logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em: Những góc khuất và giải pháp phòng ngừa (27/6/2020)

Hơn 8.440 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại trong gần 5 năm qua là con số được nêu trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 14. Các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, con số này chỉ mang tính tương đối, là phần nổi của tảng băng chìm. Đáng chú ý, trong số hơn 8.700 trẻ em bị xâm hại có bao nhiêu trường hợp bị xâm hại, bạo hành về tinh thần lại không được thống kê và có thể khẳng định khó có thể đưa ra được những con số thống kê rõ ràng. Nếu như xâm hại về thể xác gây hậu quả nặng nề, nghiêm trọng đến trẻ em thì xâm hại về tinh thần cũng để lại những hậu quả nặng nề không kém, thậm chí dai dẳng, theo suốt cả cuộc đời các em, để lại những di chứng tâm lý, lệch lạc hành vi. Trong khi việc nhận thức, phát hiện hành vi xâm hại tinh thần trong nhiều trường hợp không dễ dàng. Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại với chủ đề “Xâm hại, bạo hành tinh thần đối với trẻ em, những góc khuất và giải pháp phòng ngừa”, với các vị khách mời tham gia là Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người.

Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ? (21/6/2020)

Ngày 07/05/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 -2025, trong đó yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2,0% tổng điện năng tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện việc tiết kiệm điện.
Xác định tầm quan trọng của điện năng trong phát triển kinh tế và đời sống, Diễn đàn chủ nhật bàn về chủ đề: Giải pháp nào đạt được các mục tiêu tiết kiệm điện theo yêu cầu của Chỉ thị số 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện? Với sự tham gia của khách mời là Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương; và Chuyên gia về năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh; Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Điều tiết nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt mùa nắng nóng tại các tỉnh Trung Bộ (20/6/2020)

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, thời gian tới, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, một số sông có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, hạn hán có thể còn kéo dài đến hết tháng 8 năm 2020, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực duyên hải miền Trung, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ. Giải pháp nào để điều tiết, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt tại các tỉnh Trung Bộ trong mùa nắng hạn 2020? Giáo sư Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam và ông Lương Văn Anh, phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng bàn về vấn đề này.

Quản lý đất đai sau cổ phần hóa: Tránh làm thất thu ngân sách (16/6/2020)

Thời gian qua, do quy định pháp luật chưa sát thực tế, còn nhiều kẽ hở nên quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng gây thất thoát lớn tài sản nhà nước, nhất là về đất đai. Thực tế đó diễn ra như thế nào? Những nguyên nhân và giải pháp nào để vừa đẩy nhanh tiến trình Cổ phần hóa vừa tránh thất thoát lãng phí đất đai? Trong Chương trình đối thoại hôm nay chúng ta cùng hai vị khách mời là Tiến sỹ- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong và Phó Giáo sư, tiến sỹ Đặng Hùng Võ- nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cùng bàn luận làm rõ những vấn đề này.

Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững (6/6/2020)

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia trên thế giới, có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (chưa kể đến một số đảo), với tổng chiều dài bờ biển hơn 3.260 km. Bờ biển lại mở ra cả ba hướng: Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế qua đại dương. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thì đẩy mạnh nghiên cứu khoa học – công nghệ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tài nguyên từ biển, đang là xu thế tất yếu, khách quan cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Để biển mang lại giá trị và lợi ích thiết thực cho cuộc sống và người dân có thể làm giàu từ biển, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển nước ta đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Ban chấp hành trung ương ban hành tại Nghị quyết số 36, tháng 10/2018 và đang được các ban ngành và địa phương cả nước tổ chức thực hiện. Đổi mới, sáng tạo để phát triển kinh tế biển bền vững là nội dung của chương trình Đối thoại cuối tuần với khách mời là ông Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN; Ông Vũ Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông Tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường.

Kích cầu du lịch nội địa - phục hồi tăng trưởng (30/5/2020)

Du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch Covid-19. Để phục hồi sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, các cá nhân - doanh nhân và cơ quan chủ quản hoạt động này đã, đang có nhiều giải pháp, trong đó, kỳ vọng thu hút khách du lịch nội địa. Hành trình này có thể gặp những khó khăn-thuận lợi gì, cần sự phối hợp - hỗ trợ như thế nào từ cấp trung ương, các ban - ngành liên quan và cả người dân. Bàn về vấn đề này, khách mời là ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và bà Trần Nguyện – Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Sun Group.

Cán bộ Đại hội XIII của Đảng: Cái gốc của mọi công việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh (16/5/2020)

Từ thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Sự tốt hoặc kém của cán bộ thể hiện ở đức và tài, trong đó đức là “gốc”. Người dạy rằng, “Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trong suốt chặng đường 90 năm lãnh đạo đất nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ luôn được Đảng ta thực hành nghiêm túc và hiệu quả. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ khóa 12 này, và giai đoạn chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ 13 của Đảng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, củng cố lòng tin của nhân dân theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa sâu sắc và được thực hiện mạnh mẽ.
Bàn luận về nội dung này, Khách mời là ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 14 và ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng.

Nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao: Điều kiện cần trong bối cảnh kinh tế mới (9/5/2020)

Nguồn nhân lực cho nền kinh tế trong bối cảnh mới hiện là nhu cầu cấp thiết. Nhu cầu này hiện rõ nhất trong khối doanh nghiệp ngành sản xuất, cần nhân lực chất lượng cao, tay nghề giỏi. Chương trình gợi mở những lý do cùng giải pháp, mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả các bên liên quan, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội nói chung. Khách mời là ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và ông Nguyễn Chí Trường – Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Đảm bảo an toàn khi dạy học trở lại: An toàn để đi học – Đi học phải an toàn (2/5/2020)

Sau quãng thời gian nghỉ học kéo dài do tác động của dịch COVID-19, nhiều trường học đã có thông báo đi học trở lại vào đầu tuần tới. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm, thì câu chuyện làm thế nào đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trở lại là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay. “Đảm bảo an toàn khi dạy học trở lại: An toàn để đi học – Đi học phải an toàn” là chủ đề bàn luận với khách mời là ông Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT và bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Gói an sinh xã hội 62.000 tỷ: Để không bị “lạc đường” (28/4/2020)

Đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động tự do, lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được Chính phủ ban hành ngày 9/4 có ý nghĩa vô cùng lớn trong bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội. Vậy nhưng điều mà các đối tượng được thụ hưởng chính sách an sinh xã hội trong Nghị quyết 42 mong mỏi nhiều nhất, đó là việc thực hiện phải đảm bảo kịp thời, công bằng, minh bạch, không bị trục lợi. Khách mời là Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và bà Nguyễn Thu Hương, quản lý cấp cao Chương trình quản trị của Tổ chức Oxfam Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.

Đợt giãn cách xã hội thứ 2: Những vấn đề đặt ra trong phòng chống Covid-19 (18/4/2020)

Trong tuần này, Thủ tướng Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian giãn cách xã hội ở một số địa phương đến ngày 22/4, trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng chia các tỉnh, thành phố ra ba nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp. Tinh thần chung trong tuần giãn cách thứ ba vẫn là quyết liệt “chống dịch như chống giặc”, không được phép lơ là, mất cảnh giác. Tuy nhiên. trong tuần thứ ba thực hiện giãn cách xã hội này, có những vấn đề đặt ra trong phòng chống dịch, khiến mỗi người cùng kiên nhẫn đồng lòng vượt qua? Trong chương trình Đối thoại cuối tuần hôm nay, chúng tôi kết nối trực tiếp với Bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh để cùng trao đổi về câu chuyện này.

HTX nông nghiệp vượt khó và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (11/4/2020)

Liên tiếp thời gian gần đây thiên tai, dịch bệnh xảy ra như mưa đá các tỉnh phía bắc, hạn mặn ở ĐBSCL, dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm, đặc biệt đại dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay đã tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, đe dọa đến khả năng về đích của Đề án phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020. Làm thế nào để các HTX nông nghiệp vượt khó và vươn lên đứng vững, phát triển trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn hiện nay? Kỷ niệm 74 năm ngày Bác Hồ viết thư kêu gọi điền chủ nông dân tham gia HTX và trở thành ngày truyền thống HTX Việt Nam, 2 vị khách mời bàn luận về vấn đề này là TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT và ông Lê Văn Việt, Tổng GĐ Liên hiệp HTX Thủy sản Xuyên Việt, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

Giải pháp nào giúp ĐBSCL ứng phó với hạn mặn xâm nhập? (4/4/2020)

Khách mời là Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái trao đổi các giải pháp để giúp đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn mặn nghiêm trọng.

Cần hoàn thiện các quy định của Pháp luật về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (31/3/2020)

Thực tế thực thi pháp luật về đất đai ở nhiều địa phương cho thấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế-xã hội, nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý và bộc lộ nhiều hạn chế, làm nảy sinh những tranh chấp, sai phạm trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những hạn chế đó là gì? Làm sao để giải quyết dứt điểm để tránh phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật? Làm sao để không còn tình trạng tham nhũng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Bàn luận vấn đề này, khách mời là GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.

Ngăn chặn những “chuyến tàu vét” trước Đại hội (28/3/2020)

Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đang được tiến hành. Đây là thời điểm rất nhạy cảm, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, và cũng dễ xuất hiện những biểu hiện của “tư duy nhiệm kỳ”, “hoàng hôn nhiệm kỳ” thực hiện những “chuyến tàu vét” bằng cách “ký đại” dự án, bổ nhiệm ồ ạt. Đó chính là biểu hiện của chạy chức, chạy quyền, của thực trạng tham nhũng cán bộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của một số cán bộ lãnh đạo. Thực trạng này sẽ gây ra những hệ lụy như thế nào? Làm sao để ngăn chặn không cho nó xảy ra? Khách mời là ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa 13 cùng bàn luận vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: