Trải qua rất nhiều công việc trong ngành công nghệ thông tin, từ đào tạo lập trình, xây dựng các ứng dụng kết nối cho vay ngang hàng… nhưng với mơ ước có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số nhanh hơn, anh Tạ Thanh Long đã thành lập Công ty Shark DMS. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ứng dụng quản lý kênh phân phối DMS đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng và thuộc Top 2 ứng dụng nội địa được tải nhiều nhất trên cả Apple Store và Google Play.
Phỗng đất là một món đồ chơi thô mộc, nhưng mang nặng hồn cốt văn hoá dân gian Việt Nam.Thông qua trò chơi dân gian này, ông cha xưa gửi gắm những lời hay ý đẹp, tư tưởng và giá trị văn hóa truyền thông lâu đời, để dạy dỗ, nhắc nhở con cháu về lối sống, đạo làm người. Ngày nay, khi các trò chơi hiện đại chiếm ưu thế, nghề làm phỗng đất truyền thống cũng có xu hướng mai một dần, số người biết, duy trì nghề làm phỗng đất càng hiếm. Không đành lòng nhìn tinh hoa truyền thống biến mất, nghệ nhân Phùng Đình Giáp dành cả cuộc đời giữ lửa nghề nghiệp ông cha. Nghệ nhân Phùng Đình Giáp chia sẻ về giá trị trò chơi dân gian này và tâm huyết muốn lưu giữ một nghề truyền thống – nghề nặn phỗng đất.
Biên tập viên Đài TNVN trò chuyện cùng anh Lê Trung Thông, giám đốc và sáng lập Lagom Việt Nam, một công ty thu gom tái chế vỏ hộp sữa theo chương trình “1 giây hành động-bảo vệ môi trường” với mong muốn gìn giữ, trả lại cho các em nhỏ môi trường xanh, sạch đẹp.
Firecoals một doanh nghiệp khoa học công nghệ được thành lập vào năm 2016, do chính các bạn trẻ đam mê công nghệ thông tin thành lập ra . Firecoals hiện đang tập hợp một đội ngũ kỹ sư trẻ tuổi, đam mê, nhiệt huyết và luôn học hỏi những điều mới mẻ. Một trong những sản phẩm được công chúng đón nhận của Công ty Firecoals là sản phẩm sách và ứng dụng MagicBook. Dự án của Firecoals đã xuất sắc vào đến vòng chung kết cuộc thi Việt Nam Startup Wheel 2018 sau khi vượt qua ba vòng thi gay cấn và sách 4D Magic Book đã lọt vào Top 10 dự án xuất sắc nhất. Magicbook đã được các bạn trẻ của Công ty Firecoals sáng tạo như thế nào? Và các bạn trẻ còn đang ấp ủ những sáng kiến nào có ích cho cộng đồng? Chuyện đêm hôm nay chúng ta cùng PV Mai Hồng trò chuyện với Nguyễn Đình Thảo- Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Công ty Firecoals
Tại cuộc thi tay nghề thế giới lần thứ 45 năm 2019, với 726 điểm chỉ kém thí sinh đạt huy chương vàng 4 điểm, Trương Thế Diệu, 22 tuổi, quê ở Nghệ An, thuộc Viện Đào tạo kỹ năng nghề DENSO Việt Nam đã xuất sắc giành huy chương bạc môn nghề phay công nghệ cao. Đây là thành tích cao nhất của đoàn Việt Nam sau 7 lần tham dự kỳ thi tay nghề thế giới Woldskills. Với thành tích đạt được, Trương Thế Diệu vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tuyên dương là 1 trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019 trong lĩnh vực sản xuất. BTV Thu Hiền trò chuyện với chàng trai giỏi nghề Trương Thế Diệu để hiểu hơn về nghề phay công nghệ cao.
“Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”- Đó là tâm sự của anh Lê Việt Cường – Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội) về hành trình dệt lên ước mơ cùng Vụn Art. Đến Trung tâm bảo tồn – phát triển lụa Vạn Phúc nằm trong làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội), không ít người bị thu hút bởi một “căn phòng” nhỏ, tường bằng kính làm nổi bật những bức tranh dân gian bằng vải sinh động, đầy màu sắc được treo ngay ngắn. Không gian rộng mười mấy mét vuông đó là nơi những người khuyết tật ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt, dán, ghép lụa vụn tạo thành những sản phẩm độc đáo của Hợp tác xã Vụn Art – ngôi nhà chung của những mảnh đời không lành lặn. Cùng trò chuyện với anh Lê Việt Cường về sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng người khuyết tật trong phát triển kinh tế- xã hội.
Với một số người, học tiếng Anh có lẽ là một thử thách khá khó khăn, thế nhưng qua những lời ca, tiếng hát của những bài hát nổi tiếng được viết lại lời bằng các từ vựng, ngữ pháp...thầy giáo trẻ Nguyễn Thái Dương ở thành phố Hồ Chí Minh đã làm cho việc học tiếng Anh trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Quyết định rẽ trái với ngành học Đại học của mình, xuất phát từ niềm đam mê tiếng Anh, anh Nguyễn Thái Dương đã trở thành một thầy giáo để lan tỏa niềm đam mê đó đến với nhiều người.
Trang trại trồng nho công nghệ cao của Công ty cổ phần thương mại Duy Khánh, tại bản Híp, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, mặc dù vừa cho thu hoạch, nhưng gần 5.000 gốc nho vẫn xanh tốt, sum suê cành lá. Ông Đào Duy Khánh, Giám đốc Công ty là người đầu tiên đưa thành công giống nho Hạ Đen, về trồng tại Sơn La. Vụ thu hoạch vừa qua, lợi nhuận thu được lên tới vài tỷ đồng. Mời quý vị và các bạn cùng đến với kinh nghiệm xây dựng mô hình trang trại công nghệ cao một cách bài bản, chuyên nghiệp của ông Đào Duy Khánh:
Ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khi đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao thì việc tích lũy được vài trăm ngàn đồng trong nhà phòng khi ốm đau, con cái học hành, hay xử lý những công việc gấp là điều không phải dễ. Thế nhưng, hơn 3 năm nay, với sự hỗ trợ của tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam, mô hình tài chính vi mô, hay còn gọi là tổ tiết kiệm tự quản được thực hiện tại tỉnh Điện Biên với đối tượng ưu tiên là những phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số đã thật sự làm thay đổi cuộc sống của chị em nơi đây, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với chị Lò Thị Chanh, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, về hiệu quả của mô hình này được thực hiện tại địa phương.
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, các doanh nghiệp Việt gặp thách thức không nhỏ trong các vấn đề như: kinh doanh, gia tăng doanh số, quảng cáo cho doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng… Dương Đức Vũ hiện là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ Ibot đã giải quyết những khó khăn này của doanh nghiệp bằng cách ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào thực tế cuộc sống.
Vậy điều gì đã giúp một doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ vừa đi vào hoạt động được hơn 1 năm đứng vững được trên thị trường? Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Mai Hồng với chàng trai trẻ đầy nghị lực Dương Đức Vũ về bí quyết thành công của chàng trai trẻ quê đất Cảng Hải Phòng này.
*Dự án tham gia: Ibot - giải pháp tự động hóa bán hàng và marketing, đại diện: Dương Đức Vũ- sáng lập
Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông điển hình khởi nghiệp thuộc Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) năm 2019-2020 do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (CSK) và Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện.
Video giới thiệu về dự án do CSK sản xuất:http://csk.edu.vn/du-an-ibot-s337.html
Với tinh thần "Giáo viên biết, giáo viên bàn, giáo viên làm, giáo viên kiểm tra”, những năm qua, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai đã thực hiện và đạt thành tích cao trong Cuộc vận động “Dân chủ- Kỷ cương- Tình thương- trách nhiệm” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Cuộc vận động có tác dụng tích cực tới mọi mặt hoạt động giáo dục, nhất là trong xây dựng đội ngũ, xây dựng và duy trì kỷ cương trường học, môi trường sư phạm mẫu mực, hạn chế và đẩy lùi tiêu cực trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Ghi nhận những thành tích đạt được, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai vừa được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tuyên dương là 1 trong 34 tập thể tiêu biểu điển hình tiên tiến trong các cuộc vận động giai đoạn 2015-2020. Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/07, phóng viên Thu Hiền gặp gỡ và trò chuyện với bà Phạm Thị Thùy, Chủ tịch Công đoàn Ngành Giáo dục tỉnh Lào Cai về giải pháp thực hiện cuộc vận động sao cho hiệu quả.
Chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm, nhưng cả nước hiện vẫn còn gần 200.000 hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập về các nghĩa trang và hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ dù được quy tập, an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ nhưng vẫn còn thiếu thông tin. Làm thế nào để tìm kiếm xác định được danh tính trả lại tên cho các anh? Đây là nỗi trăn trở đau đáu của thân nhân các anh hùng liệt sỹ, cũng như những người lính may mắn được trở về. Kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/07, phóng viên Thu Hiền gặp gỡ và trò chuyện với Trung tướng Lê Văn Hân, Chủ tịch Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam về hành trình tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ trong những năm qua. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, cung cấp các giải pháp marketing cho doanh nghiệp, Công ty Đào tạo và Truyền thông BAV có trụ sở chính ở Phú Thọ được xếp thứ 13 trong 100 doanh nghiệp khởi nghiệp xuất sắc nhất toàn quốc năm 2019. Chỉ qua hơn 2 năm thành lập, công ty đã phát triển chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố. “Chèo lái” công ty này là Thạc sỹ Hoàng Quốc Việt, một chàng trai trẻ thuộc thế hệ 8X, năng động và tự tin. Hoàng Quốc Việt cũng đang giữ vai trò là chuyên gia cố vấn khởi nghiệp Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Vậy điều gì đã góp phần giúp cho Thạc sỹ Hoàng Quốc Việt đứng vững trên con đường khởi nghiệp đầy gian nan và được cộng đồng khởi nghiệp đánh giá cao như vậy?
*Dự án tham gia: Công ty Đào tạo và Truyền thông BAV, đại diện: Hoàng Quốc Việt - sáng lập
Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông điển hình khởi nghiệp thuộc Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) năm 2019-2020 do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (CSK) và Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện.
Video giới thiệu về dự án do CSK sản xuất:http://csk.edu.vn/du-an-khoi-nghiep-phu-tho-s336.html
Từ câu chuyện chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân bằng mỹ phẩm tự nhiên, chị Nguyễn Thị Mẫn Vy (phường Cẩm Châu, TP.Hội An) đã chọn sản phẩm này làm con đường khởi nghiệp. Và đến nay, Hoa Mẫn Vy - mỹ phẩm thiên nhiên handmade có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Bằng những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, chị Nguyễn Thị Mẫn Vy, TP.Hội An, đang dần tạo được thương hiệu riêng với dòng sản phẩm organic (sản phẩm hữu cơ) an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường.
*Dự án tham gia: Dược mỹ phẩm Hoa Mẫn Vy, đại diện: Nguyễn Thị Mẫn Vy - sáng lập
Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động truyền thông điển hình khởi nghiệp thuộc Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) năm 2019-2020 do Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội (CSK) và Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp thực hiện.
Video giới thiệu về dự án do CSK sản xuất: http://csk.edu.vn/hoa-man-vysan-pham-dau-goi-my-pham-tu-thien-nhien-s316.html