logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đại dương: Cuộc sống và Sinh kế (08/06/2021)

Đại dương bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất là nguồn sống của nhân loại và của mọi sinh vật khác trên trái đất. Ngoài ra, đại dương còn là chìa khóa cho nền kinh tế với khoảng 40 triệu người đang làm việc trong các ngành công nghiệp đại dương vào năm 2030. Với 90% quần thể cá lớn bị cạn kiệt và 50% rạn san hô bị phá hủy, con người đang lấy từ đại dương nhiều hơn những gì có thể được bổ sung. Để bảo vệ và gìn giữ đại dương, chúng ta phải tạo ra một cân bằng mới, bắt nguồn từ những nghiên cứu thực sự về mối liên hệ giữa đại dương và loài người. Chúng ta phải xây dựng một kết nối tổng thế với đại dương, đổi mới nhờ những bài học từ quá khứ. Nhân dịp Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (01-08/06), và Ngày Đại dương thế giới 2021 (08/06), Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Đại dương: Cuộc sống và Sinh kế”. Do những diễn biến hức tạp của tình hình dịch bệnh nên các vị khách mời hôm nay sẽ tham gia qua điện thoại.

Phục hồi hệ sinh thái vì lợi ích của con người và thiên nhiên (05/06/2021)

Báo cáo đánh giá dịch vụ hệ sinh thái toàn cầu 2019 cho thấy, 75% hệ sinh thái trên bề mặt trái đất đã có sự thay đổi, 85% diện tích khu vực đất ngập nước bị mất đi. Suy thoái đất làm giảm 23% năng suất các hệ sinh thái cạn, khoảng từ hơn 200 đến hơn 500 tỉ đô la Mỹ từ sản lượng cây trồng toàn cầu hàng năm đối mặt với rủi ro cao do mất nguồn hỗ trợ cho thụ phấn. Trong khi đó, sự suy thoái của hệ sinh thái đất và biển làm giảm phúc lợi của 3,2 tỉ người và làm mất khoảng 10% tổng sản phẩm toàn cầu hàng năm do mất các loài và dịch vụ hệ sinh thái. Theo tính toán, việc khôi phục 350 triệu ha đất bị thoái hóa từ nay đến năm 2030 có thể tạo ra 9 nghìn tỉ đô la Mỹ giá trị dịch vụ hệ sinh thái và hấp thu thêm 13-26 tỉ tấn khí thải nhà kính từ khí quyển. Chính vì vai trò quan trọng của hệ sinh thái nên Chương trình Môi trường Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay (05/06) là: Phục hồi hệ sinh thái. Vậy Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức như thế nào? Và Việt Nam cần phải làm gì để phục hồi hệ sinh thái. Đây là nội dung Chương trình Đối thoại ngày hôm nay.

Đảm bảo an toàn cho công nhân lao động quay trở lại “điểm nóng” làm việc (29/05/2021)

Để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp tại Bắc Giang và Bắc Ninh đang mong muốn đưa công nhân trở lại làm việc ngay tại tâm dịch. Và ngày 02/06 tới đây thì tỉnh Bắc Ninh sẽ bố trí cho công nhân lưu trú làm việc tại nhà máy. Tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị mọi công đoạn để tổ chức lại hoạt động sản xuất tại 8 doanh nghiệp. Đây thực sự là một quyết định hết sức mạnh dạn, có phần mạo hiểm. Vậy các địa phương này sẽ triển khai các biện pháp nào để thực đưa công nhân trở lại làm việc an toàn? Đây là câu hỏi rất đáng quan tâm trong bối cảnh hiện nay, khi biến thể Sars-Cov-2 có khả năng lây lan rất nhanh.

Thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, để các đề tài khoa học không còn cất “ngăn kéo” (25/05/2021)

- Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN)- khoảng 2% tổng chi ngân sách. Trong đó, cơ cấu chi đầu tư phát triển/và kinh phí sự nghiệp KHCN được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Tức 60% kinh phí chi cho khoa học dùng để chi thường xuyên, nuôi bộ máy. 40% còn lại là phần thực chi cho nghiên cứu và phát triển. Kinh phí cho nghiên cứu khoa học đã khiêm tốn là vậy, thì vẫn diễn ra tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp ngăn kéo”, không được đưa vào ứng dụng, gây lãng phí. Thực tế này đã được chính người đứng đầu ngành khoa học thừa nhận tại các phiên chất vấn trong nhiều kỳ họp Quốc hội.
- Để nâng cao hiệu quả của các đề tài nghiên cứu, và cũng là để giải quyết tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp vào ngăn kéo”, thì một trong những giải pháp đó là thực hiện cơ chế đặt hàng, đẩy mạnh thương mại hoá các kết quả nghiên cứu thông qua mối liên kết nhà khoa học - doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là nội dung được đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay.

Sẽ không có đại biểu chất lượng khi cử tri thiếu trách nhiệm với phiếu bầu (22/05)

Ngày mai 23/5, cử tri cả nước sẽ tiến hành bỏ những lá phiếu bầu cử của mình để lựa chọn ra được ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 xứng đáng nhất. Việc lựa chọn, bầu ra những đại biểu có đủ đức và tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân có ý nghĩa rất quan trọng. Và chắc chắn để có được sự lựa chọn chính xác, cử tri cần phải nắm được các thông tin các ứng cử viên cũng như biết được các chương trình hành động của các ứng cử viên đưa ra. Hiện, tất cả các ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đã thực hiện xong quyền vận động bầu cử của mình. Để mỗi lá phiếu thực sự nói lên tiếng nói của mình, trong ngày hội bầu cử ngày mai, người dân nên thể hiện trách nhiệm, tìm hiểu, xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn người đại diện xứng đáng vào Quốc hội và HĐND các cấp. Chương trình Đối thoại, với sự tham gia của ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Bàn về câu chuyện tiêm phòng vắc xin Covid 19 ở Việt Nam (15/5/2021)

Trong khi nhiều nước bị làn sóng Covid 19 nhấn chìm với hàng trăm nghìn ca mắc mỗi ngày thì tại Mỹ, Anh và một số quốc gia, người dân đang được hưởng cuộc sống dần trở lại bình thường. Đó là nhờ gần 50%- 60% người dân được tiêm vắc xin lần 1. Điều đó khẳng định vắc xin là “tấm lá chắn” hiệu quả trước COVID-19. Vậy với nước chưa sản xuất được vắc xin như nước ta thì việc tiêm phòng được thực hiện như thế nào? Trong đợt 1 vừa qua, Việt Nam đã triển khai tiêm được hơn 900 nghìn liều vắc xin Covid 19, vậy sắp tới, chúng ta đang có kịch bản nhập khẩu và tiêm vắc xin ra sao để đáp ứng yêu cầu tiêm chủng trong nước? Đây là những vấn đề được bàn luận trong chương trình Đối thoại cuối tuần với sự tham gia của PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Chương trình còn có sự tham gia kết nối với bà Vũ Thị Thu Hà - Giám đốc Cung ứng Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, ông . Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế và quý thính giả trong cả nước

Nhìn lại những ngày ứng phó với dịch bệnh lần thứ 4! 9/5/2021

Có thể nói ,chưa đợt dịch nào lại đòi hỏi công tác ứng phó khẩn cấp như đợt dịch lần thứ tư này. Chỉ trong những ngày đầu, nước ta đã ghi nhận hàng trăm ca mắc từ nhiều nguồn bệnh và dự báo số bệnh nhân sẽ còn gia tăng mạnh trong những ngày tới. Đáng lo là trong đợt dịch này, có một số bệnh viện đã trở thành ổ dịch vì có số bệnh nhân và nhân viên y tế mắc bệnh. Vậy trong những ngày qua, chúng ta đã có những hướng đi như thế nào trong phòng chống, kiểm soát dịch bệnh? Trong những ngày tới đây, chúng ta cần làm gì để ứng phó, không để dịch lây lan quá rộng dẫn đến sụp đổ hệ thống y tế nhơ một số nước? Trong chương trình Đối thoại hôm nay, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện y tế công cộng, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Cty Luật ANVI cùng trao đổi về nội dung này

Dấu ấn Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Việt Nam (1/5/2021)

Việt Nam vừa kết thúc tháng Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng Tư – một điểm nhấn quan trọng trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020 – 2021. Dù đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong bối cảnh môi trường chính trị, an ninh thế giới và các khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sau hơn một năm thế giới chao đảo bởi đại dịch Covid-19, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng với những mục tiêu, nhiệm vụ được xác định rất cụ thể, Việt Nam đã hoàn thành tốt tháng Chủ tịch với nhiều dấu ấn, khẳng định vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trong diễn đàn đa phương quan trọng bậc nhất thế giới này.

Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng kiến tạo, phát triển theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng (24/4/2021)

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng: với chủ đề “Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương phải chú trọng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, nút thắt với phương châm xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Những tồn tại hiện nay trong thể chế kinh tế đang là bước cản như thế nào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh? việc hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời gian tới cần lưu tâm và giải quyết những điểm nghẽn nào? Đây là nội dung được đề cập trong Chương trình đối thoại hôm nay với chủ đề “Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng kiến tạo phát triển theo Nghị quyết Đại hội 13” với sự tham gia của Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương và Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Thanh Hoá thu hút đầu tư, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn (20/04/2021)

Với đặc thù về du lịch văn hóa và tự nhiên, Thanh Hóa có thế mạnh nổi trội trong phát triển du lịch với bản sắc riêng, nên xác định giai đoạn 2021-2025 sẽ thu hút khoảng 60.000 tỷ đồng đầu tư phát triển du lịch. Mục tiêu đến năm 2025 thu hút khoảng 16 triệu lượt khách du lịch (trong đó khách nước ngoài khoảng 850 nghìn lượt), đưa Thanh Hoá trở thành 1 trong những trung tâm du lịch của cả nước. Làm sao để thu hút được khoảng 60.000 tỷ đồng phát triển du lịch? Du lịch Thanh Hoá sẽ đi theo hướng nào, đâu là sản phẩm đặc trưng? Ông Nguyễn Văn Thi, UVBTV- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Đông Á bàn luận rõ hơn nội dung này.

Bài toán an ninh nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long (17/04/2021)

- ĐBSCL là vùng đất trù phú, có tiềm năng, lợi thế rất lớn về sản xuất nông sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra 3 tác động cực đoan rất lớn về an ninh nguồn nước đối với khu vực này. Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hàng năm, gia tăng triều cường vùng cửa sông và ven biển, cùng với gia tăng nhiệt độ đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Đặc biệt tình trạng này đang trong giai đoạn cao điểm khi ĐBSCL bắt đầu bước vào mùa khô. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước tại ĐBSCL cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi và TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.

Trách nhiệm của cử tri với lá phiếu (10/04/2021)

Mỗi lá phiếu của cử tri đều mang sứ mệnh cao cả, được ví là “viên gạch hồng” góp phần dựng xây Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, và để bầu chọn ra lãnh đạo của đất nước trong 5 năm tới. Bởi vậy, khi nhận được lá phiếu, mỗi người đều phải thấy được trách nhiệm của mình ở đó. Phải phát huy tối đa quyền làm chủ của mình, sáng suốt lựa chọn người có đức, có tài, có tâm, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không thể đi bầu cử thay, cũng không bầu qua loa, đại khái, mà cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định. Làm tốt trách nhiệm của mình, chúng ta sẽ không bỏ sót người có tâm, có tài và có năng lực.
Hai vị khách mời là Ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 9 và Tiến sĩ Nguyễn Hải Long, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử sẽ trao đổi kỹ hơn về Trách nhiệm của cử tri với lá phiếu như thế nào.

Dấu ấn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: Chất vấn và trả lời chất vấn- Dân chủ tại nghị trường (20/3/2021)

Chất vấn và trả lời chất vấn đã và đang trở thành điểm nhấn quan trọng của kỳ họp, là sự mong đợi của cử tri, nhân dân và của chính các đại biểu Quốc hội tại mỗi kỳ họp. Thực tế hoạt động chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua liên tục được đổi mới để nâng cao hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi chung của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp, làm cho hoạt động chất vấn không chỉ đơn thuần là một hình thức hoạt động giám sát mà còn tương tác, bổ trợ cho các hoạt động giám sát khác cũng như thực hiện chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Dấu ấn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chất vấn và trả lời chất vấn: Dân chủ tại nghị trường là nội dung được bàn luận với TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và nhà báo Mai Loan, Báo Đại đoàn kết.

Thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, để các đề tài khoa học không còn cất “ngăn kéo” (13/03/2021)

Thưa quý vị! Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN)- khoảng 2% tổng chi ngân sách. Trong đó, cơ cấu chi đầu tư phát triển/và kinh phí sự nghiệp KHCN được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Tức 60% kinh phí chi cho khoa học dùng để chi thường xuyên, nuôi bộ máy. 40% còn lại là phần thực chi cho nghiên cứu và phát triển. Kinh phí cho nghiên cứu khoa học đã khiêm tốn là vậy, thì vẫn diễn ra tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp ngăn kéo”, không được đưa vào ứng dụng, gây lãng phí. Thực tế này đã được chính người đứng đầu ngành khoa học thừa nhận tại các phiên chất vấn trong nhiều kỳ họp Quốc hội. Để nâng cao hiệu quả của các đề tài nghiên cứu, và cũng là để giải quyết tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp vào ngăn kéo”, thì một trong những giải pháp đó là thực hiện cơ chế đặt hàng, đẩy mạnh thương mại hoá các kết quả nghiên cứu thông qua mối liên kết nhà khoa học - doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là nội dung được đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời. Trước tiên xin được giới thiệu:
- Ông Phạm Đức Nghiệm- Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ).
- PGS.TS Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
-TS. Lưu Hải Minh- CT HĐQT Công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải.

Cải cách thủ tục hành chính: Dấu ấn nổi bật trong công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (06/3/2021)

Một trong những dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đó là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử. Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời là Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia, chúng tôi sẽ cùng bàn luận và làm rõ hơn những thành tựu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: