logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (19/11/2024)

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong cộng đồng và tại các tuyến trọng điểm như: tuyến Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện. Tình trạng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy khiến cộng đồng lo ngại. Để góp phần tạo môi trường sống trong sạch, bình yên, việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy được lực lượng công an các cấp triển tích cực khai nhiều năm qua, nhờ đó, nhiều điểm nóng về ma túy dần được xóa bỏ; ý thức cảnh giác, tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Vậy việc xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy được triển khai ra sao để đạt hiệu quả lâu dài và thực chất? Đây cũng là nội dung chương trình Đối thoại mà các vị khách mời là Thượng tá Bùi Văn Tuấn - Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và chị Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội Xã hội tình nguyện, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới (9/11/2024)

Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định, đột phá về thể chế là nhiệm vụ đầu tiên trong ba đột phá chiến lược của nhiệm kỳ tiếp theo. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa 13 ( tháng 9/2024), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh chủ trương này. Khẳng định: Đổi mới thể chế là nhằm đổi mới cơ chế vận hành phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo tiền đề để nước ta bước vào kỷ nguyên mới. Vì sao phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế? Nội hàm của việc đổi mới, hoàn thiện thể chế như thế nào? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình với chủ đề: ĐỔI MỚI THẾ CHẾ, BƯỚC ĐỘT PHÁ TẠO TIỀN ĐỀ ĐỂ ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Với sự tham gia của các vị khách mời: Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội và TS Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Ô nhiễm không khí – Người dân chủ động hơn trong ứng phó (05/11/2024)

Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang là một trong các vấn đề nóng về môi trường. Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi, nhất là ô nhiễm bụi ở các đô thị lớn, một số khu công nghiệp, khu vực khai thác khoáng sản và tại một số làng nghề. Ô nhiễm không khí đã và đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân, nhất là người dân sống tại các đô thị lớn trên cả nước. Theo báo cáo chất lượng không khí toàn cầu của IQAir, Việt Nam đứng thứ 5/9 quốc gia và xếp thứ 36/117 quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất trên toàn cầu. Thống kê của IQAir cũng chỉ ra, nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Việt Nam vượt quá 4,9 lần so với mức độ không khí đảm bảo. Trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, người dân cần phải có những biện pháp gì để phòng tránh?

Giải pháp giúp giảm người nghiện, giảm nguồn cầu ma túy (29/10/2024)

Theo thống kê đến tháng 6/2024, cả nước có hơn 226 nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy và người bị quản lý sau cai nghiện, trong đó có hơn 38 nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, hơn 170 nghìn nghiện ma túy; hơn 17 nghìn người bị quản lý sau cai. Đáng lo ngại số người nghiện ngày càng trẻ hóa, nhất là nhóm đối tượng sử dụng ma túy mới, ma túy tổng hợp được xác định là nguồn cầu tiêu thụ rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Vậy giải pháp nào để giảm người nghiện, giảm nguồn cầu ma túy? Các vị khách mời của chương trình là Thượng tá Hoàng Văn Hiều, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và ông Nguyễn Trọng Dũng, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 55, Sở Lao động Thương binh Xã hội Hà Nội sẽ trao đổi, bàn luận về nội dung này.

Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên (26/10/2024)

Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.

Ô nhiễm không khí ở ngưỡng nguy hại – Chính quyền ứng xử thế nào cho phù hợp? (22/10/2024)

Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm thường xuyên ở tốp đầu thế giới. Bầu không khí của 2 đô thị lớn nhất nước luôn trong tình trạng cảnh báo đỏ và tím, trong khi đó nguồn gây ô nhiễm lại không ngừng gia tăng. Đây là những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Các báo cáo cũng chỉ rõ, ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội, TP.HCM tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cần có giải pháp gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí của thủ đô? Chương trình hôm nay, chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS.TS Phạm Bích San, Thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Câu chuyện của nữ y bác sỹ ngành hỗ trợ sinh sản (19/10/2024)

Mỗi năm, có hàng nghìn ông bố bà mẹ vô sinh, hiếm muộn đã được các y bác sỹ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu Điện hiện thực hóa mong ước có con yêu sau hành trình gian nan vất vả. Đồng hành với họ là những y bác sỹ luôn tận tâm chăm sóc, điều trị, động viên, hỗ trợ và gây dựng niềm tin cho người bệnh. Để cùng chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong nghề của những nữ y bác sỹ ngành hỗ trợ sinh sản – những người giúp bệnh nhân hiện thực hóa ước mơ có con yêu, trong chương trình Đối thoại, BS CK I Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Điều dưỡng trưởng của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Nguyễn Thị Huyền, phó trưởng phòng điều dưỡng, BV Bưu điện sẽ cùng trao đổi về nội dung này

Giải pháp nào quản lý ô nhiễm không khí? (08/10/2024)

Thưa quý vị và các bạn! Không khí vốn được coi như là vô hình nhưng mà khi không khí bị ô nhiễm thì những tác hại của nó sẽ hiện hữu rất rõ trong mọi mặt cuộc sống của con người, đặc biệt là đối với sức khỏe của chúng ta. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí là 1 trong 5 yếu tố hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm cho con người. Trong cuộc họp thảo luận về quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã chỉ ra 1 trong 5 điểm nghẽn phát triển của thành phố Hà Nội chính là ô nhiễm không khí.

Luật Thủ đô 2024: Phát triển công nghiệp văn hóa và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của thủ đô (05/10/2024)

Thể chế hóa Nghị quyết của Bộ chính trị, Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa 15 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 đã bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển thuận lợi hơn, mạnh mẽ hơn các giá trị văn hóa của thủ đô, để văn hóa thực sự là nguồn lực, sức mạnh nội sinh, trụ cột để phát triển Thủ đô. Những cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội về phát triển văn hóa, công nghiệp văn hóa quy định trong Luật Thủ đô 2024 chỉ có ý nghĩa thực sự khi được hiện thực hóa trong thực tế. Vì vậy, quá trình triển khai cần khơi thông những điểm nghẽn nào và tập trung vào các giải pháp trọng tâm ra sao? Đây là nội dung được đề cập trong chương trình đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Kỳ vọng thêm chính sách để phát triển lực lượng nhà giáo (05/10/2024)

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, cơ chế chính sách chăm lo cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành về nhà giáo còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất và khó áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, Nghị quyết 95 của Chính phủ đã thống nhất thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng Luật Nhà giáo. Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được Ủy ban Thường vụ quốc hội cho ý kiến. Dự kiến dự luật sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện để Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra vào tháng 10 này. Đây là dự án Luật được đông đảo người dân cả nước, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo, quan tâm. Khi được thông qua, Luật Nhà giáo kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất cập hiện nay, thúc đẩy phát triển đội ngũ, tạo động lực để nhà giáo cống hiến và gắn bó với sự nghiệp trồng người. Khách mời: Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT - đơn vị chủ trì soạn thảo Luật Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Pháp chế và đối ngoại, Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam/Apolo Việt Nam

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng chính sách mới (Luật nhà ở 2023) (01/10/2023)

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 2.500 khu chung cư, nhà tập thể cũ, trong đó Hà Nội chiếm số lượng lớn nhất với gần 1.600 khu, tiếp theo sau là thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, việc cải tạo chung cư xuống cấp tuy là vấn đề cũ nhưng vẫn luôn là bài toán đau đầu của các cấp chính quyền. Đơn cử như Hà Nội, chỉ khoảng 1% tổng số nhà ở chung cư cũ được cải tạo trong hơn 20 năm qua. Đây là con số rất khiêm tốn. Trong khi đó, số lượng chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm là rất lớn và mức độ xuống cấp càng tăng lên theo thời gian. Sự tồn tại của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn làm mất mỹ quan bộ mặt đô thị. Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, được kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt, tạo đột phá cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trong thời gian tới đây. Làm thế nào để quy định của luật phát huy tác dụng, thực sự khơi thông được những điểm nghẽn trong công tác cải tạo chung cư cũ là nội dung chủ để đối thoại hôm nay với hai vị khách mời: Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam; Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ bằng những chính sách mới (28/09/2024)

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 2.500 khu chung cư, nhà tập thể cũ, trong đó Hà Nội chiếm số lượng lớn nhất với gần 1.600 khu, tiếp theo sau là thành phố Hồ Chí Minh. Việc cải tạo chung cư cũ vẫn luôn là bài toán đau đầu của các cấp chính quyền. Đơn cử như Hà Nội, chỉ khoảng 1% tổng số nhà ở chung cư cũ được cải tạo trong hơn 20 năm qua. Đây là con số rất khiêm tốn. Trong khi đó, số lượng chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm là rất lớn và mức độ xuống cấp càng tăng lên theo thời gian. Sự tồn tại của các chung cư cũ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn làm mất mỹ quan bộ mặt đô thị.
-Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, được kỳ vọng tháo gỡ những nút thắt, tạo đột phá cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà tập thể cũ trong thời gian tới đây.
-Làm thế nào để quy định của luật phát huy được tác dụng, thực sự khơi thông những điểm nghẽn trong cải tạo chung cư cũ là nội dung chủ để đối thoại hôm nay với sự tham dự của hai vị khách mời: Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Năm học mới 2024 – 2025: Lời giải nào cho “bài toán” thiếu giáo viên? (24/08/2024)

“Đến hẹn lại lên” khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu, tình trạng thừa, thiếu giáo viên dạy các môn học mới vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT cũng đưa ra thống kê, tính đến tháng 4/2024 cả nước vẫn thiếu hơn 113 nghìn giáo viên ở các cấp học. Trong những năm qua, mặc dù có chính sách đặc thù để thu hút tuyển dụng giáo viên, ngành giáo dục được giao thêm chỉ tiêu biên chế, nhưng đến nay không có nguồn tuyển, khó tuyển... Đây là vấn đề nan giải trước thềm năm học mới của nhiều địa phương, đòi hỏi ngành giáo dục phải có giải pháp phù hợp và khoa học để khắc phục cơ bản tình trạng này. Khách mời: Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Thanh Sơn - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Tâm lí Giáo dục Hà Nội và PGS TS Phạm Văn Thuần, Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục.

Phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi lừa đảo trên không gian mạng (17/08/2024)

Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% trong tổng số tội phạm mạng) gia tăng về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan. Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023, ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP. Lừa đảo qua mạng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính đối với tổ chức, cá nhân mà còn gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các giải pháp phòng chống tuy đã có nhưng đã hiệu quả và đủ sức răn đe hay chưa? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa và đấu tranh đối với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp là nội dung chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thực chất, hiệu quả (03/08/2024)

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý, kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ mới đây. Ngay sau đó, ngày 24/07, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2024 và đây là phiên họp chuyên đề thứ 6 về công tác xây dựng luật từ đầu năm đến nay. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng làm Trưởng ban. Những động thái này cho thấy, Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc, những điểm nghẽn về pháp lý để khơi thông các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính. Hiện doanh nghiệp vẫn đang gặp những điểm nghẽn nào về pháp lý? Làm thế nào để tinh thần quyết liệt của Chính phủ được chuyển tải và thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt trong từng hoạt động, thực sự tạo nên sức mạnh phá vỡ những rào cản, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh? Đây là nội dung trong chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời: Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI

Để các luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống, kích thích thị trường bất động sản (20/07/2024)

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/8 tới đây, bốn văn bản luật quan trọng này có hiệu lực. Việc các văn bản luật này có hiệu lực sớm hơn quy định sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản nói riêng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung? Cần chuẩn bị và tính toán những điều gì để đảm bảo việc tổ chức thực hiện luật có hiệu quả, phát huy đúng ý nghĩa các quy định mới trong luật, để luật thực sự khơi thông được những điểm nghẽn pháp lý, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển hơn, minh bạch hơn? Đây là chủ đề được đề cập trong chương trình Đối thoại hôm nay Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời: Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường kiêm Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội, Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh

Loại trừ bệnh lý di truyền, nâng cao chất lượng dân số (27/7/2024)

Mỗi năm, Việt Nam có hơn nghìn em bé chào đời được xác định mắc bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh. Trong đó, khoảng 8 nghìn trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), gần 2 nghìn trẻ bị bệnh Down, 1500 ca bị dị tật ống thần kinh... Những bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển và khả năng sống của trẻ trong tương lai. Vậy giải pháp nào để loại trừ bệnh lý di truyền, giúp các em bé sinh ra đều khỏe mạnh, từ đó nâng cao chất lượng dân số? Đây cũng là một trong những mục tiêu của Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra. Trong chương trình Đối thoại, các vị khách mời là Ths.BS Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng Cơ cấu và chất lượng dân số, Cục Dân số, Bộ Y tế và BS CKI Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu điện cùng trao đổi về nội dung này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe

Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương (13/07/2024)

Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST. Năm 2023, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số ĐMST toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số ĐMST cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và ĐMST của từng địa phương. Qua đó, tạo động lực giúp Việt Nam nâng hạng Chỉ số ĐMST toàn cầu. “Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”- cũng là nội dung của chương trình ĐỐI THOẠI trên VOV1.

Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: Có đúng tinh thần “4 đúng, 3 không”? (29/06/2024)

Hơn 1 triệu thí sinh của cả nước vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, đánh dấu kết thúc 12 năm học phổ thông. Đây là kỳ thi có ý nghĩa đặc biệt khi là năm cuối cùng học và thi theo chương trình cũ – chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm 2025 sẽ có lứa học sinh đầu tiên thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới. Về công tác tổ chức, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cơ bản giữ ổn định như năm 2023 và được giao cho địa phương chủ trì tổ chức tất cả các khâu của kỳ thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ra đề thi chung, phối hợp với địa phương giám sát kỳ thi và cung cấp phần mềm, tập huấn để các địa phương tổ chức chấm thi. Năm nay có hơn 1.071.300 thí sinh đăng ký dự thi, tăng trên 45.000 thí sinh so với kỳ thi năm 2023. Cả nước có hơn 2.300 điểm thi, với trên 45.000 phòng thi. Do quy mô và tính chất quan trọng, nhạy cảm, kỳ thi luôn nhận được sự quan tâm lớn của xã hội… Đến thời điểm này, có thể sơ bộ đánh giá bước đầu về công tác tổ chức kỳ thi TN THPT năm nay như thế nào? Những vấn đề gì cần rút kinh nghiệm cho chặng đường đổi mới thi cử từ năm 2025? Khách mời: PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục thuộc Học viện Quản lý giáo dục. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THPT FPT Bắc Giang

Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững (22/6/2024)

Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đã khẳng định hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững là một trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, để hiện thực hoá được yêu cầu và giải pháp này, nhiều vấn đề phải giải quyết. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình đối thoại hôm nay. Với sự tham gia của hai vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV)- Ông Nguyễn Hồng Minh – Tổng thư ký Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và du lịch Nguyên Minh.

Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư (28/05)

Trong nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, trong phạm vi thẩm quyền, chủ động và khẩn trương tháo gỡ triệt để các rào cản đối với hoạt động đầu tư do chồng chéo, mâu thuẫn, không hợp lý, khác nhau của các quy định pháp luật. Gần 10 năm trở lại đây, Chính phủ luôn thúc đẩy các hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, trong đó việc tháo gỡ bất cập về pháp lý trong thực hiện các dự án đầu tư là nhiệm vụ, giải pháp không mới nhưng rất quan trọng để góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024 mà Chính phủ đã đề ra. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, việc tiếp tục tháo gỡ những bất cập pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đặt ra. Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong; Ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Để trẻ có kỳ nghỉ hè an toàn và vui khoẻ (01/06/2024)

Nghỉ hè là khoảng thời gian được rất nhiều trẻ em mong đợi để được nghỉ ngơi, vui chơi sau 9 tháng học tập vất vả. Thế nhưng, trẻ được nghỉ, thoả sức chạy nhảy, bơi nghịch với bạn bè trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm. Thiếu sự giám sát chặt chẽ của người lớn, trẻ đối diện với rất nhiều nguy cơ, từ thiếu an toàn thông tin mạng khi sử dụng thiết bị điện tử kết nối internet cho đến nguy cơ đuối nước, hoả hoạn, tai nạn thương tích…. Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 diễn ra từ ngày 1 đến ngày 30-6, với chủ đề “Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em” cũng là dịp để mỗi người, mỗi gia đình cùng nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ để trẻ có kỳ nghỉ hè vui khoẻ, an toàn. Đây cũng là nội dung của Đối thoại hôm nay. Xin được trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời tham gia chương trình hôm nay với sự tham gia của Bác sỹ Lê Văn Thiệu, khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới TW và TS tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc công ty cổ phần Tham vấn Nghiên cứu Tâm lý học cuộc sống.

Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương (18/05/2024)

Hôm nay là ngày 18/5 - Ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam và hưởng ứng kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và công nghệ. Đây là dịp để tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của cộng đồng khoa học đối với đất nước.
- Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về ĐMST. Năm 2023, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số ĐMST toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số ĐMST cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và ĐMST của từng địa phương. Qua đó, tạo động lực giúp Việt Nam nâng hạng Chỉ số ĐMST toàn cầu.
- Để bàn về nội dung này, trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, các vị khách mời sẽ cùng phân tích “Đổi mới sáng tạo – động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương”.

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng (11/05)

Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương, nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm nay được phát động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” và tổ chức từ ngày 01 - 31/5 trên phạm vi toàn quốc. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, một doanh nghiệp, một đơn vị hay một quốc gia mà nó còn tác động đến cả một chuỗi cung ứng toàn cầu. Vậy làm thế nào để “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” là vấn đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay trên Kênh thời sự VOV1, Đài TNVN. Khách mời là ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện khoa học và An toàn vệ sinh lao động và ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội

Kịp thời giải quyết tồn tại chính sách đối với cựu thanh niên xung phong (27/4/2024)

Vì nhiều lý do khác nhau, đến nay, vẫn còn cựu thanh niên xung phong và gia đình họ chưa được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa. Bên cạnh đó, những sai sót, nhầm lẫn, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách, chế độ đang xảy ra ở một số nơi đã gây không ít khó khăn, phiền hà cho người hưởng chính sách, gây dư luận không tốt trong xã hội. Kịp thời giải quyết tồn tại chính sách đối với cựu thanh niên xung phong là nội dung chương trình Đối thoại với sự tham gia của ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội cựu Thanh niên Xung phong và ông Đỗ Đăng Khoa, Trưởng phòng Chính sách 1, Cục Người có công - Bộ LĐTB&XH.

Già hóa dân số và kiến nghị nguồn lực chất lượng cao (20/4/2024)

Theo cơ sở dữ liệu dân cư Bộ Công an, năm 2023 cả nước có hơn 16 triệu công dân từ 60 tuổi trở lên, chiếm hơn 15% số dân, trong đó từ 60 đến dưới 70 tuổi là hơn 9,4 triệu người, từ 70 đến dưới 80 tuổi là hơn 4,1 triệu người, còn lại là dân số từ 80 tuổi trở lên. Đáng lưu ý, quá trình quá độ từ già hóa dân số đến dân số già của Việt Nam chỉ trong vòng 20 năm, trong khi các quốc gia phát triển kéo dài hàng trăm năm. Già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe cũng như nguồn cung lao động và sử dụng lao động người cao tuổi. Thực tế này đòi hỏi nhà nước cần thay đổi chính sách an sinh xã hội và chuẩn bị nguồn lao động để phù hợp với quá trình già hóa dân số. Các vị khách mời là bác sỹ Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Sức khỏe người cao tuổi, Cục Dân số, Bộ Y tế và TS Nguyễn Quốc Anh, Ủy viên Hội đồng khoa học, Hội Người cao tuổi Việt Nam sẽ cùng trao đổi về câu chuyện này.

Đề xuất hạ chuẩn trong tuyển dụng giáo viên: Chất lượng giảng dạy liệu có đảm bảo? (06/04/2024)

Đề xuất hạ chuẩn đào tạo giáo viên từ ĐH xuống CĐ để khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên một số môn học mới của Bộ GD-ĐT đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Dù được xác định chỉ là giải pháp tình thế, thực hiện từ nay đến hết năm 2028 nhằm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở các môn học mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tuy nhiên việc này vẫn khiến nhiều người lo ngại. Hạ chuẩn để có thêm nguồn tuyển, liệu có giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên, nhất là trong bối cảnh hầu hết các trường Cao đẳng ở các địa phương đã đóng cửa hoặc sáp nhập khi Luật Giáo dục có hiệu lực? Khách mời: Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam; PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội

Kết nối, chia sẻ, liên thông cơ sở dữ liệu để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính (30/03/2024)

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đặt ra. Tuy vậy, việc liên thông, chia sẻ dữ liệu số vẫn chưa đạt được như mong muốn và người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận để thực hiện thủ tục hành chính. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh công tác này? Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.

Những điểm mới nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi và những kỳ vọng (16/3/2024)

Tại kỳ họp bất thường lần 5, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) (còn gọi là Luật Đất đai 2024. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 và có nhiều điểm mới được kỳ vọng sẽ làm tăng tính thị trường, góp phần hài hòa lợi ích và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai Luật Đất đai 2024 là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy việc Luật Đất đai 2024 được thông qua lần này nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. “Những điểm mới nổi bật trong Luật Đất đai (sửa đổi) và những kỳ vọng” là chủ đề mà chúng tôi sẽ bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời:PGS TS. Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng trường kiêm Trưởng khoa Pháp luật kinh tế, trường Đại học Luật Hà Nội và Thạc sỹ Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: