16 tuổi theo gia đình sang Mỹ sinh sống, từ khởi đầu làm chạy bàn, phục vụ để mưu sinh, ông An Nguyễn đã mở chuỗi nhà hàng lớn tại Mỹ và là giám đốc điều hành SuperX Academy nhằm hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp, phát triển tại Mỹ cùng nhiều thị trường lớn trên thế giới. Mới đây, ông cùng các cộng sự đã phát triển ứng dụng GenAI tại Việt Nam và được đông đảo người dân trong nước cùng bà con sinh sống tại Mỹ yêu thích, lựa chọn sử dụng. Đây là công nghệ trí tuệ nhân tạo dành cho người Việt nên từ cách thức, ngôn ngữ, lập trình hệ thống rất thuận tiện, phù hợp với văn hoá Việt.
Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Hải, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn hiện tại gồm 13 thành viên, được thành lập nhằm thay đổi phương thức canh tác cũ, hướng tới mục tiêu sản xuất vải hướng an toàn, bền vững, nâng cao chất lượng vải thiều, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường: Liên minh Châu Âu EU, Mỹ, Nhật Bản... Hiện tại, Hợp tác xã có 50 ha vải đạt tiêu chuẩn VietGap, 10 ha được cấp chứng nhận GlobalGAP. Để có được kết quả này không thể không kể đến người Giám đốc năng động của Hợp tác xã, anh Ngô Văn Liên.
Đã ở tuổi 74, nhưng cô giáo Ngô Thúy Trình, ở thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình luôn mang trong mình năng lượng tích cực như vậy. Có lẽ nguồn năng lượng đó là động lực giúp cho “bà giáo” ở độ tuổi U80 vẫn cầm phấn đứng trên bục giảng nhưng theo một cách không giống ai - đó là dạy văn qua mạng xã hội.
Từ năm 2023, cô Trình lập kênh Tik Tok “Thư viện sách tham khảo” với mục đích hướng dẫn học sinh các phương pháp học văn và hóa giải đề thi. Không cần giáo án, không thu một đồng học phí, hình ảnh cô Ngô Thúy Trình đứng giảng bài trước tấm bảng xanh được chia sẻ khắp nơi và gây sốt cộng đồng mạng.
Đã từng đưa con đi nhiều cơ sở khám chữa bệnh, thậm chí mời cả kỹ thuật viên về nhà chỉ để chữa cho con khỏi câm điếc bẩm sinh…nhưng mọi cố gắng cũng không thể tìm ra nguyên nhân chính của những biểu hiện khác lạ ở bé Hiếu. Bởi lẽ, bé bị chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Và rồi chị Mai Anh, mẹ của Hiếu đã chọn cách nghỉ công việc mà chị yêu thích để dành toàn bộ thời gian đồng hành cùng con. Người mẹ ấy đến nay đã trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tự kỷ, truyền đạt kinh nghiệm cho những người mẹ cùng cảnh ngộ khác. Cùng với đó, chị truyền cho các mẹ cả hy vọng, cả niềm tin vào tương lai khả quan của các con. Cùng nghe những chia sẻ của chị Nguyễn Mai Anh, Hà Nội về hành trình cùng con vượt qua hội chứng tự kỷ.
Nhờ điều kiện tự nhiên, khí hậu, và thổ nhưỡng riêng biệt nên cây hành, cây tỏi được trồng tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có mùi hương và vị cay nồng đặc trưng so với những vùng khác. Tuy vậy, đã có thời gian dài, việc người dân lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khiến môi trường và sức khoẻ con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thay đổi thói quen trong sản xuất, người dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang dần hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, vừa mang lại trong lành cho môi trường sống, vừa nâng cao giá trị nông sản cho quê hương.
Tại xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, nói đến nghệ nhân Trương Minh Ngọc ai cũng biết. Bởi không chỉ là một nghệ nhân nức tiếng về tay nghề mộc, ông còn là người có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Thu nhập tốt, tạo công ăn việc làm gần 80 người, ông Trương Minh Ngọc là đại diện của một nông dân xuất sắc, nhạy bén và đam mê với nghề.
Thưa quý vị và các bạn! Tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử tại trường Đại học Đà Lạt năm 2005. Với niềm mong mỏi được làm nhà giáo, anh Vũ Văn Tùng sinh năm 1980 quê ở huyện Diễn Châu- tỉnh Nghệ An sau thời gian công tác tại nhiều trường vùng 3 ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai anh đã quyết định gắn bó với ngôi trường Tiểu học -THCS Đinh Núp xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai.
Hiểu rõ sự khó khăn, thiếu thốn của học trò vùng khó, thầy Tùng đã có nhiều sáng kiến, xây dựng nhiều mô hình hay, giúp giáo viên gắn bó với công việc, học sinh không bỏ lớp, bỏ trường. Từ sự giúp đỡ của thầy Tùng nhiều thế hệ học trò làng Bi Giông- Bi Da xã Pờ Tó, huyện Ia Pa đã trưởng thành, có cuộc sống khá hơn. Dân làng nơi đây thường gọi thầy bằng cái tên trìu mến Thầy “Đinh Tùng” coi thầy như người con thân thương của bản làng.
Chuyện đêm hôm nay mời quý vị và các bạn cùng nghe những chia sẻ của thầy giáo Vũ Văn Tùng người con thân thương của bà con dân bản xã Pờ Tó, huyện miền núi Ia Pa, tỉnh Gia Lai.
Sinh năm 1989, chàng kỹ sư Trần Việt Hưng đã có hơn 10 năm gắn bó với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam ở tỉnh Thái Nguyên. Với vẻ ngoài nhỏ nhắn, ít nói, nụ cười hiền lành, nhưng ít ai ngờ chàng trai này đã lập thành tích "khủng" là có tới 17 sáng kiến làm lợi hơn 500 tỷ đồng cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Nếu được lựa chọn, ai cũng sẽ chọn được sinh ra trong gia đình giàu có, ấm êm, chọn được ăn đời ở kiếp với chồng/vợ, không ai chọn nghèo khổ, khó khăn, lại càng không ai chọn lẻ bóng 1 mình. Nhưng số phận mỗi người mỗi khác, dù làm lụng khổ sở suốt từ khi con gái cho đến khi các con học hành xong xuôi, có công ăn việc làm ổn định, dù một mình gồng gánh nuôi các con nhưng mẹ chưa bao giờ hối hận vì lựa chọn “ở vậy nuôi con”của mình. Đối với mẹ, đấy không phải là hy sinh mà là hạnh phúc. Đó là những dòng đầu tiên của cuốn hồi ký mà người mẹ năm nay đã 86 tuổi muốn gửi đến các con, các cháu của bà. Niềm hạnh phúc theo những tiếng cười được bật lên từ những giọt nước mắt cơ cực, tủi hờn khi bà nhớ lại câu chuyện của cuộc đời mình…đã theo cảm xúc của nhóm Viethoiky.com thành những dòng hồi ký.
Thưa quý vị và các bạn! Năm 2023 là năm có nhiều niềm vui đến với nghệ sĩ xiếc Lô Thị Ngọc Thúy, cô được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và được Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh bình chọn là Gương mặt trẻ triển vọng năm 2023. Gắn bó với nghệ thuật xiếc 20 năm, từ khi còn là một cô bé dân tộc Nùng từ Lạng Sơn xuống Hà Nội học xiếc, Lô thị Ngọc Thúy từng nhận được nhiều giải thưởng đáng tự hào trong nước và quốc tế như Huy chương Vàng Liên hoan Xiếc quốc tế năm 2019 tại Hà Nội; Huy chương Vàng Liên hoan Xiếc thế giới năm 2019 tại Quảng Ninh với tiết mục “Nhào lộn trên sào”, Giải Nhất cuộc thi tài năng Xiếc toàn quốc năm 2021, tiết mục “Ngày hội vùng cao”. Sau những thành công đó, sau những tiết mục ấn tượng trên sâu khấu là cả một quá trình khổ luyện của cô cùng các đồng nghiệp. “Chuyện đêm” hôm nay, mời quý vị cùng lắng nghe câu chuyện của nữ nghệ sĩ xiếc Lô thị Ngọc Thúy về cả sự khổ luyện và niềm hạnh phúc với nghề nghiệp của một nghệ sĩ.
Teamlee gồm 12 bạn trẻ thế hệ GenZ, 3 năm nay âm thầm làm một việc với mong muốn tri ân tới những người đã hy sinh xương máu cho đất nước-đó là phục dựng hàng nghìn bức ảnh các anh hùng, liệt sỹ và trao tặng lại các gia đình anh hùng, liệt sỹ trên cả nước. Không thể kể hết bao nhiêu bức chân dung đã được nhóm Teamlee trao tận tay các Mẹ Việt Nam anh hùng, tới các gia đình thiếu vắng người thân mấy chục năm nay, có những gia đình còn chưa tìm thấy mộ liệt sỹ...
Cách trung tâm Hà Nội khoảng chừng 25 km, làng rối nước Đào Thục thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội là làng nghề truyền thống lâu đời, và là nơi sản sinh ra những nghệ nhân múa rối nước tài ba của Việt Nam. Cũng như các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian khác, rối nước Đào Thục từng qua rất nhiều thăng trầm và có giai đoạn đứng trước nguy cơ mai một. Song với tình yêu, trách nhiệm của các thế hệ nhân dân địa phương, cùng với nỗ lực của các cấp chính quyền nơi đây, nghề truyền thống của làng Đào Thục đã được gìn giữ, bảo tồn hiệu quả, tạo thành thương hiệu vang xa, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Góp vào chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm, có những nỗ lực vượt hiểm nguy, vượt gian nan vất vả của đông đảo văn nghệ sĩ. Những lời ca, tiếng hát của đông đảo văn nghệ sĩ đã nhân lên niềm lạc quan của bộ đội, dân công, cổ vũ mọi người vững tin vào ngày chiến thắng. Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe câu chuyện của bà Ngô Thị Ngọc Diệp - diễn viên Đội văn công Sư đoàn 308, Đại đoàn quân Tiên Phong làm nhiệm vụ biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Có một điều đặc biệt, cùng với nhiệm vụ biểu diễn động viên cán bộ, chiến sỹ , bà còn được giao một nhiệm vụ quan trọng trước khi bắt đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, đó là may lá cờ luân lưu “Quyết chiến quyết thắng” của Bác Hồ tặng những đơn vị có thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Đã 70 năm trôi qua kể từ sau chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thế nhưng, câu chuyện trên đường hành quân đi Tây Bắc và những năm tháng biểu diễn phục vụ bộ đội, dân quân chiến đấu ở Điện Biên Phủ vẫn in đậm trong tâm trí người nữ văn công Ngô Thị Ngọc Diệp, nguyên ở Đoàn văn công Sư đoàn 308, Đại đoàn quân Tiên phong:
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với thắng
lợi quyết định ngày 30/4/1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đã đi
vào sử sách vẻ vang. Còn đối với nhân dân cả nước mãi mãi là ngày hội non
sông. Những thông tin, hình ảnh đầu tiên về chiến thắng đã được các cơ quan
báo chí chủ lực như Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Giải phóng,
Thông tấn xã Việt Nam, báo Quân đội nhân dân... chuyển tải đến công chúng,
đã làm nức lòng nhân dân mọi miền Tổ quốc. Vinh dự trong nhóm nhà báo Việt
Nam đầu tiên có mặt tại Dinh Độc lập vào đúng trưa ngày 30/04/1975, nhà báo
chiến trường Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam
đã ghi lại bức ảnh biểu tượng chiến thắng “Xe tăng quân giải phóng tiến vào
dinh Độc Lập trưa 30/4/1975"; và nhiều bài báo chiến trường trước, trong và sau
ngày giải phóng. 49 năm đã trôi qua, người chiến sỹ cầm bút trên mặt trận năm
xưa, nay đã ở tuổi 72, mái đầu bạc trắng, nhưng những kỷ niệm của thời hoa lửa
vẫn không thể nào phai. Nhân ngày lễ thống nhất non sông, BTV
Nguyên Nhung đã gặp gỡ nhà báo Trần Mai Hưởng để nghe ông chia sẻ về
những cảm xúc không thể quên của nhà báo chiến trường trong những thời khắc
lịch sử của đất nước.