Sự việc Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng khi tường thuật trực tiếp trận đấu
giữa đội tuyển Việt Nam và Lào trên nền tảng số cách đây 2 ngày vẫn đang
thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều câu hỏi: Vì sao đơn vị phát
sóng trên môi trường mạng Internet lại hành xử như vậy? Cần có cái nhìn bao
quát, toàn diện ra sao về vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền “bài hát của
Quốc gia”, sau sự cố đáng tiếc này? Cơ quan, đơn vị nào phải chịu trách
nhiệm trong vấn đề này? Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện
trưởng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển
(thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam) và bà Nguyễn Thị
Ngọc Diệp, trưởng phòng truyền thông Công ty BH Media cùng bàn luận về câu chuyện này.
Bảo vệ bản quyền Quốc ca trên nền tảng số, trách nhiệm thuộc
về ai?
- Nhìn lại di sản âm nhạc của nhạc sỹ Phú Quang – “người
nghệ sỹ lang thang hoài trên phố” khi ông vừa qua đời ở tuổi 72.
- Hành trình của hàng triệu con bướm chúa vượt hành trình hơn 4.000 cây số, từ Mỹ và Canada đến
khu bảo tồn ở Mehico để tránh rét.
Nếu thường xuyên theo dõi dòng thông tin trên các phương tiện truyền thông nói chung, trên sóng VOV1 nói riêng, quý vị chắc hẳn đã biết về chuỗi sự kiện Tháng khuyến mại tập trung quốc gia, chuỗi sự kiện do Bộ Công thương tổ chức, kéo dài hết tháng này, nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy mua sắm. Bên cạnh những chương trình đã tạo được uy tín với người tiêu dùng do cơ quan, doanh nghiệp tổ chức, thì những năm gần đây, có không ít chương trình "giảm giá ảo" mà nếu người tiêu dùng không tỉnh táo sẽ rất dễ “mua ảo”- mất tiền thật và nhận bực vào mình.
Mùa khuyến mại - mùa “cân não” người tiêu dùng thông minh
- “Quà tặng từ trái tim” - Nhà Trắng thay đổi diện mạo để đón Giáng sinh và Năm mới
- Những bữa cơm nóng cho trẻ em vùng cao Bắc Kạn đến trường
Một số địa phương đã cho học sinh THPT ở các xã, phường, thị xã cấp độ dịch mức 1 và 2 đi học trở lại. Hà Nội đã điều chỉnh cho lớp 12 đến trường học trực tiếp 50% các ngày thứ 2, 4, 6
và 50% các ngày thứ 3, 5, 7. Các ngày xen kẽ học trực tuyến. TP.HCM cũng ban
hành hướng dẫn cho phép thí điểm dạy và học trực tiếp đối với các lớp 1, 9, 12,
bắt đầu từ ngày 13/12. Tuy nhiên, qua khảo sát 70% phụ huynh lớp 1 tại TP Hồ
Chí Minh không đồng ý đi học trực tiếp từ 13/12.
Song trước tình hình số ca mắc tại hầu khắp các tỉnh, thành
phố đang tăng nhanh trở lại cùng nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron
được cho là siêu lây nhiễm hiện nay, việc quyết định cho học sinh đi học trở lại
nếu không kiểm soát được dịch sẽ tạo tâm lý lo lắng, bất an. Chúng ta chấp nhận chung sống an toàn với COVID-19, nhưng sự an toàn đó cần được đảm bảo ở mức độ nào để tạo tâm lý an tâm khi các em đến trường? Những kịch bản nào cần được đặt ra để các cơ sở giáo dục không lúng túng, bị động khi có các ca mắc và tiếp xúc gần? PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cùng bàn luận về câu chuyện này.
Cởi bỏ tâm lý, chấp nhận kịch bản nào khi học sinh đi học trở lại?
- Đắk Lắk: Hiến tặng hiện vật nhằm bảo tồn văn hóa và giáo dục lịch sử.
- Người mẹ đơn thân của những đứa trẻ bị bỏ rơi.
NSND Lan Hương: Không ngại “tạo hình xấu” trên phim
- Nhiếp ảnh gia Paul Ninson với ước mơ xây dựng một thư viện ảnh lớn nhất tại châu Phi
Chat với ca sỹ Erik - Quán
quân "The Heroes - Thần tượng đối thần tượng" mùa đầu tiên.
- Mô hình trường học hạnh phúc ở Yên Bái.
Hiện nay, cả nước có khoảng 4 triệu 800 nghìn công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, trong đó hơn 70% đang thuê trọ trong các khu nhà người dân tự xây. Nhà trọ tạm bợ, diện tích nhỏ, thiếu các tiện ích tối thiểu, giá cả thuê trọ lại bấp bênh khiến công nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, có tới hơn một nửa trong số này có nhu cầu về nhà ở ổn định để công nhân an tâm gắn bó lâu dài với công ty, với khu công nghiệp. Thế nhưng các khu công nghiệp, các địa phương trên cả nước mới chỉ đáp ứng chỗ ở được khoảng 330 nghìn lao động. Con số này, một lần nữa nhắc lại những trì trệ trong việc xây dựng nhà ở cho công nhân vốn đã được đặt ra từ rất lâu, trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc làm này càng trở nên cấp bách sau đợt dịch covid 19 bùng phát vừa qua. Cùng khách mời là ông Lê Văn Nghĩa, Quyền Trưởng ban Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất: an cư để lạc nghiệp.
- Mô hình trạm y tế lưu động ở Sóc Trăng bước đầu phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà.
Suy ngẫm về bình đẳng giới từ phát ngôn của chàng trai Huế gây xôn xao dư luận.
- Niềm vui được mùa quýt của bà con Sơn La.
Bạn đời không được phép sơn móng tay hay nhuộm tóc, phải có trình độ… thậm chí là “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”… đây là những tuyên bố của chàng trai gốc Huế về tiêu chí chọn người yêu trong một chương trình hẹn hò, khiến cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao. Nguyên nhân được giải thích là dòng tộc của chàng trai rất coi trọng con trai và muốn có cháu đích tôn nối dõi. Liên quan đến vấn đề này, chàng trai tâm sự rằng bản thân đồng ý với tư tưởng chuyện hệ trọng trong gia tộc “con trai là trụ cột, con gái chỉ ngồi mâm dưới”.
Những phát ngôn của chàng trai khiến cho nhiều người khá bất ngờ, thậm chí là “sốc nặng”, tạo ra không ít cuộc tranh cãi trái chiều. Tại sao một chàng trai 9X, sống ở thế kỷ 21 – thời đại 4.0 mà lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ như vậy, nhất là giữa bối cảnh xã hội hiện đại đang cố gắng phấn đấu hướng tới bình đẳng giới.
Câu chuyện này cũng đặt cho chúng ta những suy ngẫm về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. TS Lý Tùng Hiếu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cùng bàn luận về vấn đề này
Một môn nhưng có đến 3 giáo viên cùng dạy; một bài kiểm tra, 3 giáo viên chuyền tay cùng chấm... đó là thực trạng sau gần 1 học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 6 với sự xuất hiện của các môn tích hợp. Năm học 2021- 2022 là năm đầu tiên triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới với lớp 2 và lớp 6 theo lộ trình. Với riêng khối 6, việc xuất hiện các môn tích hợp được coi là “làn gió mới” nhưng cũng mang đến không ít lúng túng cho các trường THCS trong công tác phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu.
Dạy học theo chương trình mới: Lúng túng với môn tích hợp
- Ấn Độ theo đuổi nền kinh tế hydro vì một tương lai xanh
- Sư cô Liên Tâm – tấm gương sáng trong hoạt động từ thiện nhân đạo