Không chỉ là tấm gương điển hình trong phong trào tích tụ ruộng đất của tỉnh Bắc Ninh, ông Hà Đại Thắng, ở phường Đồng Nguyên, thành phố Từ Sơn còn là một hình mẫu, tiên phong trong áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù có gần 30 ha đất canh tác nông nghiệp, nhưng với máy móc đồng bộ, ông Thắng đã biến công việc đồng áng vốn vất vả, thành công việc nhẹ nhàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Không cần đến đội ngũ lao động đông đảo, ông có thể quản lý mọi công việc từ gieo trồng đến thu hoạch một cách chủ động. Câu chuyện của ông là minh chứng rõ ràng cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp có thể thay đổi cuộc sống và nâng cao giá trị nông sản.
Cùng nghe những chia sẻ của PGS.TS trẻ tuổi của Việt nam- anh Lê Thanh Long – Phó Trưởng phòng Công tác Sinh viên, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) về con đường sự nghiệp mà anh đã trải qua mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Ở nơi đó, anh được thỏa sức phát huy khả năng, duy trì đam mê, cơ hội tiếp xúc với rất nhiều sinh viên, bạn trẻ trẻ nhiệt huyết, cùng chí hướng, thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo.
Hơn 10 năm qua, Đại úy Lê thị Hồng Lụa - cô giáo mang quân hàm công an gắn bó với ngôi Trường Giáo dưỡng số 2 thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc đặt tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Học sinh của cô ở đây rất đặc biệt, đều ở tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đa số có hoàn cảnh bất hạnh, lại quen lối sống buông thả ngoài xã hội. Việc quản lý đã khó khăn, việc dạy chữ còn khó khăn hơn bởi đa số các em trước khi vào trường đã bị đuổi học, bỏ học, thất học…Nhưng bằng cả tâm huyết và trách nhiệm, cô giáo công an Lê Thị Hồng Lụa đã kiên trì rèn giũa, lồng ghép bài giảng với bài học cuộc sống để cảm hóa, giúp các em nhận ra lỗi lầm và suy nghĩ tích cực, quyết tâm trở thành người tốt, sống có ích. Cô giáo, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa vinh dự được tuyên dương trong Chương trình chia sẻ cùng thầy cô do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ chức tối 15/11/2024 tại Hà Nội.
Hơn 10 năm qua, Đại úy Lê thị Hồng Lụa - cô giáo mang quân hàm công an gắn bó với ngôi Trường Giáo dưỡng số 2 thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc đặt tại xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Học sinh của cô ở đây rất đặc biệt, đều ở tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đa số có hoàn cảnh bất hạnh, lại quen lối sống buông thả ngoài xã hội. Việc quản lý đã khó khăn, việc dạy chữ còn khó khăn hơn bởi đa số các em trước khi vào trường đã bị đuổi học, bỏ học, thất học…Nhưng bằng cả tâm huyết và trách nhiệm, cô giáo công an Lê Thị Hồng Lụa đã kiên trì rèn giũa, lồng ghép bài giảng với bài học cuộc sống để cảm hóa, giúp các em nhận ra lỗi lầm và suy nghĩ tích cực, quyết tâm trở thành người tốt, sống có ích. Cô giáo, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa vinh dự được tuyên dương trong Chương trình chia sẻ cùng thầy cô do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ chức tối 15/11/2024 tại Hà Nội.
Với phương châm sản xuất xanh, sạch, bền vững, giờ đây, Hợp tác xã Dịch vụ Xanh Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã không còn lo “được mùa mất giá”, mà đã trở thành mô hình điển hình của địa phương về sản xuất nông nghiệp xanh. Thành công này có được là nhờ ban lãnh đạo Hợp tác xã gồm những người trẻ, năng động, với cách làm bài bản, nắm vững quy trình kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến và phát triển thị trường. Cùng nghe những chia sẻ của anh Trần Văn Thắng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Xanh Krông Pắc về mục tiêu xây dựng nên một cộng đồng sản xuất có trách nhiệm ở vựa sầu riêng Krông Pắc
Thưa quý vị và các bạn! Vũ Thị Hải Anh, nữ sinh ngành Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là một trong những gương mặt “Thanh niên sống đẹp” năm 2024 vừa được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vinh danh. Hiện cô là Phó Chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên Khiếm thị Việt Nam (VBSN).
Sinh ra và lớn lên ở Nam Định, năm 13 tuổi mới lên Hà Nội bắt đầu đến trường học, Hải Anh đã vượt qua nhiều thách thức để chinh phục các mục tiêu về học vấn, tỏa sáng trong các hoạt động văn nghệ, đồng thời cô còn tích cực tham gia cũng như sáng lập các dự án hỗ trợ người khiếm thị trên khắp cả nước. Tiêu biểu như dự án “The Eyes Project,” nơi người khiếm thị và người không khiếm thị có thể gặp gỡ và chia sẻ nhằm tăng cường sự thấu hiểu giữa hai nhóm cộng đồng, dự án dạy kỹ năng nấu ăn cho người khiếm thị, giúp họ nâng cao tính tự lập.
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/07/1954 đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền với ranh giới tạm thời là dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Thực hiện Hiệp định, cùng với việc chuyển quân tập kết ra Bắc, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, đặc biệt là cho việc xây dựng lại Miền Nam khi nước nhà được hòa bình, Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Trong 21 năm, từ năm 1954-1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều cách di chuyển khác nhau đã được đưa ra Bắc học tập, đào tạo tại 28 trường ở: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây (cũ).....Hành trình của hơn 3 vạn học sinh từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Hướng tới dịp kỷ niệm Kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe Nhà giáo ưu tú Đàm thị Ngọc Thơ (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Hồ Thị Kỷ, thị xã Cà Mau) chia sẻ về những ký ức khi là học sinh miền Nam được ra Bắc học tập
Yêu thích cây đàn violin từ năm 7 tuổi, gần 10 tuổi chính thức theo học đàn Violon, 11 tuổi thi đậu Học Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam nhưng ở tuổi 17, nghệ sỹ trẻ Lê Hoàng Ngọc Minh lại toả sáng trên nhiều sân khấu chuyên nghiệp với cây đàn Viola, trở thành một trong những solist trẻ tuổi tại buổi hòa nhạc, chương trình “Young soloists of VNAMYO” - giới thiệu những gương mặt nghệ sĩ trẻ tài năng của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Câu chuyện của Ngọc Minh là hành trình không ngừng phấn đấu và nỗ lực theo đuổi ước mơ ngay ở độ tuổi còn nhỏ.
19 tuổi, đang học ở trường Tân Trào (Tuyên Quang), Bí thư đoàn trường Nguyễn Văn Khang cùng 11 đoàn viên được Hội đồng giáo viên nhà trường tuyển chọn tham gia đoàn viên thanh niên cứu quốc ưu tú. Tại Đại Từ, Thái Nguyên, ông cùng khoảng 400 đoàn viên thanh niên trẻ từ các trường: Tân Trào, Hùng Vương, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Thượng Hiền được tuyển chọn vào Đội thanh niên tiếp quản thủ đô, được tập huấn học tập chính sách của Chính phủ, để thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trước ngày tiếp quản thủ đô trong 2 tháng (từ tháng 7-9/1954). Nhiệm vụ quan trọng diễn ra hơn 1 năm, nhưng thời gian ấy là những ký ức hào hùng mà trong suốt 70 năm qua, ông chưa bao giờ quên, dù chỉ một chi tiết nhỏ.
Thưa quý vị và các bạn! Ông Thạch Thia Sê Rây ở ấp Đại Mong, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh được giới văn nghệ sĩ cũng như những người yêu nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer biết đến và yêu mến. Bởi ông có biệt tài biểu diễn điêu luyện hầu hết các loại nhạc cụ trong dàn nhạc ngũ âm và là người tâm huyết truyền dạy các loại nhạc cụ truyền thống này cho thế hệ trẻ từ nhiều năm nay.
Chuyện đêm hôm nay mời quý vị và các bạn cùng nghe những chia sẻ của ông Thạch Thia Sê Rây về công việc truyền dạy và lan tỏa vẻ đẹp, sức hấp dẫn trong âm nhạc truyền thống của dân tộc Khmer cho thế hệ trẻ.
Thưa quý vị và các bạn! Ông Thạch Thia Sê Rây ở ấp Đại Mong, xã Phú Cần, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh được giới văn nghệ sĩ cũng như những người yêu nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer biết đến và yêu mến. Bởi ông có biệt tài biểu diễn điêu luyện hầu hết các loại nhạc cụ trong dàn nhạc ngũ âm và là người tâm huyết truyền dạy các loại nhạc cụ truyền thống này cho thế hệ trẻ từ nhiều năm nay.
Chuyện đêm hôm nay mời quý vị và các bạn cùng nghe những chia sẻ của ông Thạch Thia Sê Rây về công việc truyền dạy và lan tỏa vẻ đẹp, sức hấp dẫn trong âm nhạc truyền thống của dân tộc Khmer cho thế hệ trẻ.
Siêu bão Yagi đã càn quét Hà nội và các tỉnh thành phía Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương… rồi tiếp theo đó các trận lũ quét kinh doanh ập xuống các tỉnh miền núi phía Bắc…gây thiệt hại, tổn thất vô cùng nặng nề về người và tài sản. Cũng trong lúc hoạn nạn ấy đã xuất hiện nhiều hình ảnh đẹp, nhiều nghĩa cử cao đẹp, chạm đến cảm xúc của nhiều người và lan toả sự tử tế, tinh thần tương thân tương ái đến khắp mọi miền Tổ Quốc.
Với tâm huyết làm giàu cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương, xây dựng thương hiệu riêng cho cà phê bản địa, ông Trần Đình Trọng đã dành gần 10 năm để thành lập và phát triển Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Công Bằng Eatu, xã Ea Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. HTX đã xây dựng được mối liên kết sản xuất có tính bền chặt, đạt hiệu quả cao, cung cấp hàng trăm tấn cà phê cho các doanh nghiệp để sản xuất, chế biến cà phê theo tiêu chuẩn Cà phê Công bằng Fairtrade (FLO).
“Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức
tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng
góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được
đúng vị trí của mình”- đó là tâm sự của anh Lê Việt Cường – Chủ tịch Hội
người khuyết tật quận Hà Đông (Hà Nội) về hành trình dệt lên ước mơ cùng
Vụn Art. Hợp tác xã Vụn Art – ngôi nhà chung của những mảnh đời không lành
lặn ngày ngày sáng tạo, tỉ mỉ cắt, dán, ghép những mảnh lụa vụn thành những
sản phẩm độc đáo, phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Anh Lê Việt Cường –
người sáng lập ra Vụn Art cũng là nhân vật trong Chuyện đêm hôm nay, anh
chia sẻ về sự vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng người khuyết tật trong phát
triển kinh tế- xã hội.
Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ - một đồ vật tưởng chừng chỉ còn trong những viện bảo tàng, hay trong ký ức của nhiều người, nhưng dưới bàn tay của những nghệ nhân “Vua dép lốp”, đôi dép cao su ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến nhờ nghệ nhân Phạm Quang Xuân, số 13 Nguyễn Biểu, Ba Đình, Hà Nội - người đã gắn bó với công việc tái tạo "đôi dép Bác Hồ" hơn 60 năm. Đến năm 2013, người con rể của nghệ nhân là anh Nguyễn Tiến Cường và cháu trai Nguyễn Hồng Việt tiếp tục kế thừa công việc này. Với việc xuất khẩu ra hơn 60 thị trường trên thế giới, nghệ nhân Phạm Quang Xuân và con cháu của ông đang góp phần kể câu chuyện lịch sử qua những đôi dép.
Là một người con của xứ Mường, với Nghệ nhân Ưu tú Bùi Ngọc Thuận, xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình thì am hiểu và yêu bản sắc văn hóa chưa đủ, mà cần phải bảo tồn, quảng bá và giới thiệu văn hóa dân tộc mình đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Từ suy nghĩ đó, dù đã ở tuổi ngoài 80, ông vẫn không ngừng nỗ lực và có những hành động thiết thực để giữ hồn văn hoá dân tộc Mường.
Nghệ nhân Ưu tú Hà Thị Bích, xã Nà Phòn, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình là người đang nắm giữ nghệ thuật dân ca dân tộc Thái. Đam mê với những làn điệu truyền thống của dân tộc, bà đã tìm tòi, sưu tầm, học hỏi kỹ năng của thế hệ trước để sáng tác những lời ca mang đậm bản sắc văn hóa Thái, phù hợp với từng thời điểm, từng lễ hội mang đặc sắc riêng. Bên cạnh đó, bà còn truyền đạt những kiến thức, phong tục, tập quán dân tộc Thái qua lời ca, tiếng hát cho thế hệ trẻ.
Ngày 2-9-1945 là ngày ghi dấu sự kiện vô cùng trọng đại đối với đất nước và dân tộc ta. Đó là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nhưng cũng ngày này, năm 1969, vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã từ trần. Bác Hồ kính yêu đã “đi về cõi người hiền”, song tư tưởng, đạo đức của người còn sống mãi trong muôn triệu trái tim và khối óc của nhân dân Việt Nam.
Với những người đã đi qua chiến tranh, càng cảm nhận sâu sắc giá trị hệ tư tưởng của người đối với đất nước và dân tộc. Bà Nguyễn Thị Hồng Nhãn, nguyên chiến sỹ Tiểu đoàn Trưng Trắc, tỉnh đội Hà Tây cũ, từng chiến đấu trên tuyến đường huyền thoại mang tên Bác kính yêu - đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh lịch sử.
Olympic Hóa học quốc tế năm 2024 -ICHO lần thứ 56 được tổ chức vào ngày 21-30/7 với sự tham gia của 327 thí sinh đến từ 89 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong bảng tổng sắp huy chương so với các đội tuyển quốc gia khác, đoàn Việt Nam xếp đồng hạng hai với đoàn Hoa Kỳ và chỉ xếp sau đoàn Trung Quốc. Kết quả này cũng thể hiện sự tiến bộ của đoàn Olympic Hóa học, khẳng định được vị trí của học sinh Việt Nam với các nước tiên tiến trên thế giới. Với số điểm 77,35/100, thành viên đội tuyển OlympicNguyễn Hữu Tiến Hưng - học sinh lớp 12 Hóa Trường THPT Chuyên Bắc Ninh - không chỉ giành huy chương Vàng mà còn xếp hạng thứ 17 trong số hơn 300 thí sinh xuất sắc toàn cầu dự thi Olympic hóa học quốc tế (IChO) năm nay. Không chỉ xuất sắc trong học tập, Nguyễn Hữu Tiến Hưng còn năng nổ trong các hoạt động đoàn thể và rất giỏi thể thao. Em là 1 trong 9 học sinh ưu tú nhất của trường được đứng vào hàng ngũ của Đảng rất sớm.
Vào ngành Công an từ năm 13 tuổi. 15 tuổi trở thành một trong những nữ trinh sát đặc biệt của miền Bắc được cử vào chi viện cho chiến trường miền Nam suốt 6 năm liền, Thượng tá Nguyễn Thị Hải luôn một lòng giữ vững niềm tin vào Đảng, vào sự nghiệp tất thắng của cách mạng. Dù chiến trường gian khổ, nhưng người nữ trinh sát còn đương tuổi xuân xanh, luôn sẵn sàng chấp nhận hi sinh bất cứ lúc nào để phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và ngành Công an đã giao phó.
Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, anh
Trịnh Văn Thắng - Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ADF luôn ấp ủ
mong muốn xây dựng những ngôi nhà dành tặng cho người nghèo. 64 ngôi nhà
tình nghĩa, 54 điểm trường vùng cao và hàng trăm căn nhà hư hại khác được
sơn sửa là những thành quả mà kiến trúc sư Trịnh Văn Thắng cùng những
người bạn của mình đã nỗ lực suốt nhiều năm qua. Kiến trúc sư Trịnh Văn
Thắng cho biết, anh cũng xuất thân từ một gia đình nghèo và
mình luôn luôn đau đáu trong lòng muốn giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó
khăn, để các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đồng cảm và thấu
hiểu, anh và đồng nghiệp đã dành những suất học bổng cho học sinh nghèo, nhiều em mồ côi cả cha lẫn mẹ để giúp các em viết tiếp ước mơ tương lai.
Hơn 20 năm sau khi thành lập, HTX Dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã khẳng định thương hiệu với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, được khách hàng ưa chuộng và tin dùng. Những kết quả này, có đóng góp quan trọng của người Giám đốc năng động Mai Đức Thịnh, “nhà khoa học nông dân”, người đã dành nhiều tâm huyết với ngành nông nghiệp và người nông dân Mộc Châu.
Có một nghệ nhân chế tác sáo đã đạt 2 kỷ lục Guiness Việt Nam với cây sáo trúc lớn nhất và người thổi được nhiều bản nhạc nhất từ rau, củ, quả. Anh còn ghi dấu ấn trong làng khởi nghiệp khi xây dựng thành công thương hiệu sáo trúc hàng đầu trên thị trường. Anh là Nguyễn Văn Mão (1987) quê ở Tân Kỳ, Nghệ An. Câu chuyện về một thanh niên quyết tâm đi đến cùng đam mê của mình với sáo trúc được chúng tôi khắc họa trong chuyện đêm hôm nay.
Lửa mang đến cho con người sự sống, nhưng cũng có thể biến mọi thứ thành đống tro tàn!
Trong nhiều vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra, không ít sinh mệnh phải đối mặt với giây phút sinh tử. Khi tất cả tìm mọi cách nhanh nhất để thoát khỏi thảm họa thì có những người tận dụng từng phút, từng giây, lao vào biển lửa cứu người.
Chạy đua với thời gian, dũng cảm, khéo léo băng mình qua biển lửa, họ là những cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ - những người luôn đặt tính mạng của nhân dân lên trên tính mạng của mình.
Sự cống hiến, hy sinh thầm lặng ấy là hình ảnh cao đẹp của người chiến sỹ công an nhân dân - ngôi sao hy vọng giữa đám cháy bất ngờ bùng lên trong mỗi căn nhà, góc phố.
Khắc sâu lời dạy của Bác Hồ về đạo lý
“Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, trong những ngày qua, nhiều bộ,
ban ngành trên cả nước đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa góp phần
thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
Qua đó, thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc của người Việt nam hôm nay
đối với công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi sẽ kể lại
câu chuyện tri ân các anh hùng liệt sĩ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ về công
tác Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa tại hai tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh.
Hơn 10 năm trước, xã biên giới Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có hơn 70% gia đình thuộc diện nghèo, nhiều thôn bản “trắng” tổ chức cơ sở đảng; tình hình an ninh chính trị có nhiều diễn biến phức tạp. Được tăng cường về làm cán bộ xã, Thiếu tá Lê Văn Dung, khi đó là nhân viên Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Huổi Luông đã sát cánh cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đưa ra những giải pháp nâng cao đời sống nhân dân, tạo sự khởi sắc ở vùng đất biên giới.
Được thành lập từ tháng 9/2018, Đội cảnh sát Chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ Khu vực số 4, Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn
cứu hộ, công an thành phố Hà Nội có chức năng nhiệm vụ tham mưu và thực
hiện công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn các quận Thanh Xuân,
Hà Đông, huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội. Với những nỗ lực không ngừng vượt qua gian khó, ngày 28/9/2023, đơn
vị đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân
dân. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về công việc vất vả, hiểm nguy
nhưng cũng đầy vinh quang của các cán bộ chiến sỹ chữa cháy và cứu nạn
cứu hộ trên mặt trận không tiếng súng.
Không sinh ra trên mảnh đất Tây Nguyên nhưng nắng gió, sương mai trên con đường thiện nguyện đã khiến thầy trở thành người thân của người dân trên cao nguyên đất đỏ. Gần chục năm rong ruổi khắp buôn làng, đến từng nhà học trò nghèo tặng đồ dùng học tập, tâm tình chia sẻ với phụ huynh, thầy Mai Văn Chuyền, giáo viên Trường THCS Ngô Mây, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Vì đàn em thân yêu ở xã Ea M’droh, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đăk Lăk đã tạo lập thói quen học bài, tạo động lực giúp trẻ em nghèo vùng sâu tiếp tục tìm con chữ, viết tiếp ước mơ tươi sáng.
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Lọc Hoá dầu và đã đi làm nhiều công ty khác nhau, năm 2018, anh Đỗ Quý Nam quyết định theo tiếng gọi về quê hương lập nghiệp của UBND huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nhận thấy mô hình chăn nuôi Gà Ác đẻ trứng chưa có ai thực hiện và nhiều tiềm năng phát triển, anh Đỗ Quý Nam quyết tâm theo đuổi mô hình để tạo ra những quả trứng gà thơm ngon, an toàn cho người sử dụng.