logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong gia đình trong đại dịch COVID19 – im lặng hay lên tiếng? (10/11/2020)

Bình đẳng, Tôn trọng và yêu thương là điều mỗi cá nhân đương nhiên được hưởng, tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra, có một tỷ lệ khá lớn phụ nữ và trẻ em đang không được đảm bảo điều này. Để làm rõ hơn điều này, mời các bạn lắng nghe thông tin trích các kết quả của Nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 vừa được công bố. Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đã thực hiện thành công điều tra quốc gia lần thứ hai về bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt sử dụng phương pháp điều tra đa quốc gia về tình hình sức khỏe của phụ nữ và bạo lực gia đình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Khách mời của chương trình là bà Naomi Kitahara – Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA và bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và trẻ em vị thành niên (gọi tắt là CSAGA).

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo (31/10/2020)

Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật. Nhà nước pháp quyền là chế độ mà ở đó, mọi chủ thể như nhà nước, cơ quan nhà nước, công chức, viên chức, cá nhân hay mọi chủ thể khác đều phải chấp hành, thực hiện, tuân thủ pháp luật đã được ban hành.
Trong quá trình đổi mới, Đảng ta khẳng định nhất quán đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ 13, Đảng ta đã chỉ rõ ưu điểm, thành tựu, cũng như hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm…trong xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong giai đoạn phát triển tiếp theo với mục tiêu nhất quán: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.” Vậy so với trước đây, các vấn đề về xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong Dự thảo Văn kiện Đại hội 13 có những nội dung, điểm mới nào? Làm gì để xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu quả hơn? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Giáo sư, Tiến sỹ Võ Khánh Vinh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Đẩy mạnh thực hiện cấp mã số cơ sở vùng nuôi trồng thủy sản chủ lực theo yêu cầu của Luật Thủy sản 2017 (24/10/2020)

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017. Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải tiến hành thủ tục đăng ký cấp mã số xác nhận nuôi thủy sản chủ lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (25/4/2019). Đây là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lí cũng như yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chứng minh tính pháp lý về nguồn gốc trong quá trình xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Nhất là trong bối cảnh Hiệp định đối tác thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã và đang triển khai mạnh mẽ.
"Đẩy mạnh thực hiện cấp mã số cơ sở vùng nuôi thủy sản chủ lực theo yêu cầu của Luật Thủy sản 2017" là nội dung chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục thủy sản và bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng.

Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc tăng cường quyền tiếp cận đất đai (17/10/2020)

Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, từ chỗ không có nhà ở, không có hoặc thiếu đất sản xuất, du canh, du cư, di cư tự do, nay đã có nhà ở, có đất sản xuất, được sở hữu, làm chủ tư liệu sản xuất. Nhờ vậy hàng trăm ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống....Tuy vậy, tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vẫn là vấn đề chưa được giải quyết căn bản... Vậy cần làm gì để khắc phục những tồn tại này? Làm gì nâng cao hơn năng lực tiếp cận đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời: Bà Đinh Thị Phương Lan, Ủy viên thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc Hội và ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA).

Ô nhiễm làng nghề - Thực trạng và giải pháp (13/10/2020)

Hiện nay, làng nghề đang ngày càng tạo ra giá trị cả về kinh tế lẫn giá trị truyền thống cho các địa phương. Tuy nhiên, mặt trái là làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân làm nghề. Theo kết quả điều tra của Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay cả nước ta có hơn 1.400 làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhanh về kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề cũng đang ở mức báo động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chính bản thân người sản xuất và những người dân chung quanh. Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Ô nhiễm làng nghề - Thực trạng và giải pháp” với vị khách mời tham gia chương trình Đối thoại hôm nay: TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; GS.TS Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Rác thải nhựa - Hiểm họa của môi trường và sức khỏe cộng đồng (Ngày 22/09/2020)

Thưa quý vị và các bạn! Cứ mỗi phút có 1 triệu chai nước uống bằng nhựa được bán ra trên khắp thế giới và có tới 5 nghìn tỷ túi nhựa sử dụng một lần được sử dụng trên toàn thế giới mỗi năm. Nhưng một nửa tổng số nhựa được thiết kế để sử dụng một lần và sau đó vứt đi. Rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, phá hủy hoặc làm suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là các vùng biển. Trước tình trạng ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt, ngày 20/08 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Chỉ thị 33 nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường. Vậy rác thải nhựa gây nguy hại môi trường và cho sức khỏe cộng đồng như thế nào? Cần phải làm gì để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa? Chương trình Đối thoại hôm nay chúng tôi sẽ cùng bàn nội dung này với 2 vị khách mời là ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bà Dương Hải Anh, Đại diện Công ty Lagom Việt Nam.

Chất thải nhựa dùng một lần – Cần cuộc cách mạng để loại bỏ (Ngày 10/10/2020)

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được mua, 5 nghìn tỷ túi nilon được tiêu thụ mỗi năm. Với mức độ tiêu thụ và cách thức quản lý chất thải nhựa như hiện nay, dự báo sẽ có khoảng 12 tỷ tấn chất thải nhựa được chôn lấp và thải ra môi trường vào năm 2050. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Môi trường, mỗi tháng, một hộ gia đình Việt Nam thải ra môi trường 1 kg túi nilon. Số lượng túi ni lông nhiều đến mức các nhà khoa học đã gọi ô nhiễm môi trường do chất thải chất thải túi ni lông gây ra là “ô nhiễm trắng,” ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất, nước, đặc biệt là sức khỏe con người. Chính vì vậy đã đến lúc cần 1 cuộc cách mạng để loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Đây cũng chính là chủ đề của Chương trình Đối thoại ngày hôm nay với 2 vị khách mời của Chương trình là PGS.TS Đặng Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và bà Dương Hải Anh, Đại diện Công ty Lagom Việt Nam.

Sửa đổi Luật đất đai 2013: Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn (3/10/2020)

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014. Qua hơn 6 năm thi hành, đến nay Luật đất đai đã bộc lộ những tồn tại, bất cập. Cụ thể như nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác và phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp... Khó khăn trong tiếp cận đất đai vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, vấn đề đặt ra là việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.
Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Sửa đổi Luật đất đai 2013: Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn”. Chương trình có sự tham gia các vị khách mời là PGS, TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Loại bỏ bệnh lý di truyền, vì một giống nòi khỏe mạnh (26/9/2020)

Theo ước tính, mỗi năm nước ta có hơn 40.000 trẻ bị các thể dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, dị tật ống thần kinh, bệnh lý tan máu bẩm sinh và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác. Trong số này, bệnh lý tan máu bẩm sinh đang ngày càng gia tăng bởi nước ta có đến 13 triệu người mang gen bệnh. Những cặp vợ chồng mang gen bệnh kết hôn sinh con có 25% số trẻ nguy cơ mắc bệnh lý này, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và tuổi thọ của người mắc bệnh.
Để tìm hiểu chặng đường nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, góp phần giúp giống nòi Việt Nam khỏe mạnh, cùng các vị khách mời là PGS.TS.BS Trần Vân Khánh, Trưởng bộ môn Bệnh học Phân tử, Khoa Kỹ thuật Y học, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Gen-protein, Trường đại học Y Hà Nội và BS Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện sẽ bàn về nội dung này.

Công nhân viên chức lao động xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội (26/9/2020)

Hòa trong không khí cả nước phấn đấu thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, ngày 28 tới đây, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động lần thứ 10. Đây là sự kiện chính trị, là ngày hội lớn của toàn thể đoàn viên, công nhân viên chức lao động cả nước - là nơi hội tụ, biểu dương, tôn vinh các gương điển hình tiên tiến, những nhân tố tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đây cũng là những hạt nhân lan tỏa, khơi gợi tình yêu đam mê nghề nghiệp, hăng say lao động chung tay xây dựng tổ quốc tươi đẹp hơn.
Cùng khách mời là Ông Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Bà Phan Thị Thu Hằng, Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Long Biên, Liên đoàn lao động TP Hà Nội sẽ trao đổi kỹ hơn về nội dung này với chủ để Công nhân viên chức lao động xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội.

Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Luật thủy sản 2017 (19/9/2020)

Những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển nhanh về số lượng và sản lượng, góp phần đáng kể vào nền kinh tế chung của đất nước, tạo việc làm cho người lao động, và cải thiện đời sống ngư dân. Tuy nhiên thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những cụm từ như “ báo động cạn kiệt”, “nguy cơ tận diệt” hay “suy giảm nghiêm trọng” đang được sử dụng rất nhiều để nói về thực trạng nguồn lợi thủy sản hiện nay. Làm gì để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Luật thủy sản 2017, để khai thác tiềm năng của biển một cách hiệu quả và bền vững? Bàn luận vấn đề này với khách mời là TS. Trần Văn Vinh, Phó chi cục trưởng Chi cục thủy sản Bình Định và bà Thân Thị Hiền, phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng.

Cơ hội để rác thải là tài nguyên (15/9/2020)

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi sướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 03 của tháng 9 hằng năm. Từ đó đến nay, Chiến dịch trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người tại hơn 130 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chiến dịch là dịp để tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn thể cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý, tái chế rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
Cùng khách mời là ông Vũ Minh Lý-Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.

Để niềm tin chiến thắng lan tỏa (5/9/2020)

MV ca nhạc “Vững tin Việt Nam” do Phạm Minh Thành sáng tác và thể hiện cùng ca sỹ Hà Lê. MV này phát hành rộng rãi trên các nền tảng âm nhạc Việt Nam và quốc tế như một thông điệp muốn nhắn gửi đến cộng đồng, khi giữ vững lòng tin, chúng ta sẽ vượt qua mọi gian khó trước mát, và chiến thắng dịch bệnh.
- Đây cũng là một trong những sản phẩm trong chuỗi chương trình Niềm tin chiến thắng mà Bộ Y tế phát động trong thời gian vừa qua với mong muốn chiến dịch sẽ tạo động lực để mọi người cống hiến, chia sẻ và lan tỏa yêu thương đến mọi tầng lớp nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid- 19. Và trong tháng qua, chiến dịch đã lan tỏa vào cộng đồng với những hoạt động thiết thực. Cùng gặp gỡ với các vị khách mời: Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua và Khen thưởng, Bộ Y tế; Ths Bùi Việt Hưng, Tổ chức Save The Children, đơn vị đồng hành cùng chiến dịch Niềm tin chiến thắng; Nghệ sỹ Hà Lê, người đồng thể hiện ca khúc Vững tin Việt Nam, để cùng hiểu thêm về hoạt động ý nghĩa này.

Giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai (29/8/2020)

Khách mời: PGS, Tiến sỹ Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Khoa Luật – Đại Học Quốc gia Hà Nội; Bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.

Kịch bản nào cho năm học mới trong điều kiện dịch bệnh (22/8/2020)

Theo kế hoạch năm học 2020 - 2021 do Bộ GD&ĐT ban hành, khoảng 23 triệu học sinh cả nước chính thức tựu trường từ ngày 1/9 và khai giảng năm học mới vào ngày 5/9. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đã tính toán các kịch bản nào để chuẩn bị cho năm học mới trong điều kiện dịch bệnh? Nếu không thể đến trường, phương án học tập trong năm học mới sẽ như thế nào để đảm bảo mục tiêu kép: vừa an toàn về sức khỏe cho học sinh, giáo viên, vừa đảm bảo tiến độ kế hoạch năm học? Khách mời là Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT và Ông Hà Văn Thọ – Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Phan Huy Chú sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: