logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cựu chiến binh Lê Hồng Huân kể chuyện Trường Sơn

Ông Lê Hồng Huân, phó trưởng Ban Tuyên truyền Thi đua, Hội truyền thống Trường Sơn đường Hồ Chí Minh Việt Nam, từng là chiến sỹ lái xe hoạt động trên tuyến đường 12, đường 20 Quyết thắng. Ông được đồng đội đặt cho biệt danh “Dũng sỹ gang thép của cua chữ A”, hay “Con sóc Trường Sơn”. Biệt danh này gắn liền với một “kỷ lục lịch sử” trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chi viện cho miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ông là người lính lái xe trong một đêm đã 8 lần đi - về chở vũ khí vượt cung đường tử thần cua chữ A, ngầm Ta Lê, Đèo Phu La Nhích (còn gọi là trọng điểm ATP của đường 20).

Nguyễn Tiến Lộc- từ niềm đam mê bộ môn sinh học đến huy chương Bạc olympic Sinh Học Quốc tế 2023 (24/7/2023)

Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 34 vừa được tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) với sự tham gia của 80 quốc gia, vùng lãnh thổ và 2 nước làm quan sát viên, tổng số thí sinh dự thi là 295. Việt Nam có 3 thí sinh dự thi với kết quả cả 3 em đều đoạt huy chương, gồm: 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng. Kết quả này không chỉ là thành tích cá nhân mà còn thể hiện sự tiến bộ của đoàn Olympic sinh học đã khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông và hướng đi đúng trong công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ em Nguyễn Tiến Lộc – Lớp 11 trường trung học Phổ thông chuyên Khoa học tự nhiên, trường đại học Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội thành viên nhỏ tuổi nhất dự thi Olympic sinh học năm nay đã xuất sắc về ngôi á quân và giành huy chương Bạc về hành trình chinh phục môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật.

Chàng trai dân tộc Mnông khởi nghiệp, vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn văn hoá các làng nghề (19/7/2023)

Huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng. Với niềm đam mê của mình, Y Xim Ndu- người dân tộc M nông đã quyết tâm làm du lịch gắn với văn hóa bản địa đặc sắc, giúp người dân ở địa phương có thêm thu nhập, vừa quảng bá được hình ảnh, văn hóa bản địa của người M’nông, vừa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa cồng chiêng. Việc xây dựng, thiết kế các sản phẩm du lịch trải nghiệm cũng đang được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, du lịch trên địa bàn đầu tư, xây dựng thương hiệu khi khởi nghiệp, phát triển du lịch gắn với nông nghiệp. Anh Y Xim Ndu, dân tộc M.nông mạnh dạn khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch sẽ chia sẻ những khó khăn cũng như nỗ lực vượt khó trong bước khởi đầu.

Trò chuyện cùng tỷ phú nông dân Trần Văn Tường, người miệt mài làm giàu từ chăn nuôi gà giống (18/7/2023)

Ở khu phố Trang Hạ phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đa phần các hộ dân làm ngành nghề phi nông nghiệp. Số người gắn với nghề nông, nhất là chăn nuôi như ông Trần Văn Tường là rất ít. Tuy nhiên bằng lối đi riêng và niềm đam mê với chăn nuôi, ông đã trở thành một trong những nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021. Hiện, ông Trần Văn Tường đang sở hữu một trang trại nuôi 4 vạn gà bố mẹ theo quy trình khép kín … cho doanh thu khoảng 2 tỷ đồng/năm.

Nghệ nhân Nguyễn Văn An - Người lưu giữ những điệu dân ca của dân tộc Sán Dìu (10/7/2023)

Hát Soọng cô là một loại hình diễn xướng dân ca dân gian bắt nguồn từ cuộc sống lao động của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Hát soọng cô không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh, cũng như môi trường diễn xướng, có thể hát một đêm hay nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương, hay trong khi ru con và đi làng khác để hát giao lưu vào những lúc nông nhàn... Soọng cô được ví như một thứ “men say” khiến người Sán Dìu mê đắm, họ coi đó là báu vật, cố gắng gìn gữ cho thế hệ mai sau. Say mê với từng điệu dân ca của dân tộc mình, nghệ nhân nhân dân Nguyễn Văn An, sinh năm 1939 ở thôn Bèo, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã dành gần trọn cuộc đời để xây dựng nền móng và kết nối mở rộng các CLB hát dân ca.

Chẩu Thanh Ngà và hành trình phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa dân tộc và tạo công ăn việc làm cho đồng bào Tày ở địa phương (06/7/2023)

Tốt nghiệp Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2014, đã được nhận làm hướng dẫn viên chính của nhiều công ty lữ hành nổi tiếng, được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất mới, thế nhưng chàng trai dân tộc Tày Chẩu Thanh Ngà –lại trở về quê hương- xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang để phát triển du lịch cộng đồng với khát khao tạo việc làm cho đồng bào mình, bảo tồn các giá trị văn hóa ở địa phương.

Đại tá bác sỹ Vũ Quang Vinh với công việc giành lại cuộc sống, đem đến nụ cười, hạnh phúc cho người bệnh. (3/7/2023)

Đại tá, Bác sỹ Vũ Quang Vinh là gương mặt quen thuộc với giới chuyên môn phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ bởi những ca phẫu thuật khó, cùng rất nhiều nghiên cứu, ứng dụng mới, trong đó có ứng dụng kỹ thuật vi phẫu điều trị di chứng bỏng được Bộ Y tế đánh giá là một trong 26 thành tựu của y học cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới. Vừa làm công tác quản lý vừa trực tiếp phẫu thuật những ca khó, phức tạp ông còn tham gia đào tạo thế hệ kế cận, tiếp nối và phát triển các kỹ thuật tạo hình thẩm mĩ đặc biệt mà ông đang làm. Được đánh giá là bác sĩ thẩm mỹ tên tuổi trong làng phẫu thuật thẩm mỹ, ông vinh dự là một trong 16 cá nhân, tập thể được vinh danh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam 2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Chuyện đêm hôm nay mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ và nghe những chia sẻ của thầy thuốc Đại tá, PGS, TS, bác sĩ Vũ Quang Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, Chủ nhiệm Bộ môn phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ - Học viện Quân y- người có đôi bàn tay vàng đã thực hiện hàng nghìn ca phẫu thuật tạo hình giành lại sự sống, đem đến nụ cười, hạnh phúc cho nhiều người bệnh.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược, người giữ hồn chèo Xa Mạc ở lại với đời sống nhân dân làng Xa Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội (29/6/2023)

Một trong khoảng 200 làn điệu thuộc kho tàng chèo Việt Nam do người dân làng Xa Mạc, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội sáng tạo nên. Làn điệu Xa Mạc ra đời trong quá trình lao động sản xuất của người dân thuần nông, được các nam thanh, nữ tú hát từ thửa ruộng này sang thửa ruộng kia, đối đáp để quên đi sự mệt mỏi trên đồng ruộng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhất là giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đã có những thời điểm làn điệu dân ca truyền thống của làng quê đứng trước nguy cơ biến mất. Cũng trong bối cảnh đó, một nghệ nhân đã dành hàng chục năm công sức và tự bỏ kinh phí để sưu tầm, truyền bá và làm "sống" dậy làn điệu chèo Xa Mạc. Ông là nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Lược - người vẫn được nhân dân yêu quý gọi với cái tên - ông Lược Chèo.

Chuyện đêm (27/06/2023)

Huấn luyện viên dance sport Tô Văn Hòa, 4 năm truyền ngọn lửa đam mê khiêu vũ cho người khiếm thị với mong muốn, trong tương lai, họ sẽ trở thành những VĐV chuyên nghiệp

Nhà khoa học nữ vừa khát khao cống hiến, vừa vun đắp hạnh phúc gia đình (28/6/2023)

“Với tinh thần tự hào dân tộc, tự hào Việt Nam, tôi tin rằng, người Việt khi có ý chí, sẽ làm được rất nhiều điều”- đây là những chia sẻ của PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ Đối ngoại, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM. Bà là một trong 11 cá nhân xuất sắc được vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam mới đây tại Hà nội. Với bà Hồ Thanh Vân, những thành quả của ngày hôm nay, được dành cho gia đình, cho đất nước. Trong Chuyện đêm hôm nay, PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân sẽ chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề - về cách vun đắp hạnh phúc gia đình, những động lực của một nhà khoa học luôn đam mê, khát khao cống hiến:

Hệ thống dự báo và cảnh báo Khí tượng Thủy văn phục vụ vận hành hồ chứa thông minh (05/6/2023)

Các thông tin về dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn có vai trò quan trọng không chỉ trong công tác dự báo thời tiết, phòng, chống thiên tai mà còn có ý nghĩa rất lớn trong các hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh, Việt Nam là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai. Hiểu rõ về tầm quan trọng này, thạc sỹ Đặng Đình Đức đã cùng với tập thể cán bộ, giảng viên thuộc Trung tâm Động lực học thuỷ khí môi trường (CEFD), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và cho ra mắt “Hệ thống dự báo và cảnh báo Khí tượng Thủy văn phục vụ vận hành hồ chứa thông minh”. Đây là công trình nghiên cứu có tính ứng dụng cao, tích hợp và triển khai dự báo, cảnh báo cho 4 lưu vực sông gồm: sông Hồng, sông Mã, sông Trà Khúc và sông Ba. Mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe chia sẻ của Thạc sỹ Đặng Đình Đức trưởng phòng dự báo và mô hình hóa, thuộc trung tâm Động lực học thuỷ khí môi trường – Đại học Quốc Gia Hà Nội về mục đích và quá trình nghiên cứu cho ra mắt hệ thống rất thiết thực này.

Chị Phạm Thúy Loan - Nữ điều dưỡng tận tâm với người bệnh. (2/6/2023)

Là một điều dưỡng viên, phụ trách mảng công tác xã hội phòng điều dưỡng, Phòng Điều dưỡng của Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Bắc Giang, chị Phạm Thúy Loan đã trở thành cái tên rất quen thuộc với người bệnh bởi sự tận tâm với nghề và luôn hết lòng vì bệnh nhân. Với những đóng góp tích cực, chị Phạm Thúy Loan đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của ngành Y tế và chính quyền địa phương. Đặc biệt chị là một trong 75 cá nhân được vinh danh tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công chức, viên chức lao động toàn quốc năm 2023 do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.

Gặp gỡ ông Lâm Ngọc Nhâm, cha đẻ của giống tiêu Bầu Mây (31/5/2023)

Nếu bỏ ra 15 triệu đồng để mua một kg hạt tiêu, chắc hẳn là ngay lập tức sẽ có nhiều người lắc đầu khi phải chi số tiền lớn như vậy chỉ để mua một món gia vị quen thuộc mà thị trường bán với giá vài trăm nghìn đồng/kg. Vậy mà có một nông dân trồng tiêu ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã thành công cho ra đời hàng chục sản phẩm từ tiêu có giá trin lớn hơn rất nhiều so với thông thường. Ông là Lâm Ngọc Nhâm, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại - Du lịch Bầu Mây, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp - Thương mại - Du lịch Bầu Mây, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nông dân học hết lớp 7 bán máy nông nghiệp đi khắp thế giới (22/5/2023)

Chỉ học hết lớp 7 nhưng một nông dân ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương lại chế tạo thành công nhiều cỗ máy nông nghiệp bán khắp thế giới. Đó là ông Phạm Văn Hát - người được nhân dân trong vùng gọi là phù thủy chế tạo máy. Bằng đam mê sáng tạo của mình, ông đã cho ra đời trên 40 loại máy phục vụ lĩnh vực nông - lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những sản phẩm ông Hát chế tạo có giá bán chỉ bằng 1/3-1/10 sản phẩm cùng loại của các nước nhưng hiệu quả theo lời khách hàng là cao và hoàn toàn khác biệt.

Học Bác điều quan trọng nhất là làm theo gương Bác! (17/5/2023)

Xác định suốt đời học tập và làm theo gương Bác để không ngừng tiến bộ, tránh được những khuyết điểm, sai lầm dù là nhỏ nhất, cô giáo Phùng Thị Thanh Thảo, Phó hiệu trưởng trường THCS xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã kiên trì bám làng bám bản để truyền dạy tri thức cho học sinh. Chỉ sau 3 năm gắn bó, từ địa phương có nhiều học sinh yếu, bỏ học, trưởng THCS xã Vạn Linh đã liên tiếp có thủ khoa đỗ lớp 10 cấp huyện, số học sinh thi đỗ THPT tăng cao theo từng năm. Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mời quý vị và các bạn trò chuyện với gương điển hình tiên tiến về học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh – cô giáo Phùng Thị Thanh Thảo vừa được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam biểu dương mới đây tại Hà Nội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: