logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Báo động tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân - giải pháp nào để ngăn chặn (19/8/2022)

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được tại Việt Nam lên tới gần 1.300 GB, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm. Chỉ với vài thao tác tìm kiếm đơn giản trên Google, bất cứ ai cũng có thể tìm được các website mua bán thông tin cá nhân người dùng. Từ vài trăm nghìn đồng cho đến vài chục triệu đồng, người mua có thể sở hữu tập danh sách khách hàng chi tiết từ tên tuổi, địa chỉ, ngày sinh, cho đến số điện thoại cá nhân, số chứng minh nhân dân…, thậm chí chi tiết hơn còn phân loại tập khách hàng theo các lĩnh vực cụ thể như y tế, bất động sản, giáo dục...Trên thực tế, các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân, nhưng vì sao tình trạng này vẫn tiếp diễn? Việc lộ, lọt, mua bán dữ liệu cá nhân đã và đang gây ra những hệ lụy gì? Và giải pháp nào để ngăn chặn?

Hành hung bác sỹ: Chế tài nào xử lý nghiêm ? (18/8/2022)

1 nữ nhân viên y tế ở Quảng Ngãi bị đánh tử vong khi đang trên đường về nhà, trước đó là hai bác sĩ tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP Hồ Chí Minh đã bị người nhà hành hung, tấn công trực tiếp…Những vụ việc tương tự, lặp đi lặp lại trong những năm qua đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng việc hành hung bác sĩ sẽ dần trở thành nỗi lo sợ nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Rõ ràng, đây không chỉ là hành vi đe dọa tính mạng và sức khỏe người thầy thuốc, mà còn là sự thách thức pháp luật vì nghề thầy thuốc là nghề cứu người. Dù bất cứ vì nguyên nhân gì thì việc tấn công bác sĩ trong lúc họ đang nỗ lực cứu chữa người bệnh là hành vi coi thường mạng sống người khác, đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Vậy chế tài nào xử lý nghiêm các hành vi này để việc hành hung, đe dọa bác sỹ không tái diễn? TS Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cùng bàn luận câu chuyện này.

Đại học Quốc gia Hà Nội: Đổi mới đào tạo - “Chìa khóa” để bứt phá trong cách mạng 4.0 (17/8/2022)

Để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, năm nay, nhiều trường đại học mở thêm các ngành/chương trình đào tạo, hứa hẹn đón đầu nhu cầu thị trường lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc mở ngành mới sẽ có thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Trong số các cơ sở đào tạo mở thêm ngành học mới, Đại học Quốc gia Hà Nội mở mới các ngành là Trí tuệ nhân tạo, Nông nghiệp thông minh và bền vững, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics, Quản trị đô thị thông minh và bền vững, Quản lí giải trí và sự kiện thuộc... Đơn vị này cũng tăng điểm sàn lên 20 điểm (năm trước là 18 diểm) để đảm bảo lộ trình nâng cao chất lượng.

Gói vay 20.000 tỷ đồng hỗ trợ công nhân, triển khai thế nào cho hiệu quả? (16/8/2022)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo hai công ty tài chính sẵn sàng kích hoạt gói vay 20.000 tỷ đồng cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp vay tiêu dùng, sinh hoạt. Gói tín dụng có lãi suất bằng một nửa lãi suất cho vay hiện tại, thời hạn 3 tháng đến dưới 3 năm. Đây cũng là một trong những nội dung vừa được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam triển khai tới tất cả các cấp công đoàn nhằm ngăn tín dụng đen tiếp cận với công nhân, người lao động.
Vấn đề đang được nhiều người quan tâm lúc này là khi nào gói hỗ trợ chính thức triển khai? Công nhân, người lao động cần hoàn thiện những thủ tục gì để sớm tiếp cận gói hỗ trợ? Ông Phan Văn Anh, Phó Phủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Vì sao ngày càng nhiều thảm án vợ chồng, nhân tình sát hại nhau? (15/8/2022)

Còn chưa hết bàng hoàng với vụ người phụ nữ bị nhân tình sát hại dã man ngay trên đường phố giữa trung tâm thủ đô Hà Nội cách đây 4 ngày, dư luận lại bàng hoàng trước thông tin chồng giết vợ là nữ cảnh sát cơ động ở Hải Phòng cách đây 2 ngày. Sự việc thu hút sự chú ý đặc biệt với nhiều câu hỏi: Vì sao các vụ án vợ chồng, nhân tình sát hại nhau liên tiếp xảy ra? Nên nhìn nhận ra sao về vấn đề xã hội nhức nhối gây nhiều hệ lụy này? Cần trang bị kiến thức và kỹ năng gì để sớm nhận diện những dấu hiệu của kẻ sát nhân do cuồng yêu và có cách “cắt đuôi” an toàn?

Liên tiếp các vụ hành hung bác sĩ, không xử nghiêm sẽ thành vấn nạn nhức nhối (12/8/2022)

Liên tiếp trong ít ngày gần đây, hai bác sĩ tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP Hồ Chí Minh đã bị người nhà hành hung, tấn công trực tiếp. Tuần trước, một nữ bác sỹ trực tại khoa Cấp cứu, BV Lê Văn Thịnh, TP Hồ Chí Minh cũng bị một bệnh nhân có dấu hiệu say xỉn, trên người có nhiều vết chém chửi mắng.... Những vụ việc tương tự, lặp đi lặp lại trong những năm qua đã khiến nhiều người không khỏi lo lắng việc hành hung bác sĩ sẽ dần trở thành vấn nạn đáng báo động nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Rõ ràng, đây không chỉ là hành vi đe dọa tính mạng và sức khỏe người thầy thuốc, mà còn là sự thách thức pháp luật vì nghề thầy thuốc là nghề cứu người. Dù bất cứ vì nguyên nhân gì thì việc tấn công bác sĩ trong lúc họ đang nỗ lực cứu chữa người bệnh là hành vi coi thường mạng sống người khác, đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Đồng tính, song tính, chuyển giới không phải là bệnh: Xóa định kiến để có cái nhìn công bằng đối với cộng đồng LGBT (11/8/2022)

Việc Bộ Y tế vừa chính thức ban hành ý kiến chỉ đạo chấn chỉnh thực trạng ép buộc khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (gọi tắt là LGBT) đang thu hút sự chú ý của dư luận và được xem như tin vui với cộng đồng này.
Một sự kiện ý nghĩa khác với cộng đồng LGBT cũng vừa diễn ra, đó là lễ phát động chiến dịch “Tôi đồng ý” lần thứ 2 với chủ đề “Hôn nhân không khuôn mẫu”, với mục tiêu thu thập 250 nghìn chữ ký ủng hộ hôn nhân cùng giới, tạo tiền đề cho sự ủng của xã hội khi Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2024-2025.
Cùng bàn luận về những diễn biến tích cực trong nỗ lực chống kỳ thị và bảo vệ quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT tại nước ta, BTV Hải Quân có cuộc trao đổi với ông Lương Thế Huy, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành.

Lạm dụng đồ uống có cồn – Không chỉ là vấn đề sức khoẻ, tính mạng cá nhân (10/8/2022)

Những ngày này, vụ việc 8 thanh niên ở TPHCM phải nhập viện cấp cứu sau khi sử dụng đồ uống có cồn, bị ngộ độc methanol, gây xôn xao dư luận. 2 trong số 8 người đã tử vong, 1 người đang được điều trị tích cực vì tổn thương não. Trước đó, ngày 25/7, tại Cà Mau, 3 người phụ nữ tử vong sau khi cùng 3 người khác uống hết 5 lít rượu. Nguyên nhân cũng đã được xác định là ngộ độc methanol. Các vụ ngộ độc Methanol sau khi sử dụng đồ uống có cồn không phải là hiếm trên toàn quốc. Vụ việc lần này tiếp tục dấy lên mối lo khi hầu hết các nạn nhân tuổi đời còn rất trẻ - tương lai còn rộng dài, chỉ vì thiếu hiểu biết, mất kiểm soát, hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Đại chiến bình phẩm quán ăn trên các nền tảng mạng xã hội – Giới hạn nào cho những “chiến thần review” và chủ quán ? (9/8/2022)

Những ồn ào tranh cãi giữa một nhóm hot Tiktoker chuyên review với chủ một chuỗi cửa hàng chè có tiếng tại TPHCM đang thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là giới trẻ. Sự việc cũng thổi bùng lên những tranh cãi về giới hạn của các reviewer nổi tiếng – những người chuyên quay video bình phẩm về chất lượng hay – dở của các nhà hàng, quán ăn... rồi tung lên các nền tảng mạng xã hội; về ranh giới đúng – sai khi một số hàng quán đăng ảnh, dán thông báo cấm cửa một số reviewer triệu view để tránh tai tiếng không đáng có. Phải chăng, số lượng theo dõi và lượt tương tác “khủng” đã đẩy nhiều người làm review rơi vào vòng tròn “ảo tưởng quyền lực mạng”? Cùng bàn luận rõ hơn nội dung này với khách mời là anh Nguyễn Ngọc Long, nhà sáng lập Truyền thông Trăng Đen – Câu lạc bộ dành cho những người yêu thích truyền thông xã hội đầu tiên của nước ta.

Nhiều trường PTTH gấp rút xây dựng lại tổ hợp môn - bất cập vẫn không dễ giải quyết! (08/8/2022)

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông. Theo đó, học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 sẽ học 8 môn bắt buộc và bỏ việc chia nhóm môn như trước đó. Học sinh sẽ chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Những thay đổi này được đưa ra ngay trước thềm năm học mới. Những điều chỉnh này, khiến nhiều trường THPT gấp rút xây dựng lại tổ hợp tự chọn để kịp cho năm học mới cũng là năm đầu tiên học sinh lớp 10 trên cả nước sẽ bắt đầu học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hơn nữa, khi học sinh được tự chọn môn học ngay từ lớp 10, buộc các em phải xác định được ngành nghề yêu thích để đưa ra lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Trong khi đó chưa có phương án thi và tuyển sinh ĐH năm 2025. PGS TS Nguyễn Xuân Thành – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT sẽ chia sẻ để làm rõ những băn khoăn này.

Dấu ấn Liên hoan phát thanh toàn quốc lần thứ XV - 2022 (5/8/2022)

Khách mời: Nhà báo Phạm Mạnh Hùng – Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.
- Ông Phạm Văn Báu – Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Thanh Hóa.
- PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng - Trưởng Khoa Phát thanh và Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thành viên Ban Giám khảo Liên hoan phát thanh toàn quốc 2022.

Xây ít nhất 1 triệu căn hộ cho công nhân, người thu nhập thấp- làm sao để nói đi đôi với làm? (04/8/2022)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Xây dựng chủ trì đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp giai đoạn 2022-2030. Để làm việc này, các địa phương phải báo cáo số liệu ngay trong tháng 8. Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã hoàn thành hàng trăm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân có chỗ ở an toàn. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế dẫn đến tình trạng nhiều nơi thiếu nhà ở, mà nơi có nhà lại không thể bán hay cho thuê được. Với đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội này, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là tính khả thi, hiệu quả xây dựng và nhất là việc xác định quỹ đất cho phát triển nhà ở trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp. Đây cũng là vấn đề chúng tôi đặt ra trong Dòng chảy sự kiện chiều nay với ông Hà Quang Hưng Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng.

Ồn ào xung quanh các bữa tiệc chia tay nguyên giám đốc CDC tỉnh Quảng Ninh (3/8/2022)

Việc tổ chức các bữa tiệc tri ân, đêm giao lưu... hoành tráng, tốn kém, để chia tay một số cán bộ lãnh đạo không phải cá biệt thời gian qua. Mới đây, dư luận lại xôn xao với chuỗi sự kiện rất qui mô để chia tay Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh, trước khi nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ. Dù ông Ninh Văn Chủ, Giám đốc CDC Quảng Ninh khẳng định không dùng tiền cơ quan cho các bữa tiệc này, song Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu phía CDC có văn bản giải trình sự việc.
Câu chuyện này một lần nữa đặt ra nhiều vấn đề về văn hóa nghỉ hưu của một số cán bộ lãnh đạo. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện đang thu hút sự chú ý của dư luận này, Luật sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam) và bà Nguyễn Thị Khá, đại biểu Quốc hội khóa 13 tỉnh Trà Vinh phân tích.

3 chiến sĩ cảnh sát PCCC hy sinh trong vụ cháy - Những anh hùng thời bình (2/8/2022)

Trong ngày hôm qua, Hà Nội xảy ra liên tiếp 2 vụ cháy ở quận Cầu Giấy. Trong đó, vụ cháy quán karaoke tại phố Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 3 Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an quận Cầu Giấy hy sinh sau khi đưa 8 người ra khỏi vụ cháy.
3 cán bộ, chiến sĩ Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Cầu Giấy hy sinh là: Đồng chí Trung tá Đặng Anh Quân, đồng chí Trung úy Đỗ Đức Việt và đồng chí Binh nhì Nguyễn Đình Phúc.
Sự hy sinh của của 3 cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ quên mình vì dân đã để lại nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn với đồng nghiệp, người thân của họ. Mất mát to lớn đó, cũng khiến nhiều người không khỏi lo lắng khi hỏa hoạn vẫn tiềm ẩn hàng giờ. Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn và Thượng tá, PGS, TS Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng khoa Chữa cháy, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy cùng bàn luận câu chuyện này.

Nhiều ca nhập viện do tự ý điều trị cúm A, Việt Nam đối mặt nguy cơ 3-4 dịch chồng nhau (1/8/2022)

Trước nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập, Covid-19 có thể bùng phát trở lại thì số ca mắc các bệnh dịch nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A có chiều hướng gia tăng, trong đó đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp mắc cúm A nặng tại Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc phải nhập viện. Thực tế đáng lo ngại hiện nay là người dân mắc cúm A hay có các triệu chứng tương tự hầu hết đã tự mua thuốc các loại, trong đó có kháng sinh, thuốc trị cúm Tamiflu về điều trị mà không theo chỉ định của bác sĩ.
Tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến nguy cơ gì cho người bệnh? Sâu xa hơn, tình trạng đáng báo động này còn dẫn đến những hệ lụy gì cho công tác điều trị và phòng chống dịch? Cùng khách mời là BS Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương để hiểu rõ nội dung này

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: