logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Điều dưỡng Lê thị Vân và hành trình để đưa các bé từ lồng kính trở về với vòng tay cha mẹ (28/3/2023)

Trẻ sinh cực non là trẻ có cân nặng dưới 1.000gram và chào đời ở tuần thai dưới 28 tuần. Những trường hợp này, các cơ quan của trẻ còn non yếu, dễ tổn thương. Trẻ có nguy cơ bị ngạt, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, xuất huyết não, hoại tử ruột, nhiễm trùng sơ sinh, rối loạn chuyển hoá, vàng da… Nguy cơ khi lớn có thể gặp các bệnh lý như võng mạc, dễ nhiễm trùng, tiểu đường, cao huyết áp… Những trẻ sinh non này cần có sự chăm sóc đặc biệt trong lồng kính. Với nền y học ngày càng phát triển và đặc biệt là tình yêu thương, nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên y tế, trong những năm vừa qua tỷ lệ trẻ sinh non được cứu chữa thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tăng lên đáng kể. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe chia sẻ của chị Lê Thị Vân, điều dưỡng trưởng, thuộc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh – Bệnh viện phụ sản Trung ương về hành trình đầy cam go, thử thách nhưng tràn đầy tình yêu thương để đưa các bé từ lồng kính trở về với vòng tay cha mẹ .

Hành trình khôi phục dòng tranh dân gian độc đáo Kim Hoàng. (27/3/2023)

Những chia sẻ bà Nguyễn Thị Thu Hòa về hành trình khôi phục dòng tranh dân gian độc đáo Kim Hoàng.

Chị Nguyễn Thúy Hải và hành trình 24 năm cứu sống và chăm soc hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi (17/3/2023)

Ngày càng có nhiều người nhận nuôi chó mèo và xem chúng như một thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trên đường phố vẫn có nhiều những chú chó, mèo bị bỏ rơi, đi lạc không có nơi ở. Vì tình yêu với các chú mèo, với mong muốn chăm sóc và cưu mang cho những con vật nhỏ bé không may mắn , 24 năm qua, chị Nguyễn Thúy Hải luôn thầm lặng rong ruổi nhiều nơi trên phố phường Hà Nội để cứu những chú mèo bị tai nạn, bị bở rơi đang thoi thóp giữa sự sống và cái chết. Căn nhà nhỏ ở phố Lê Văn Lương, quân Thanh Xuân Hà Nội được người dân gọi với cái tên “Nhà mèo cô Hải” hiện đang chăm sóc, cưu mang gần 40 chú mèo. Mỗi chú mèo là một câu chuyện cảm động về tình yêu thương động vật của cô Hải. Chị Nguyễn Thúy Hải chia sẻ về hành trình hơn 20 năm cứu sống hàng trăm chú mèo bị bỏ rơi của mình .

Hàm Yên, Tuyên Quang: Người mang cây có múi về xoá nghèo cho vùng đất khó (15/3/2023)

Ông Nguyễn Việt Cường, thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là người đầu tiên mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang những loại cây trồng có múi như bưởi diễn, cam về trồng trên vùng đất đồi thấp. Điều kiện thổ nhưỡng phù hợp giúp trái cây có chất lượng cao, cam, bưởi dần dần đã trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực tại địa phương, giúp nhiều bà con địa phương thoát nghèo, từng bước xây dựng cuộc sống ấm no và vươn lên làm giàu.

NSUT Lộc Huyền – khát khao đưa nghệ thuật Tuồng đến gần hơn với công chúng (07/03/2023)

Mời quý vị và các bạn cùng đến với mục Chuyện đêm để nghe những chia sẻ của NSUT Lộc Huyền – trưởng đoàn Nghệ thuật thể nghiệm – Nhà hát Tuồng Việt Nam về giá trị, vẻ đẹp và sức hấp dẫn trong nghệ thuật Tuồng và những khát khao, dự định chị đang ấp ủ để có thể đưa nghệ thuật Tuồng đến gần hơn với công chúng

Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga – “Bông hồng thép” của Việt Nam trên vùng đất Châu Phi (03/3/2023)

Hai lần xa gia đình tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga ghi dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế bằng sự quyết liệt, can đảm, bản lĩnh, trí tuệ và lòng nhân ái của một người phụ nữ Việt Nam. Nhận quyết định đến Nam Sudan ngày 30/10/2017, Trung tá Đỗ Thị Hằng Nga là nữ sĩ quan “mũ nồi xanh” Việt Nam đầu tiên lọt qua vòng tuyển chọn trăm người chọn một. Trong lần quay lại quốc gia Trung Phi này từ tháng 5/2022, chị trở thành nữ chỉ huy đầu tiên của Việt Nam tại Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trên cương vị Phó Giám đốc Quân sự Bệnh viện Dã chiến cấp 2, số 4.

Trò chuyện với Thiếu tá, nhà văn Phạm Vân Anh- Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về tình yêu với miền biên giới qua các sáng tác và công tác xã hội (2/3/2023)

Tự nhận mình là người không được đào tạo bài bản trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và báo chí, Thiếu tá, nhà văn Phạm Vân Anh, công tác tại Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng từng rẽ sang nghề khác. Nhưng chính tình yêu dành cho văn chương, đam mê và hoàn thiện bản thân đã đưa chị tiến xa trên chặng đường sáng tác nghệ thuật. Nhà văn, nhà thơ mang quân hàm xanh này đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong mảng đề tài biên giới, biển đảo, sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ biên phòng và tình yêu sâu đậm với người dân biên giới, ngày đêm canh giữ biên cương của Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội biên phòng và 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân 3.3, cùng nghe thiếu tá Phạm Vân Anh về những tâm tư, tình cảm của chị với tình yêu miền biên giới không bao giờ cạn.

8X giữ hồn sách cũ trong lòng Hà Nội (01/3/2023)

Hơn 20 năm sưu tầm sách, đến nay ông chủ hiệu Sách cũ Hà thành, anh Lê Văn Hợp (sinh năm 1984, Hà Nội) đang sở hữu hơn 20 nghìn đầu sách, chủ yếu từ thập niên 70 của thế kỷ 20. Đặc biệt, anh Lê Văn Hợp là số ít những người sở hữu 100 tựa sách trong tổng số 120 tựa sách quý giá của cụ Nguyễn Hiến Lê. Với kho tàng như vậy nên Sách cũ Hà Thành là nơi được nhiều người tìm đến, trong đó có không ít bạn trẻ.

Những chiến sỹ áo trắng nơi đầu sóng, ngọn gió tại bệnh xá đảo Song Tử Tây (27/2/2023)

Giữa trùng khơi, tại đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa, ngày đêm vẫn có những y, bác sĩ chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho quân và dân trên đảo. Họ là những thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hàng năm từ Hà Nội đến công tác tại nơi đảo xa. Luân phiên làm việc tại bệnh xá đảo Song Tử Tây, các bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên quân y luôn xác định đây là một nhiệm vụ đặc biệt, vẻ vang, trực tiếp góp phần giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

PGS.TS Nguyễn Hồng Phương: bài học ứng phó với động đất ở Việt Nam từ trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vừa qua (24/2/2023)

Trận động đất 7,8 độ richter ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria xảy ra vào ngày 6/2 đã gây thiệt hại rất lớn về người và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến thời điểm này, không chỉ người dân của 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria mà cả thế giới đều chưa khỏi bàng hoàng trước những hình ảnh đổ sập của các toà nhà, gần 50 nghìn người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nặng nề. Ở Việt Nam thời gian vừa qua cũng đã ghi nhận những trận động đất xảy ra ở một số địa phương. Từ thảm họa động đất ở Thổ nhĩ Kỳ vừa qua, chúng ta đặt câu hỏi: vậy liệu những trận động đất có cường độ mạnh có khả năng xảy ra hay không? Việt Nam đã có kịch bản ứng phó với động đất hay chưa? Cần làm gì để nâng cao kiến thức và ứng phó với thảm họa động đất cho người dân Việt Nam? Mời quý vị và các bạn cùng nghe chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Hồng Phương- chuyện gia địa chấn , nguyên phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và sóng thần Viện vật lý địa cầu Việt Nam.

Chuyện ông Bảy ở Miền Tây không lo hạn mặn (22/2/2023)

Miền Tây Nam Bộ vốn nổi tiếng với những cánh đồng rộng lớn, miệt vườn trù phú cùng những dòng sông, kênh rạch chằng chịt. Ấy vậy mà cứ đến mùa khô, nước mặn lại chực chờ tấn công vào những vườn cây trái lâu năm, khiến nông dân đứng ngồi không yên. Đã có những năm, hàng nghìn hecta cây ăn quả héo rũ, lụi tàn sau những đợt mặn xâm nhập khốc liệt. Nhưng vẫn có những nông dân “sống khoẻ” sau bao mùa hạn mặn. Ông Nguyễn Văn Bảy, xã Lương Quới, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre là một người như thế.

Về vùng bưởi Diễn bén rễ Hòa Bình (21/1/2023)

Là giống bưởi Diễn nhưng lại được những người dân gốc ở Đại Đồng, Thạch Thất, Hà Nội mang lên vùng đất Yên Thủy, Hòa Bình phát triển thành hàng hóa trong quá trình xây dựng kinh tế mới. Sau hàng chục năm vật lộn với cây, với đất, chăm chút cho cây trồng theo tiêu chuẩn Việt Gap, giờ đây người dân xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, Hòa Bình mới được hưởng cái ung dung của nhà nông. Không chỉ tiêu thụ tốt ở thị trường trong nước, vào cuối năm ngoái, gần 11 tấn bưởi Diễn của HTX Nông nghiệp Đại Đồng đã chính thức xuất khẩu chính ngạch sang thị trường khó tính nhất châu Âu - Vương quốc Anh, thông qua chuỗi liên kết với doanh nghiệp và ngành nông nghiệp. Mời quý vị và các bạn cùng về vùng bưởi Diễn bén rễ Hoà Bình để gặp gỡ các thành viên HTX Nông nghiệp Đại Đồng lần đầu tiên xuất khẩu thành công bưởi chính ngạch sang thị trường Châu Âu.

Đảng viên trẻ Thòng Cỏn Phúc, người đã “biến” vùng đất hoang hóa sinh trái ngọt (15/2/2023)

Khu vực Đá Trắng–Sông Bằng thuộc thôn Tân Sơn, xã miền núi Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận từng là vùng đất khô cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt. Nhờ vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế của những đảng viên trẻ, người dân xã Sông Bình đã “biến” vùng đất hoang hóa sinh trái ngọt. Trong Chuyện đêm hôm nay, mời thính giả cùng nghe chia sẻ của đảng viên trẻ Thòng Cỏn Phúc, dân tộc Tày, ở thôn Tân Sơn là một điển hình như thế. Anh cũng đã từng là bí thư Đoàn thôn Tân Sơn và được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của cấp tỉnh, huyện vì đã có những đóng góp trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.

Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan – dành trọn tình thương yêu và tinh hoa của võ thuật giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với cuộc sống. (13.2.2023)

Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan sinh năm 1947 theo đuổi võ thuật từ rất sớm, năm 1967, khi mới 20 tuổi bà đã được đích thân vị sáng tổ môn phái Aikido phong đai đen quốc tế nhất đẳng. Hơn 50 năm dạy võ, nhưng bước ngoặt lớn nhất đó là từ năm 2005, khi bà được ngành thể thao TP.HCM giao đảm trách môn Aikido cho 1 lớp học gần 20 em khiếm thị tại Trung tâm Thể thao quận 3. Sau một thời gian dạy võ cho trẻ khuyết tật, võ sư Thanh Loan nhận thấy các em chỉ học võ, học bơi để có sức khỏe, để có thể tự lo cho bản thân vẫn chưa đủ. Vì thế bà đã mở lớp dạy bơi, dạy tiếng Việt, tiếng Anh, Toán, chơi đàn và múa hát cho các em. Nhiều người cho rằng những việc bà làm là điều không tưởng. Nhưng, bằng tình thương yêu, sự kiên trì, nhẫn nại võ sư Thanh Loan đã làm nên những điều kỳ diệu. Nhiều trẻ đã trở nên tự tin hơn, hòa nhập tốt hơn với cuộc sống. Những việc làm ý nghĩa của võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan hiện là Chi hội trưởng Chi hội Tâm lý Giáo dục “Aikido Thế giới là yêu thương” tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo sức lan tỏa về tình yêu thương trong cộng đồng. Và bà là 1 trong 10 cá nhân được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng “Tình nguyện Quốc gia năm 2022” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

Nữ giám đốc HTX mang rượu men lá từ bản làng ra thế giới (31/1/2023)

Lần đầu tiên một hợp tác xã ở khu vực miền núi của tỉnh Bắc Kạn đã xuất khẩu sản phẩm rượu men lá truyền thống sang thị trường Nhật Bản và được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu. Đây không chỉ là niềm vui của chính quyền, nhân dân địa phương mà còn là sự động viên cho những vất vả của chị Nông Thị Tâm, Giám đốc HTX rượu men lá Thanh Tâm, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và các thành viên. Mời quý vị và các bạn cùng về với xã vùng cao huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, cùng tìm hiểu về hành trình đưa sản phẩm địa phương xuất ngoại và nỗ lực để đồng bào thoát nghèo của chị Nông Thị Tâm.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: