Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hàng chục năm qua. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi mời quí vị gặp gỡ một người thầy đặc biệt - người thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật.
“Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đâu của riêng ai !” là suy nghĩ giản dị và thiêng liêng của biết bao thế hệ. Hàng ngàn thầy giáo, cô giáo với truyền thống yêu nước, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm biệt mái trường thân yêu, xa học sinh, xa gia đình, cầm súng lên đường đi chiến đấu. Từ nhà trường tới chiến trường, những nhà giáo trở thành anh bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong,... Họ đã có mặt trên khắp các chiến trường từ Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đến Tây Nguyên, Nam bộ… vượt qua mọi khó khăn gian khổ khốc liệt của cuộc chiến tranh, chiến đấu anh dũng và đã thực sự đóng góp không nhỏ cho chiến thắng của dân tộc. Theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội có gần 1.500 nhà giáo tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong số đó, 206 Nhà giáo – Chiến sĩ đã anh dũng hi sinh ở những chiến trường ác liệt và được công nhận Liệt sĩ. Hướng tới kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020), chuyện đêm hôm nay, phóng viên Thu Hiền gặp gỡ ông Nguyễn Tử Y nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng tham gia chiến trường B từ năm 1965 để nghe về một thời ký ức hào hùng mà ông cùng đồng đội trải qua.
Tác phẩm “Thầy ơi” của cô Lường Thị Thu Trang, giáo viên Trường THPT số 1 Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải nhất. Tác phẩm “Thầy ơi” kể lại câu chuyện về thầy giáo Dương Văn Phẩm, nguyên giáo viên chủ nhiệm lớp 4B – Trường Cấp I Duyên Hải – Thị xã Lào Cai những năm học 1969 - 1970. Đến nay đã gần 40 năm, thầy cũng đã mất nhưng kỉ niệm về thầy Dương Văn Phẩm mãi không phai mờ trong ký ức của học trò một thủa. Tình nghĩa thầy trò thời gian khó, chiến tranh loạn lạc ấy còn gây ấn tượng mạnh khiến cô Lường Thị Thu Trang –chắp bút thành tác phẩm và là tấm gương để học hỏi và noi theo. Chuyện đêm hôm nay mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Thu Hiền trò chuyện gặp gỡ cô Lường Thị Thu Trang để nghe những chia sẻ của cô về nhân vật tác phẩm “Thầy ơi”:
Có đến những nơi khó khăn nhất của dải đất hình chữ S, mới thấy tại các bản làng vùng cao, vùng sâu vùng xa hiện vẫn đang còn hàng nghìn điểm trường tạm, nhà tranh vách nứa xập xệ, tiềm ẩn nguy cơ sập trường mỗi khi mưa to bão lớn.…Ở những nơi đó, khi chính quyền địa phương chưa có điều kiện để quan tâm hết thì đã xuất hiện những con người nguyện toàn tâm toàn ý cho những việc làm thiện nguyện, đem tình yêu thương của mình tới xây những ngôi trường, những cây cầu giúp người dân và trẻ em ở những nơi đó có thêm nhiều niềm vui và vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cùng nghe nhà báo Hoàng Anh Sướng, đồng sáng lập Quỹ thiện nguyện Tâm Hiểu Thương chia sẻ về những hoạt động ý nghĩa này.
Sinh ra khi đôi mắt chỉ thấy chút ánh sáng mờ ảo, và mất hẳn thị lực khi lên cấp 2, cô gái sinh năm 1995 Lê Hương Giang đã chọn cho mình một hướng đi khác hẳn, đó là làm quen với bóng tối vĩnh cửu và biến thế giới đó trở nên một thế giới đầy sắc màu và tươi vui. Cô gái ấy mong muốn làm cầu nối giữa cộng đồng người khuyết tật với những người bình thường và truyền đi những cảm hứng tích cực từ chính nghị lực trong suốt quá trình vượt qua bóng tối của mình.
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành về thủy sản, công tác trong cơ quan nhà nước 11 năm, năm 2016, chị Lưu Hoàng Anh Hoa quyết định nghỉ việc để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Về quê tại Hòa An B, phường Thới Hòa, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, chị bắt đầu nuôi lươn không bùn. Nhưng với cách nuôi lươn thay nước này khiến nhà nông tốn rất nhiều công sức, chi phí cao, năm 2017, chị bắt đầu làm quen với mô hình nuôi lươn bằng phương pháp tuần hoàn nước và đến nay đã phát triển thành công.
Tốt nghiệp ngành Kinh tế và Đông Á học ở Đại học Bates Mỹ với xếp hạng 21 LACs, với học bổng toàn phần, Trần Thị Ngọc Hân, người đồng sáng lập, và Giám đốc Đào tạo học thuật Tiếng Anh chuẩn hoá quốc tế tại Teky Holding- hệ sinh thái khởi nghiệp vừa được đề cử vào Top 10 hạng mục doanh nhân xã hội Đông Nam Á chương trình Women of the Future Awards. Đây là giải thưởng có uy tín ở Anh và được bảo trợ bởi cơ quan ngoại giao Anh tại Đông Nam Á. Cô cũng là chủ nhân cùng đồng nghiệp sáng tạo ra sản phần phần mềm Toppy - Edtech trong mảng tiếng Anh. Dự án khởi nghiệp được đánh giá có tầm ảnh hưởng tốt đến xã hội và là đại diện duy nhất của Việt Nam năm nay tham gia sự kiện đón tiếp riêng của đại sứ quán Australia tại Singapore trong khuôn khổ chương trình Lãnh đạo trẻ Australia – ASEAN A Emerging Leaders Program do Chính phủ Australia tổ chức. Không chỉ thành công trong khởi nghiệp lĩnh vực phần mềm dạy Tiếng Anh, cô gái trẻ này còn tham gia nhiều hoạt động xã hội như : Diễn đàn thanh niên châu Á- Asian Youth Forum ở Tokyo Nhật Bản, Diễn đàn thanh niên trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC tại Singapore …Phóng viên Thu Hiền gặp gỡ, trò chuyện với bạn Trần Thị Ngọc Hân, đồng sáng lập và Giám đốc Đào tạo học thuật Tiếng Anh tại Teky Holding - hệ sinh thái khởi nghiệp để nghe chia sẻ về công việc và niềm đam mê môn Tiếng Anh.
12 năm đảm nhận vai trò là Chủ tịch Hội người cao tuổi phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Thức đã có nhiều sáng kiến tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò người cao tuổi, góp phần làm tăng thêm sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi, động viên người cao tuổi "sống vui, sống khỏe, sống có ích", đẩy mạnh các hoạt động phong trào "Tuổi cao gương sáng" gắn với xây dựng gia đình văn hóa, tổ văn hóa, gia đình hiếu học, ông bà cha mẹ mẫu mực.
PGS.TS- Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thừa Hỷ, có thể chưa phải là một cái tên quá quen thuộc với công chúng rộng rãi hay với giới truyền thông, nhưng từ 30 – 40 năm nay, ông đã là một “định danh” sừng sững trong giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Với những công trình nghiên cứu, dịch thuật mẫu mực về Thăng Long - Hà Nội trên cả bình diện lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội, ông đã có nhiều đóng góp cho ngành Hà Nội học, bên cạnh những tên tuổi lớn khác như Hữu Ngọc, Nguyễn Vinh Phúc...
Anh nông dân Trương Văn Trị ở xã Hải Long, huyện Tiền Hải là người đầu tiên ở Thái Bình ươm giống và thuần hóa thành công con cá vược từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt. Hơn chục năm qua, trung bình mỗi tháng, trang trại của anh cung cấp hàng trăm triệu con cá giống cho các địa phương trong cả nước, bởi đây là loại cá đặc sản, sản lượng đánh bắt từ tự nhiên không nhiều và ngày càng giảm. Đang từ một ông vua cá vược, những ngày qua anh Trương Văn Trị phải vượt qua những khó khăn không nhỏ khi lượng xuất bán cá giống giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Vậy “ông vua cá vược” đang nỗ lực vượt khó trong giai đoạn này như thế nào. Phóng viên Văn Hải trò chuyện với anh Trương Văn Trị trong chuyên mục Chuyện đêm.
Những ngày này, người dân cả nước hướng về miền Trung với tấm lòng yêu thương, sẻ chia. Hàng trăm đoàn cứu trợ với nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu vẫn ngày đêm âm thầm tiến về vùng tâm lũ để thực hiện các hoạt động nhân đạo. Và nhân vật của Chuyện đêm hôm nay là những con người với tấm lòng sẻ chia như thế.
Tại huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, có một nông trại mà tại đó, các bạn trẻ đang muốn tạo dựng một không gian sống, nơi con người có thể sống chan hòa với thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Đất mẹ sẽ cung cấp đầy đủ những nhu yếu phẩm căn bản cho con người. Nơi này sẽ là nơi gia đình, anh em bạn hữu có thể sống an vui, xây dựng tình yêu, hình thành nên một cộng đồng. Gặp gỡ chúng tôi trong căn nhà gỗ tự dựng giữa rừng núi Hón Mũ, bên cạnh hai đứa trẻ ê a chơi với những món đồ chơi bằng gỗ tự chế, người vợ Lê Thị Ưng chia sẻ với chúng tôi về những khó khăn và cách để kiên định với cách sống thuận tự nhiên của hai vợ chồng:
Cô Nguyễn Thị Lệ, giáo viên môn công nghệ Trường THPT Hòa Bình, xã Hòa Bình, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn với tác phẩm “Bông hoa đẹp giữa đời thường”
Trong nhiều năm qua, trong nền khoa học nước nhà, nhiều công trình của các nhà khoa học nữ của Việt Nam được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đối với giới khoa học quốc tế. Đồng thời những công trình khoa học này đã tích cực hỗ trợ cho sự giao lưu, hợp tác quốc tế và phát triển của nền khoa học của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Cùng nghe câu chuyện về nhà khoa học nữ-Tiến sĩ Đào Kim Nhung-người đã có những nghiên cứu, ứng dụng đầy nhiệt huyết, kiên trì, không mệt mỏi trong lĩnh vực công nghệ sinh hóa nước nhà.