logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Dấu ấn Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của Việt Nam (1/5/2021)

Việt Nam vừa kết thúc tháng Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng Tư – một điểm nhấn quan trọng trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020 – 2021. Dù đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong bối cảnh môi trường chính trị, an ninh thế giới và các khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là sau hơn một năm thế giới chao đảo bởi đại dịch Covid-19, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng với những mục tiêu, nhiệm vụ được xác định rất cụ thể, Việt Nam đã hoàn thành tốt tháng Chủ tịch với nhiều dấu ấn, khẳng định vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam trong diễn đàn đa phương quan trọng bậc nhất thế giới này.

Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng kiến tạo, phát triển theo Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng (24/4/2021)

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 xác định: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng: với chủ đề “Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030; Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi đó là Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương phải chú trọng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, nút thắt với phương châm xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Những tồn tại hiện nay trong thể chế kinh tế đang là bước cản như thế nào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh? việc hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời gian tới cần lưu tâm và giải quyết những điểm nghẽn nào? Đây là nội dung được đề cập trong Chương trình đối thoại hôm nay với chủ đề “Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng kiến tạo phát triển theo Nghị quyết Đại hội 13” với sự tham gia của Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương và Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Thanh Hoá thu hút đầu tư, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn (20/04/2021)

Với đặc thù về du lịch văn hóa và tự nhiên, Thanh Hóa có thế mạnh nổi trội trong phát triển du lịch với bản sắc riêng, nên xác định giai đoạn 2021-2025 sẽ thu hút khoảng 60.000 tỷ đồng đầu tư phát triển du lịch. Mục tiêu đến năm 2025 thu hút khoảng 16 triệu lượt khách du lịch (trong đó khách nước ngoài khoảng 850 nghìn lượt), đưa Thanh Hoá trở thành 1 trong những trung tâm du lịch của cả nước. Làm sao để thu hút được khoảng 60.000 tỷ đồng phát triển du lịch? Du lịch Thanh Hoá sẽ đi theo hướng nào, đâu là sản phẩm đặc trưng? Ông Nguyễn Văn Thi, UVBTV- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá và Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Đông Á bàn luận rõ hơn nội dung này.

Bài toán an ninh nguồn nước tại Đồng bằng sông Cửu Long (17/04/2021)

- ĐBSCL là vùng đất trù phú, có tiềm năng, lợi thế rất lớn về sản xuất nông sản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu và những hoạt động phía thượng nguồn cũng như nội tại đã gây ra 3 tác động cực đoan rất lớn về an ninh nguồn nước đối với khu vực này. Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hàng năm, gia tăng triều cường vùng cửa sông và ven biển, cùng với gia tăng nhiệt độ đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do mặn xâm nhập. Đặc biệt tình trạng này đang trong giai đoạn cao điểm khi ĐBSCL bắt đầu bước vào mùa khô. Giải pháp nào cho an ninh nguồn nước tại ĐBSCL cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại với sự tham gia của hai vị khách mời: PGS- TS Nguyễn Mai Đăng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trường ĐH Thủy lợi và TS Đào Trọng Tứ - giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu. Trưởng ban điều hành mạng lưới sông ngòi VN.

Trách nhiệm của cử tri với lá phiếu (10/04/2021)

Mỗi lá phiếu của cử tri đều mang sứ mệnh cao cả, được ví là “viên gạch hồng” góp phần dựng xây Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, và để bầu chọn ra lãnh đạo của đất nước trong 5 năm tới. Bởi vậy, khi nhận được lá phiếu, mỗi người đều phải thấy được trách nhiệm của mình ở đó. Phải phát huy tối đa quyền làm chủ của mình, sáng suốt lựa chọn người có đức, có tài, có tâm, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không thể đi bầu cử thay, cũng không bầu qua loa, đại khái, mà cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi quyết định. Làm tốt trách nhiệm của mình, chúng ta sẽ không bỏ sót người có tâm, có tài và có năng lực.
Hai vị khách mời là Ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 9 và Tiến sĩ Nguyễn Hải Long, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử sẽ trao đổi kỹ hơn về Trách nhiệm của cử tri với lá phiếu như thế nào.

Dấu ấn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV: Chất vấn và trả lời chất vấn- Dân chủ tại nghị trường (20/3/2021)

Chất vấn và trả lời chất vấn đã và đang trở thành điểm nhấn quan trọng của kỳ họp, là sự mong đợi của cử tri, nhân dân và của chính các đại biểu Quốc hội tại mỗi kỳ họp. Thực tế hoạt động chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua liên tục được đổi mới để nâng cao hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi chung của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp, làm cho hoạt động chất vấn không chỉ đơn thuần là một hình thức hoạt động giám sát mà còn tương tác, bổ trợ cho các hoạt động giám sát khác cũng như thực hiện chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Dấu ấn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chất vấn và trả lời chất vấn: Dân chủ tại nghị trường là nội dung được bàn luận với TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và nhà báo Mai Loan, Báo Đại đoàn kết.

Thương mại hoá các kết quả nghiên cứu, để các đề tài khoa học không còn cất “ngăn kéo” (13/03/2021)

Thưa quý vị! Hàng năm, ngân sách Nhà nước dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN)- khoảng 2% tổng chi ngân sách. Trong đó, cơ cấu chi đầu tư phát triển/và kinh phí sự nghiệp KHCN được đảm bảo theo tỷ lệ 40/60. Tức 60% kinh phí chi cho khoa học dùng để chi thường xuyên, nuôi bộ máy. 40% còn lại là phần thực chi cho nghiên cứu và phát triển. Kinh phí cho nghiên cứu khoa học đã khiêm tốn là vậy, thì vẫn diễn ra tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp ngăn kéo”, không được đưa vào ứng dụng, gây lãng phí. Thực tế này đã được chính người đứng đầu ngành khoa học thừa nhận tại các phiên chất vấn trong nhiều kỳ họp Quốc hội. Để nâng cao hiệu quả của các đề tài nghiên cứu, và cũng là để giải quyết tình trạng “nghiên cứu xong thì xếp vào ngăn kéo”, thì một trong những giải pháp đó là thực hiện cơ chế đặt hàng, đẩy mạnh thương mại hoá các kết quả nghiên cứu thông qua mối liên kết nhà khoa học - doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là nội dung được đi sâu phân tích và bàn luận trong chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời. Trước tiên xin được giới thiệu:
- Ông Phạm Đức Nghiệm- Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ).
- PGS.TS Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
-TS. Lưu Hải Minh- CT HĐQT Công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải.

Cải cách thủ tục hành chính: Dấu ấn nổi bật trong công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (06/3/2021)

Một trong những dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đó là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử. Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời là Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia, chúng tôi sẽ cùng bàn luận và làm rõ hơn những thành tựu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

Khởi nghiệp - Kéo gần khoảng cách giữa khát vọng và hành động

Trong những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong việc tạo dựng môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và vươn ra quốc tế. Theo một khảo sát của mạng lưới kết quả toàn cầu, trong số 60 quốc gia tham gia khảo sát, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới. Tuy nhiên, khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì thuộc 20 nhóm cuối cùng. Điều này cho thấy, có khoảng cách quá lớn giữa ý chí và hành động cụ thể. Thực tế cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh nhưng làn sóng khởi nghiệp - startup ở nước ta vẫn hết sức sôi động. Vấn đề đặt ra là cần kéo gần khoảng cách giữa khát vọng với hành động, tức là cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới việc hiện thực hóa ước mơ của những người khởi nghiệp trẻ. Chương trình Đối thoại có chủ đề: Khởi nghiệp - Kéo gần khoảng cách giữa khát vọng và hành động, với sự tham gia của khách mời là chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, ông Mạc Quốc Anh, Tổng Thư kí Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Nhân dân là chủ thể trung tâm, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh (30/01/2021)

Một trong những nội dung mới và là điểm nhấn quan trọng trong báo cáo chính trị trình Đại hội 13 của Đảng đó là bổ sung thành tố “Dân giám sát dân thụ hưởng” vào phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thành "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Điều này càng cho thấy, Đảng ta không có lợi ích nào khác là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nhân dân là trên hết, vừa là chủ thể vừa là động lực và mục tiêu của cách mạng.
- Chương trình Đối thoại hôm nay sẽ bàn luận phân tích làm rõ hơn giá trị và ý nghĩa của nội dung mới này, với sự tham gia của hai vị khách mời: GS, tiến sỹ Khoa học Phan Xuân Sơn- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Viết Chức, Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa 9, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội.

Bác sỹ trẻ về vùng khó khăn và câu chuyện đào tạo y khoa hiện nay! (23/1/2021)

Trong 365 ngày vừa qua, bên cạnh thành công nổi bật khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid 19, ngành y tế còn ghi dấu ấn khi tiếp tục đào tạo và đưa hàng trăm bác sỹ trẻ có trình độ khá, giỏi tăng cường về vùng khó khăn, giúp phát triển hệ thống y tế cơ sở, thu hẹp khoảng cách chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền. Từ những câu chuyện mang ý nghĩa và lan tỏa những giá trị cho cộng đồng của các thầy thuốc trẻ thời gia qua còn cho thấy, để có đội ngũ thầy thuốc chất lượng thì công tác đào tạo cần được thực hiện chỉnh chu, nghiêm túc và khoa học thay vì tình trạng mở ngành đào tạo y dược ào ạt như thời gian gần đây.
Trao đổi về nội dung này, chúng tôi mời đến phòng thu 2 vị khách mời là TS Phạm Văn Tác, Giám đốc Dự án Đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về cơ sở, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế và PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

An sinh xã hội 2020: Những nỗ lực và bài học kinh nghiệm (16/01/2021)

An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Thực hiện an sinh xã hội là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm hướng tới việc làm bền vững, tăng cường trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, hướng tới giảm nghèo toàn diện và bền vững Năm 2020, dịch Covid 19 đã tác động đến mọi mặt kinh tế xã hội của nước ta. Cũng trong năm 2020, bão, lũ cũng như nhiều hiện tượng thời tiết bất thường trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, kinh doanh, đến cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh đó, những chính sách an sinh xã hội đã được ban hành kịp thời, đặc biệt có ý nghĩa đối với lao động thuộc khối bảo trợ, lao động là người có công, hộ nghèo. Nhìn lại việc thực hiện chính sách an sinh xã hội trong năm qua để thấy những nỗ lực, những bài học và đòi hỏi hoàn thiện chính sách trong thời gian tới để chính sách này phát huy ý nghĩa tích cực, thực chất hơn nữa. Đây là chủ đề của chương trình đối thoại hôm nay với sự tham gia của ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và bà Phạm Nguyên Cường, chuyên gia về an sinh xã hội

Ngành giáo dục và đào tạo một năm nhìn lại: Đổi mới và thích ứng (09/01/2021)

Những biến động đã và đang xảy ra trên toàn cầu trong dịch bệnh đã mở ra những góc nhìn mới về giáo dục - đó chính là khả năng thích ứng, linh hoạt thay đổi và thích nghi với mọi hoàn cảnh và biến chuyển của xã hội. Năm 2020 là một năm rất đặc biệt với ngành giáo dục và đào tạo khi phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn: khi năm đầu tien thực hiện chương trình sách giáo khoa mới trong điều kiện dịch bệnh, bão chồng bão, lũ trồng lũ... đặc biệt, đại dịch COVID-19 gây khó khăn và thiệt hại đến mọi phương diện của lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thế nhưng, những đại dịch cũng là một cơ hội để đổi mới ngành trong tình hình mới. Nhìn lại năm 2020 ngành giáo dục đã thực hiện thành công các nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2015-2020 cũng như năm bản lề để tiếp tục bước vào chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sắp tới.
Chương trình Đối thoại với chủ đề “Ngành giáo dục và đào tạo một năm nhìn lại: Đổi mới và thích ứng” với hai vị khách mời: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT – PGS TS Hoàng Minh Sơn và TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội sẽ trao đổi cụ thể hơn về vấn đề này.

Cải cách hành chính và những tín hiệu vui trong năm mới 2021 (02/01/2021)

Năm 2020 đã kết thúc, năm mới 2021 đã đến. Nhìn lại 1 năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra vào những ngày cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất trong 5 năm nhiệm kỳ về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên của cả dân tộc.
Trong những thành công chung của đất nước trong năm qua, không thể không nhắc đến những thành tựu, những dấu ấn quan trọng trong công tác cải cách hành chính, làm tiền đề để tạo ra những thay đổi căn bản cho năm 2021, mang lại nhiều niềm vui hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Đối thoại hôm nay với chủ đề “Cải cách hành chính và những tín hiệu vui trong năm mới 2021” với sự tham gia của 2 vị khách mời: Tiến sỹ Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát các văn bản pháp luật và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia.

Phục hồi du lịch Lào Cai sau ảnh hưởng của dịch Covid-19 (29/12/2020)

Khởi nguồn từ ý tưởng thành lập một trạm nghỉ dưỡng cho người Pháp vào những năm đầu của thế kỷ 20, Sa Pa từ vùng núi non hoang sơ, chỉ có lác đác đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nay thành điểm nhấn của du lịch Lào Cai và cả nước thu hút hàng triệu khách du lịch tới tham quan mỗi năm. Thế nhưng, chỉ chưa đầy một năm khi dịch Covid-19 xuất hiện, lượng khách du lịch tới đây giảm tới 63%, chủ yếu là nguồn du khách quốc tế khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. “Làm gì để đánh thức và phục hồi du lịch Sapa sau ảnh hưởng của dịch Covid-19” là chủ đề của chương trình Đối thoại hôm nay.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: