logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Trung úy Nguyễn Văn Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận và hành động xả thân cứu người bị nạn trên biển (22/9/2022)

Vào một buổi chiều cuối tháng 9 năm ngoái, Trung úy Nguyễn Văn Hòa và Trung úy Trần Nguyễn Đoàn (Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Mũi Điện), cùng đồng đội đang làm nhiệm vụ tại khu vực thôn Kê Gà thì nghe thấy tiếng người kêu cứu. Trung úy Nguyễn Văn Hòa nhanh chóng xác định tiếng kêu cứu ở phía biển và nhìn thấy một người đang bị sóng cuốn trôi ra xa, có dấu hiệu đuối nước. Rất nhanh chóng, Trung úy Hòa nói đồng đội chạy về lấy áo phao và xe máy để sẵn sàng đưa nạn nhân đi cấp cứu. Bản thân anh cũng nhanh chóng lao xuống biển, bơi ra chỗ người bị nạn. Mặc dù, khi gần tiếp cận được người bị nạn thì chân phải đau nhói vì chuột rút. Nước chảy xiết lại bị chuột rút, nhưng anh Hoà đã quyết tâm phải cứu sống người bị nạn, là anh Thạch Ngọc Trình (19 tuổi, trú tại xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Anh Trình và gia đình đã rất cảm động và biết ơn anh Hoà như một người được sống lại lần thứ hai.

Kinh nghiệm khởi nghiệp, vượt qua thách thức, tạo nên những mô hình “Thung lũng Silicon thu nhỏ" (21/9/2022)

Lập trình là một dạng “ngôn ngữ”, nên chị Nguyễn Thị Thu Hà tin rằng, học lập trình cũng như học ngôn ngữ, thì nên học từ lúc nhỏ. Năm 2015, khi đang là sinh viên đại học Ngoại Thương, được vinh dự nhận danh hiệu Đại sứ Sinh viên của Google Đông Nam Á, chị Nguyễn Thị Thu Hà đã nhận ra tầm quan trọng của công nghệ trong đời sống. Cơ duyên thành lập Techkids đến với chị khi gặp gỡ hai người bạn đang làm việc trong ngành công nghệ thông tin có cùng ý tưởng. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hiện Techkids đã đổi tên thành MindX và đang có hơn 30 cơ sở đào tạo ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các khoá học trực tuyến khác. Cùng trò chuyện với chị Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc điều hành, đồng sáng lập Trường học công nghệ MindX - về những kinh nghiệm vượt qua thách thức trong quá trình khởi nghiệp

Lê Doãn Thái Bình và niềm đam mê đặc biệt với nghệ thuật truyền thống (19/9/2022)

Bin Lê (tên thường gọi của Lê Doãn Thái Bình) chàng trai trẻ thuộc thế hệ Zen Z, mang trong mình niềm đam mê đặc biệt với nghệ thuật truyền thống đã tự tìm hiểu, học hỏi để từng bước hoàn thiện tiếng đàn, câu hát thỏa niềm đam mê của bản thân và mong muốn lan tỏa niềm đam mê đó đến với nhiều người hơn, nhất là các bạn trẻ.

Nghệ nhân ưu tú Hồ Thị Hợp - Người gìn giữ “báu vật” dệt Zèng của dân tộc Tà-Ôi (14/9/2022)

Dệt Zèng ( dệt thổ cẩm) là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Tà Ôi. Nghề đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhắc tới nghề dệt Zèng tại huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, người ta thường nhắc đến tên một người phụ nữ dân tộc Tà Ôi, đó là Nghệ nhân ưu tú Hồ Thị Hợp. Bằng tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị đã góp phần khôi phục, phát triển nghề dệt Zèng của cha ông và nỗ lực đưa sản phẩm ra thế giới, hội nhập vào dòng chảy thời trang quốc tế.

Chị Lê Hoàng Ngân – Nhà sáng lập Tổ chức Hỗ trợ cộng đồng ung thư We can - “Chúng ta có thể” sẽ chia sẻ về niềm vui khi lan toả yêu thương đến với những người đồng bệnh (12/9/2022)

“Nếu không ngừng hy vọng, chắc chắn chúng ta có thể thực hiện được ước mơ, hoài bão, thậm chí cả những điều tưởng như không thể”. Đó là chia sẻ của chị Lê Hoàng Ngân - từng là một giáo viên tiếng Anh ở một trường Trung học Phổ thông tại Thành phố Đà Nẵng - sau khi vượt qua cú sốc phát hiện mình bị ung thư giai đoạn 4 khi đang mang thai bé thứ 2. Sau gần 1 năm tưởng chừng không thể vượt qua, vì phải đình chỉ thai kỳ, điều trị hoá chất ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, cùng bao nhiêu tác dụng phụ khác, tạm ngừng dạy học... chị rơi vào trạng thái trầm cảm. Tuy nhiên, khi nhìn con thơ mới 3 tuổi, cùng sự động viên của gia đình và đặc biệt là bác sỹ Lê Quốc Tuấn (Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng khi ấy) - người đã đề nghị chị dịch cuốn sách tiếng Anh sang tiếng Việt, để các bệnh nhân ung thư như chị có thể hiểu hơn về “Ung thư và Cảm xúc”. Dịch cuốn sách đầu tay ấy đã giúp chị thay đổi, bởi tất cả các cung bậc cảm xúc chị từng trải qua trong thời kỳ đầu khi phát hiện ra bệnh đều được mô tả chi tiết, kỹ lưỡng trong sách và đặc biệt là có thêm nhiều hướng dẫn giúp người bệnh có thể vượt qua cú sốc ấy. Từ đó, chị đã quyết định đồng hành cùng những bệnh nhân ung thư, nên chị xin nghỉ dạy học và thành lập Tổ chức Hỗ trợ cộng đồng ung thư We Can -“Chúng ta có thể”.

Nghệ nhân giúp hồi sinh nghề gốm hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế (07/9/2022)

Làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, cách thành phố Huế khoảng 50 km. Ngôi làng có sức hấp dẫn đặc biệt bởi vẻ đẹp hiền hòa, bình yên của những ngôi nhà cổ đã trên trăm năm tuổi và nghề làm gốm truyền thống hơn 500 năm. Gốm Phước Tích từng là vật phẩm tiến vua, đã nuôi sống bao thế hệ người dân ở ngôi làng nhỏ bé này. Tuy nhiên cùng với thời gian và những thăng trầm lịch sử, nghề dần bị mai một. Cho tới năm 2006, sau mấy chục năm im ắng, những lò gốm ở làng lại một lần nữa đỏ lửa, trong đó có đóng góp không nhỏ của nghệ nhân Lương Thanh Hiền.

Đưa nghệ thuật truyền thống đến với giới trẻ bằng việc kết hợp với nhạc hiện đại qua các sân khấu là những sân chơi trong các khu dân cư và nền tảng số (05/9/2022)

Đạo diễn Hà Nguyên Long sinh năm 1990, từng tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Paris, Pháp. Về nước sau thời gian học tập tại nước ngoài, Hà Nguyên Long đã dành những điều học hỏi được để xây dựng và phát triển XplusX Studio - một không gian nghệ thuật mở, mang tính đối thoại dành cho tất cả những người mong muốn tìm hiểu, tiếp cận với nghệ thuật truyền thống tại Hà Nội. Với các dự án sân khấu của mình, Hà Nguyên Long cùng các cộng sự mong muốn tạo ra những điểm kết nối, những giá trị mới cho khán giả.

Trung úy Nguyễn Văn Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận và hành động xả thân cứu người bị nạn trên biển (30/8/2022)

Vào một buổi chiều cuối tháng 9 năm ngoái, Trung úy Nguyễn Văn Hòa và Trung úy Trần Nguyễn Đoàn (Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Mũi Điện), cùng đồng đội đang làm nhiệm vụ tại khu vực thôn Kê Gà thì nghe thấy tiếng người kêu cứu. Trung úy Nguyễn Văn Hòa nhanh chóng xác định tiếng kêu cứu ở phía biển và nhìn thấy một người đang bị sóng cuốn trôi ra xa, có dấu hiệu đuối nước. Rất nhanh chóng, Trung úy Hòa nói đồng đội chạy về lấy áo phao và xe máy để sẵn sàng đưa nạn nhân đi cấp cứu. Bản thân anh cũng nhanh chóng lao xuống biển, bơi ra chỗ người bị nạn. Mặc dù, khi gần tiếp cận được người bị nạn thì chân phải đau nhói vì chuột rút. Nước chảy xiết lại bị chuột rút, nhưng anh Hoà đã quyết tâm phải cứu sống người bị nạn, là anh Thạch Ngọc Trình (19 tuổi, trú tại xã Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Anh Trình và gia đình đã rất cảm động và biết ơn anh Hoà như một người được sống lại lần thứ hai.

Sắc màu sơn mài theo chân nữ sinh Việt Nam đến Mỹ (22/8/2022)

Hãy tìm để hiểu “ màu sắc riêng biệt của chính mình” là chia sẻ của Vũ Minh Châu, cựu học sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ với các bạn muốn chinh phục các trường Đại học quốc tế. Vũ Minh Châu vừa nhận được lời mời nhập học từ 11 trường Đại học của Mỹ, trong đó có trường Kenyon College với suất hỗ trợ tài chính 248.000USD, tương đương 5,7 tỷ đồng và hai trường quốc tế tại Việt Nam là VinUni và Fulbright Việt Nam với học bổng lên tới 90%. “Màu sắc riêng ” của Vũ Minh Châu đã tạo nên dấu ấn đặc biệt với Hội đồng tuyển sinh của nhiều trường không chỉ là kết quả học tập, mà còn là tình yêu với nghệ thuật truyền thống sơn mài cùng dự án Hoa tay giúp nhiều người hiểu hơn về nghệ thuật này đồng thời gây Quỹ giúp trẻ em khó khăn vùng cao.

Kinh nghiệm khởi nghiệp Tubudd (18/8/2022)

Nền tảng ứng dụng công nghệ Tubudd được sáng lập và vận hành đầu tiên tại Vương Quốc Anh bởi các sáng lập viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có một du học sinh đang nghiên cứu Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (là người Việt Nam - chị Vũ Thị Thái An ). Thời điểm quyết định “dời” ứng dụng về hoạt động tại Việt Nam khiến chị Vũ Thị Thái An - Giám đốc điều hành, Đồng sáng lập Tubudd không khỏi băn khoăn, liệu quyết định của mình có đúng hay không? Bởi khi thành lập, chị mong muốn sẽ kết nối được nhiều khách du lịch từ Việt Nam qua các nước khác sẽ được hướng dẫn viên bản địa giúp đỡ, vì khi giới thiệu về ứng dụng này trên facebook của mình, chị đã nhận được hơn 200 đơn đăng ký làm “hướng dẫn viên bản địa” đến từ các bạn là người Việt đang du học ở nước ngoài. Nhưng khi ứng dụng được đưa về Việt Nam, thì khách du lịch từ nước ngoài lại yêu thích hơn, vì có thể đến Việt Nam du lịch, học tập, làm việc, kể cả khám chữa bệnh. Thêm vào đó, có lẽ sự quyết định ấy dường như không đúng thời điểm, bởi dịch bệnh Covid-19 ập tới, nhiều hoạt động du lịch “đóng băng”; vậy nhưng với vị Giám đốc 9X thì “những khó khăn kể cả nỗi sợ đã giúp chị trở nên hoạt bát hơn, để nỗ lực bước tiếp và thậm chí là “nhảy vọt” bằng những điệu tăng-gô nhanh hơn và mạnh mẽ hơn”. Phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với chị Vũ Thị Thái An - Giám đốc điều hành, Đồng sáng lập Tubudd – về những nỗ lực đã vượt qua trong quá trình khởi nghiệp.

Anh Bùi Tấn Lợi, phó bí thư huyện đoàn Krông Bông, Đắk Lắk và câu chuyện xoá điểm đen về rác thải (17/8/2022)

Tình trạng ô nhiễm rác thải trong mấy năm gần đây đang báo động đỏ, khiến người dân rất lo lắng. Đã có nhiều cuộc thi, triển lãm tranh ảnh để lên án những hành động thiếu ý thức trong hoạt động bảo vệ môi trường và hướng cộng đồng đến cuộc sống xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Một câu chuyện khá thú vị mà tôi muốn kể cho thính giả trong đêm nay mang tên “xóa những điểm đen về rác thải” tại các khu vực đô thị và tuyến đường trung tâm ở Đắc Lắc. Những bức tường cũ bám đầy rêu, những cột điện dán chi chít những tờ rơi, tờ quảng cáo ở Đắk Lắk đang dần được “thay áo mới” bằng những bức tranh 3D sống động, mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Đây là cách mà tuổi trẻ Đắk Lắk đang làm để góp phần xóa những “điểm đen” về rác thải trên địa bàn.

Gia Lai: Kỹ sư 9X giúp nâng giá cà phê gấp đôi cho người dân địa phương (16/8/2022)

Lớn lên cùng với những cây cà phê trên rẫy của đồng bào xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, chàng trai trẻ Đoàn Anh Tuấn, sinh năm 1996 thi đỗ vào Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành cơ khí chế tạo máy. Từ khi còn đi học, Đoàn Anh Tuấn đã có cơ hội tiếp cận với các loại máy móc và ngành chế biến cà phê tại một số công ty lớn. Điều này khiến anh băn khoăn khi nghĩ về cây cà phê ở dải đất đỏ Tây Nguyên của mình. Nơi đó, bà con vẫn “loay hoay” trên những mảnh đất màu mỡ, nhưng sản phẩm làm ra thì giá cả bấp bênh. Sự suy tư đó đã trở thành hành động khi anh quyết định gắn bó với cây cà phê, góp sức trẻ của mình tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. Anh Đoàn Anh Tuấn - Giám đốc điều hành HTX nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai, người trẻ có tâm huyết lan toả tư duy sản xuất cà phê sạch tới đồng bào địa phương và chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.

Trần Trâm Anh và câu chuyện về dự án âm nhạc phi lợi nhuận “Nhã Âm” đưa âm nhạc truyền thống đến với giới trẻ (12/8/2022)

Mặc dù mới ra đời chưa được một năm, Dự án Nhã Âm đã được giới trẻ Thủ đô quan tâm đặc biệt. Các bạn trẻ “Nhã Âm” chưa hẳn là các chuyên gia trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc và đều ở lứa tuổi mười tám đôi mươi, nhưng với tình yêu âm nhạc truyền thống, nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã cùng nhau xích lại gần nhau, thành lập dự án âm nhạc phi lợi nhuận “Nhã Âm” để truyền cảm hứng cho những người yêu nhạc Việt, đặc biệt là các bạn trẻ và hơn thế nữa là gìn giữ bản sắc văn hóa âm nhạc truyền thống.

“Bác sỹ da cam” và hành trình chữa bệnh thiện nguyện (11/8/2022)

Đến thăm nhà Lương y Hoàng Quang Minh trong một con ngõ nhỏ ở thành phố Lạng Sơn đúng lúc ông cùng các đồng đội xưa của mình gặp mặt. Những người lính ngày nào vào sinh ra tử cho chiến trường chống Mỹ cứu nước, nay thời bình cùng sống tại thành phố Lạng Sơn...Họ là những cựu chiến binh, thương binh nặng mang trong mình rất nhiều vết thương và cũng là những nạn nhân chất độc da cam...tháng đôi lần, gặp nhau tại nhà lương y Hoàng Quang Minh, cùng ôn lại kỷ niệm xưa, hỏi thăm nhau cuộc sống thường ngày và cũng để Lương y Hoàng Quang Minh thăm khám sức khỏe.

Trò chuyện với nhạc sĩ Đỗ Phương- Phó giám đốc Nhà hát Vũ kịch Việt Nam về những ca khúc đề tài thời sự, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng (9/8/2022)

Nhạc sĩ Đỗ Phương- Phó Giám đốc Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam là người nổi tiếng với những ca khúc viết về đề tài thời sự, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Gần đây, các ca khúc của anh như Cơn say và cuộc đời nói không với rượu bia khi tham gia giao thông, ca khúc Ước nguyện cổ vũ tinh thần đội ngũ y, bác sĩ và những người trên tuyến đầu chống đại dịch Covid 19, Khóc cho những dòng sông kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ những dòng sông đang bị bức tử bởi ô nhiễm… đã ra đời và nhận được những phản hồi tích cực từ công chúng. Bên cạnh đó, nhạc sĩ Đỗ Phương còn rất tâm huyết và dồn nhiều cảm xúc để viết các tác phẩm về quê hương, về các địa danh trên đất nước Việt Nam, nhất là vùng quê Bắc Ninh- quê anh.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: