logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Để niềm tin chiến thắng lan tỏa (5/9/2020)

MV ca nhạc “Vững tin Việt Nam” do Phạm Minh Thành sáng tác và thể hiện cùng ca sỹ Hà Lê. MV này phát hành rộng rãi trên các nền tảng âm nhạc Việt Nam và quốc tế như một thông điệp muốn nhắn gửi đến cộng đồng, khi giữ vững lòng tin, chúng ta sẽ vượt qua mọi gian khó trước mát, và chiến thắng dịch bệnh.
- Đây cũng là một trong những sản phẩm trong chuỗi chương trình Niềm tin chiến thắng mà Bộ Y tế phát động trong thời gian vừa qua với mong muốn chiến dịch sẽ tạo động lực để mọi người cống hiến, chia sẻ và lan tỏa yêu thương đến mọi tầng lớp nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid- 19. Và trong tháng qua, chiến dịch đã lan tỏa vào cộng đồng với những hoạt động thiết thực. Cùng gặp gỡ với các vị khách mời: Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua và Khen thưởng, Bộ Y tế; Ths Bùi Việt Hưng, Tổ chức Save The Children, đơn vị đồng hành cùng chiến dịch Niềm tin chiến thắng; Nghệ sỹ Hà Lê, người đồng thể hiện ca khúc Vững tin Việt Nam, để cùng hiểu thêm về hoạt động ý nghĩa này.

Giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai (29/8/2020)

Khách mời: PGS, Tiến sỹ Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Khoa Luật – Đại Học Quốc gia Hà Nội; Bà Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công, chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc.

Kịch bản nào cho năm học mới trong điều kiện dịch bệnh (22/8/2020)

Theo kế hoạch năm học 2020 - 2021 do Bộ GD&ĐT ban hành, khoảng 23 triệu học sinh cả nước chính thức tựu trường từ ngày 1/9 và khai giảng năm học mới vào ngày 5/9. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT đã tính toán các kịch bản nào để chuẩn bị cho năm học mới trong điều kiện dịch bệnh? Nếu không thể đến trường, phương án học tập trong năm học mới sẽ như thế nào để đảm bảo mục tiêu kép: vừa an toàn về sức khỏe cho học sinh, giáo viên, vừa đảm bảo tiến độ kế hoạch năm học? Khách mời là Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT và Ông Hà Văn Thọ – Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Phan Huy Chú sẽ cùng trao đổi vấn đề này.

Nâng cao vai trò Kiểm toán Nhà nước trong phòng chống tham nhũng (15/8/2020)

Hành vi tham nhũng luôn liên quan tới quyền lực và tài sản công. Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Như vậy, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Phát huy hơn nữa vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng là yêu cầu, đòi hỏi. Đây là nội dung được bàn luận với khách mời là ông Hoàng Quang Hàm, Phó chủ nhiệm Ủy Ban tài chính ngân sách của Quốc hội và ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Ngành thủy sản dưới tác động của dịch Covid-19 - Giải pháp đổi mới chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam (8/8/2020)

Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.

Tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất lớn: Đòi hỏi từ thực tiễn (8/8/2020)

Đất đai manh mún là một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung và tích tụ đất đai, nhằm tăng quy mô ruộng đất và hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp, nhưng so với yêu cầu vẫn bộc lộ không ít những bất cập. Vậy làm gì để tiến trình tập trung đất nông nghiệp diễn ra thuận lợi hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nông dân, giúp nông dân tiến nhanh hơn trong sản xuất lớn và góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập hiện nay? Khách mời: ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam và tiến sỹ Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp sẽ cùng trao đồi về vấn đề này.

Nỗ lực bao phủ BHXH trong bối cảnh tác động Covid- 19 (1/8/2020)

Tính đến ngày 30/4, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên cả nước là 557 nghìn người, chỉ đạt 46,5% kế hoạch giao. Đáng chú ý, cùng với tình trạng đó, đã xuất hiện xu hướng giảm số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nỗ lực bao phủ bảo hiểm xã hội, thực sự gian nan, trong bối cảnh tác động nhiều chiều của Covid- 19. Ở một khía cạnh khác, đại dịch đã giúp cho hàng triệu người nhận thấy rõ sự cần thiết phải tham gia vào hệ thống bảo hiểm, để đảm bảo an sinh cho chính mình, cho gia đình và cộng đồng. Khách mời là Bà Đinh Mai Hạnh, Phó Trưởng ban Ban Thu, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Bà Phạm Nguyên Cường – Chuyên gia phân tích độc lập các vấn đề an sinh xã hội.

Đảm bảo người có công có cuộc sống tốt, không bỏ sót trong giải quyết chính sách đối với người có công (25/7/2020)

Khách mời: Ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục người có công – Bộ lao động Thương Binh và Xã hội; ông Nguyễn Cao Vãng, Phó Chủ tịch thường trực Hội cựu thanh niên xung phong Việt Nam.

Cần làm gì để tránh tình trạng tham nhũng, trục lợi chính sách về đất đai? (21/7/2020)

Tròn 7 năm kể từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, một số kết quả được ghi nhận như bước đầu đã khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, lãng phí. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Tuy nhiên, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thực sự được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn khá phổ biến. Trong khi đó, Luật đất đai 2013 không thống nhất, đồng bộ với các văn bản luật khác gây khó cho quá trình tổ chức thực hiện. Những khó khăn này đặt ra yêu cầu phải sửa đổi luật đất đai 2013. Tuy vậy, việc sửa đổi cần theo hướng nào để đảm bảo nguồn lực về đất đai được sử dụng hiệu quả, quản lý nhà nước không tạo cơ hội cho tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng phát sinh.

Làm gì để chọn bầu được những người đủ tâm, tài tham gia cấp ủy các cấp? (11/7/2020)

Trong công tác cán bộ của đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 13, Đảng ta đặt ra nhiều yêu cầu quan trọng như: cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 và lãnh đạo cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 phải tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới. Kiên quyết không để lọt những cán bộ kém phẩm chất, yếu năng lực và uy tín thấp vào cấp ủy các cấp nhưng cũng không để sót cán bộ có đức, có tài. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những hoạt động chống phá công tác nhân sự của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, nhất là việc chống phá từ trong nội bộ…Song vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là làm gì và có những giải pháp như thế nào để Đại hội các cấp vừa bầu chọn được những cán bộ, đảng viên thực sự tiêu biểu, phù hợp với quy hoạch, cơ cấu nhưng lại không bỏ sót người thực tài tham gia vào cấp ủy các cấp. Đây cũng là nội dung được bàn luận với các vị khách mời là Ông Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa Giáo dục thanh thiếu niên Trung ương và Bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa 13.

Giá đất và Định giá đất – Nút thắt trong bồi thường giải phóng mặt bằng (4/7/2020)

Hiện nay, bất cập trong khung pháp luật quy định về định giá đất khiến giá đất đai không phù hợp với giá thị trường đang gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước, bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Tại nhiều địa phương xảy ra tình trạng bảng giá đất thấp, nguyên nhân chủ yếu là do khung giá đất thấp. Vậy phải xác định giá đất như thế nào để cân bằng lợi ích Người dân-Nhà nước-Nhà đầu tư? Bàn về nội dung này, khách mời là PGS.TS Hoàng Văn Cường, Đại biểu quốc hội khóa XIV, Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân và Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLAW, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em: Những góc khuất và giải pháp phòng ngừa (27/6/2020)

Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.

Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ? (21/6/2020)

Ngày 07/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 -2025, trong đó yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện việc tiết kiệm điện.
Xác định tầm quan trọng của điện năng trong phát triển kinh tế và đời sống, Diễn đàn chủ nhật bàn về chủ đề: Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện? Với sự tham gia của khách mời là Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương; và Chuyên gia về năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh; Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Điều tiết nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt mùa nắng nóng tại các tỉnh Trung Bộ (20/6/2020)

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, thời gian tới, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, hạn hán có thể còn kéo dài đến hết tháng 8 năm 2020, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực duyên hải miền Trung, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ. Giải pháp nào để điều tiết, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại các tỉnh Trung Bộ trong mùa nắng hạn 2020? Giáo sư Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam và ông Lương Văn Anh, phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng bàn về vấn đề này.

Quản lý đất đai sau cổ phần hóa: Tránh làm thất thu ngân sách (16/6/2020)

Thời gian qua, do quy định pháp luật chưa sát thực tế, còn nhiều kẽ hở nên quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước, nhất là về đất đai. Thực tế đó diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân và giải pháp nào để vừa đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hóa vừa tránh thất thoát lãng phí đất đai? Trong Chương trình đối thoại hôm nay chúng ta cùng hai vị khách mời là Tiến sỹ- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Phó Giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cùng bàn luận làm rõ những vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
19h55 đến 20h00 Quảng cáo
19h55 - 20h00 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: