Trong những ngày cả nước căng mình chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bên cạnh các chiến sỹ vẫn âm thầm đồng hành cùng hàng nghìn người trong các khu cách ly tập trung, các chiến sỹ áo trắng bền bỉ bảo vệ sinh mạng của những bệnh nhân trong mùa dịch....thì ở hậu phương, rất nhiều người cũng đang ngày đêm lan tỏa những hành động vì cộng đồng, chia sẻ những khó khăn vất vả với các chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch. Cùng trò chuyện với chị Vũ Thúy Phương và anh Nguyễn Phan Huy Khôi, những người đã và đang có nhiều hoạt động hướng về cộng đồng.
Dám làm, dám dấn thân, chịu thất bại, nhưng phải lý trí để làm đến cùng… đó là cách nghĩ và phương châm sống của Sùng A Bình trong cuộc sống cũng như khởi nghiệp. Hiện tại, doanh nghiệp của Bình đã nắm bắt và bước đầu tiếp cận được nhu cầu về sản phẩm thời trang thổ cẩm ở các thị trường như Nhật Bản, Thái Lan, Mỹ, Úc… tuy nhiên do thiếu vốn nên Bình chưa thực hiện được ước mơ của mình là đưa thổ cẩm của người Mông Việt Nam ra thị trường thới giới. Phóng viên Phạm An trò chuyện với anh Sùng A Bình, chủ nhãn hiệu thời trang thổ cẩm mang tên Hmong Tagkis tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau 1 tháng học tập tại Ấn Độ, phóng viên Hoàng Ân của Ban Thời sự VOV1 cùng 3 đồng nghiệp khác của Đài TNVN trở về Việt Nam đúng thời gian dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp hơn. Theo đúng quy định, anh Hoàng Ân cùng các đồng nghiệp và nhiều người khác được đưa đến Tiểu đoàn 2, Trường Quân sự quân đoàn 1 Thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình thực hiện cách ly tập trung 14 ngày. Đến nay, gần 10 ngày trôi qua, nhưng thời gian từng ngày sống trong khu cách ly tập trung đối với phóng viên Hoàng Ân là những kỷ ức đẹp, những câu chuyện xúc động không thể nào quên.
Năm nay đã 80 tuổi, là người khuyết tật, từng mắc bệnh phong, nhưng Nhà giáo Nhân dân – anh hùng lao động Nguyễn Đức Thìn vẫn say mê với “nghìn việc tốt”, gắn với sự nghiệp giáo dục; đóng góp nhiều sáng kiến, hoạt động cho cộng đồng xã hội. Tấm gương sáng về thầy giáo Nguyễn Đức Thìn đã tạo sức ảnh hưởng rộng rãi đến thiếu niên, người dân Bắc Ninh nói riêng và đông đảo người dân cả nước nói chung. Ông là người khởi xướng ra phong trào “Nghìn việc tốt”, và là một trong 20 cá nhân điển hình tiêu biểu được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019. Cùng trò chuyện với Nhà giáo nhân dân - Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Thìn.
Tình hình dịch bệnh COVID19 diễn biến ngày càng phức tạp, với đặc thù 265 km đườngg biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, lực lượng Bộ đội biên phòng Lai Châu đang ngày đêm sát cánh cùng người dân phòng chống dịch và bảo vệ cuộc sống. Ngoài việc lập chốt tuần tra, kiểm soát tại các đường mòn, lối mở, không để người dân hai bên biên giới tự do qua lại, thì việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch, phát khẩu trang và nước sát khuẩn đến tận từng hộ gia đình, từng người dân đang được lực lượng Bộ đội Biên phòng đóng chân trên các địa bàn biên giới thực hiện nghiêm túc. Vất vả là vậy, nhưng các chiến sĩ biên phòng đã không nản lòng, xác định với nhiệm vụ“ chống dịch như chống giặc” và câu chuyện “ăn rừng, ngủ núi” thời chiến lại được các chiến sĩ gánh vác trên vai, miễn sao giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Những chia sẻ của Đại tá Phan Hồng Minh - Chính ủy Bộ đội biên phòng Lai Châu - về câu chuyện “ăn rừng, ngủ núi” để “chống dịch như chống giặc” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Trong những ngày học sinh nghỉ học để phòng dịch Covid-19, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã triển khai phương án dạy học trực tuyến. Phương pháp học này giúp cả giáo viên và học sinh ở nhà, nhưng vẫn có thể trao đổi thông tin và tiếp thu kiến thức như phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên, đây là phương pháp dạy và học mới. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để việc học trực tuyến đạt kết quả cao nhất? Về vấn đề này, phóng viên Thành Trung đã có cuộc trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, người có nhiều sáng kiến, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy và học trực tuyến.
Trái hồng vốn là đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt nhưng cách đây vài năm, loại trái cây này bán rẻ như cho, có lúc người dân còn bỏ mặc trên cây không thu hoạch vì tiền nhân công thu hái cao hơn cả giá bán. Những gốc hồng dần bị đốn bỏ. Chứng kiến cảnh tượng này, ông Trần Phú Lộc (từng là Giám đốc Công ty Cổ phần rượu, bia Đà Lạt) quyết định đầu tư chi phí sang Nhật học công nghệ sấy khô quả hồng để tìm cách “giải cứu” bền vững cho loại đặc sản này. Trong chuyên mục Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe những tâm huyết của ông Trần Phú Lộc trên con đường nâng tầm các loại nông sản địa phương.
Chiếc máy khử khuẩn tích hợp các công nghệ sát khuẩn được đưa vào trong một thiết bị nhỏ gọn, giúp sát khuẩn cơ thể, với thời gian ngắn chỉ mất từ 15 đến 20 giây/1 người để “làm sạch” toàn thân. Nhóm tác giả mong muốn sản phẩm phần nào giải quyết được nhu cầu dự phòng lây nhiễm dịch bệnh tại các khu vực có tiếp xúc đông người, nhất là hệ thống các trường học, bệnh viện, nhà ga. Phóng viên Thu Hiền gặp gỡ với PGS.TS Hoàng Thị Thu Hương – Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, thành viên trong nhóm nghiên cứu.
Những ngày cuối tháng 3, thông tin và hình ảnh của một cô giáo 9X là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào top 50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 ngập tràn trên các trang báo, mạng xã hội và trở thành một hiện tượng, một nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ Việt Nam. Không ai khác, đó chính là cô Hà Ánh Phượng - giáo viên Trường THPT Hương Cần, huyện Thanh Sơn, một trong những người con ưu tú của quê hương Đất Tổ.
Với 15 năm làm báo, vươn lên vị trí phó trưởng ban biên tập của một tòa soạn, với quân hàm Đại Úy , nhưng nhà báo Phạm Việt Anh đã từ bỏ vị trí mà nhiều người mong ước này để chuyển sang một lĩnh vực khác, lĩnh vực du lịch với mong muốn được thỏa niềm đam mê được đến với những miền đất tươi đẹp của Tổ Quốc và hỗ trợ những người có cùng sở thích “Du lịch” với mình thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm những điểm đến hấp dẫn, với chi phí hợp lý. Cùng nghe anh Phạm Việt Anh chia sẻ về những đam mê và động lực khiến dự án Cheep Cheep hỗ trợ du khách bằng nền tảng công nghệ đặt vé tham quan, vé các hoạt động trải nghiệm du lịch thành công.
Hàng nghìn suất ăn miễn phí cho hàng chục nghìn người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Nội là thành quả sau 7 năm hoạt động của các bạn trẻ trong nhóm Hanoi Food Rescue (HFR). Đây là tổ chức liên quan tới lương thực đầu tiên tại Hà Nội, tuy nhiên điều đặc biệt là HFR lại được điều hành bởi đa phần là học sinh trung học phổ thông, các cô bé, cậu bé còn đang là học sinh lớp 11. Và mỗi năm có khoảng 150 bạn tình nguyện viên tham gia vào "biệt đội" này. Do đâu mà HFR lại được thành lập và điều gì đã khiến nhóm quy tụ được một lượng lớn các bạn học sinh tham gia như vậy? Cùng nghe những chia sẻ của Hà Phương Phương, học sinh 11 chuyên Văn trường Trung học phổ thông Hà Nội-Amstecdam, chủ tịch năm nay của HFR về câu chuyện này.
37 tuổi, cô giáo Dương Thị Thu Hà, Trường Trung học phổ thông Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội, ghi dấu ấn cho hơn 10 năm gắn bó với nghề giáo viên của mình bằng những sáng kiến khoa học được đánh giá cao. Hai lần đoạt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”, cô Hà luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi phương pháp, kĩ thuật dạy học để tạo nguồn cảm hứng và phát hiện, bồi dưỡng tài năng của học sinh. Trong những sáng kiến khoa học của cô, nổi bật là dự án hỗ trợ trẻ mắc bệnh Down học chữ cái thông qua các chủ đề kỹ năng sống với thiết bị PSE. Chuyện đêm hôm nay, chúng ta cùng nghe những chia sẻ của cô giáo Dương Thị Thu Hà về dự án khoa học đầy nhân văn này.
Tuổi dậy thì, hay còn gọi là tuổi teen- tuổi “dở dở ương ương” vừa trẻ con, vừa người lớn- đặc biệt đây là giai đoạn trẻ luôn muốn tự khám phá bản thân khiến các bậc phụ huynh có 1 nghìn lẻ một câu chuyện đau đầu và lo lắng, như lo con học kém, đua đòi, trượt tốt nghiệp… Nhiều ông bố bà mẹ lo lắng đến mức stress khi con bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi teen. Làm thế nào để nuôi dạy trẻ tuổi teen một cách hiệu quả nhất? Tiến sĩ tâm lý Vũ Thu Hương, với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp cho các bậc phụ huynh tiếp cận và dạy con hiệu quả, hợp lý để vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách nhẹ nhàng nhất, đã cho ra mắt cuốn sách “Teen ơi, làm bạn nhé”. Đây cũng là cuốn tự truyện của bà về quá trình nuôi dạy cô con gái nhỏ của mình, nay đã là một nữ sinh viên. Cùng trò chuyện với Tiến sĩ tâm lý Vũ Thu Hương, tác giả của cuốn sách “Teen ơi, làm bạn nhé”.
Lái tàu, lái xuồng trên sông đã khó, lái xuồng trên biển, vượt qua mọi con sóng bạc lại còn khó hơn. Nếu chỉ thiếu tập trung, thiếu kinh nghiệm, không chỉ con xuồng chìm xuống biển khơi, mà có khi còn ảnh hưởng đến cả tính mạng. Thế nhưng ở Vùng 2 Hải quân, Thượng úy Đào Văn Hưng là một người lái xuồng giỏi trên biển và được mệnh danh là “người chinh phục mọi con sóng bạc”. Anh đã thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ đặc biệt trong điều kiện công tác khắc nghiệt trên biển, được đồng đội và thủ trưởng tin tưởng. Sinh ra lớn lên ở quê hương miền Trung nắng gió, đất quê nghèo đã tôi luyện thêm cho anh ý chí và nghị lực vượt lên những khó khăn để nuôi ước mơ trở thành người lái tàu, lái xuồng trên biển. Ước mơ đấy đã trở thành hiện thực bằng chính nỗ lực của anh. Đam nghê với nghề, anh đã chinh phục mọi hải trình, mọi con sóng bạc trên biển. Cùng trò chuyện với Thượng úy Đào Văn Hưng, tàu Trường Sa 19, Vùng 2 Hải quân.