khoản cả triệu người theo dõi.
Chưa hết, trên mạng xã hội Việt Nam cũng đang lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nữ du khách chạy ra đường băng sát máy bay đang di chuyển để tạo dáng quay video. Trả lời báo chí, đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo, đó là những hành động rất nguy hiểm, đe dọa an toàn của chuyến bay, vi phạm quy định đi lại trong khu vực hạn chế khai thác tại sân bay. Còn trên các trang mạng xã hội, ngay lập tức, nhiều người cũng đã bày tỏ quan điểm, bức xúc trước những hành động nguy hiểm này, và đặt nghi vấn “phải chăng chỉ vì muốn có view nhiều mà bất chấp các qui định, gây nguy hiểm cho người khác”… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là thầy giáo Vũ Thanh Hòa- trường THPT Thăng Long, Hà Nội
Giả mạo cán bộ ngân hàng, nhận vay tiền qua mạng không cần thủ tục, sử dụng những app cho vay trên mạng, thời gian qua, nhiều đối tượng đã lừa đảo hàng trăm người dân cả tin có nhu cầu vay vốn. Câu chuyện của 1 người phụ nữ ở Bà Rịa Vũng Tàu mới đây bị chiếm đạo 2,5 tỉ đồng là 1 ví dụ. Rất nhiều người trong đó có cả học sinh sinh viên do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Nhiều bị hại đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn, vay mượn khắp nơi để bù đắp số tiền bị lừa. Thậm chí họ có thể chịu nhiều rắc rối do bị tiết lộ thông tin cá nhân gồm số căn cước công dân, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng, số điện thoại…
Để tránh khỏi các đối tượng này, đòi hỏi mọi người cần hiểu rõ những chiêu trò, tác hại của các hành vi lừa đảo. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là luật sư Nguyễn Thế Truyền – Văn phòng luật sư Thiên Thanh và ông Nguyễn Minh Đức, nhà sáng lập công cụ bảo mật Cyrada, chuyên gia an ninh mạng.
Câu chuyện áp lực thi cử, điểm số chưa bao giờ hết nóng khi hầu hết các gia đình đều có con, cháu trong độ tuổi đi học, đi thi. Những áp lực này không chỉ đè nặng lên các thí sinh, mà còn cả các bậc phụ huynh bởi những kỳ vọng, lo lắng về tương lai của con mình. Nhận kết quả thi là giai đoạn nhạy cảm với sĩ tử. Câu chuyện mới đây ở Hà Nội là một ví dụ. Ngay sau khi có kết quả Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, mạng xã hội lan truyền dòng tin nhắn tìm con của một bà mẹ ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vì con thi vào lớp 10 có kết quả không tốt nên đã bỏ nhà đi. Rất may, 1 ngày sau đó phụ huynh thông báo đã tìm thấy con. Áp lực bị so sánh thực tế không chỉ kết thúc bằng chuyện bỏ nhà ra đi hay một khóa điều trị tâm lý. Mặc dù nước ta chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng những cái chết, trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan đến điểm số đã xảy ra gần đây. Câu hỏi được đặt ra là bố mẹ và chính bản thân các em, cần làm gì để vượt qua giai đoạn khó khăn này?
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tháng 7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022-2023. Đây không phải là đề xuất mới. Còn nhớ, năm 2016 Chính phủ giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo trình trung ương và Quốc hội về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình đến năm 2020. Thế nhưng, đến nay chỉ duy nhất Hải Phòng thực hiện được việc này.
Nếu chính sách sớm được thông qua, học phí bậc THCS thật sự được miễn giảm từ năm học tới sẽ là “món quà” ý nghĩa cho người dân, giảm bớt được phần nào gánh nặng kinh tế cho các gia đình trong thời buổi “bão giá” như hiện nay.