Đất nước Việt Nam không chỉ đẹp một cách ngỡ ngàng khi ở trên cao nhìn xuống như trong cuốn sách "Phương Đông lướt ngoài cửa sổ”; mà đất nước ta còn có nét đẹp về bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em, làm say lòng du khách. Đi tới mỗi một vùng đất lại là một vẻ đẹp về thiên nhiên, con người rất riêng, mà nếu phát huy được những tiềm năng đó, cuộc sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa sẽ khấm khá hơn rất nhiều. Cùng nghe những chia sẻ của chị Lý Thị Quyên, dân tộc Dao, thôn Nà Ít, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Cao Bằng đã chủ động nghiên cứu, tìm hướng đi mới trong phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Dao để giúp bà con trong vùng thoát nghèo
La Pán Tẩn là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Mù Cang Chải, Yên Bái với những ngọn đồi ruộng bậc thang lúa chín vàng rực, mê hoặc lòng người. Từ lâu La Pán Tẩn luôn có sức hút riêng đối với du khách yêu thích trải nghiệm. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế nên hoạt động du lịch chưa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Đau đáu với nỗi niềm đó, anh Giàng A Dê (1989), người con La Pán Tẩn đã có một quyết định táo bạo là xây dựng home stay mang tên “Hello Mù Cang Chải” ngay trên đỉnh đồi ở độ cao trên 1.000m. Với địa thế này, du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn đồi mâm xôi, một kiệt tác thiên nhiên đẹp mê hồn, cùng những thửa ruộng bậc thang lên đến tận trời cao. Những homestay đã đánh thức tiềm năng du lịch to lớn nơi đây, từng bước hiện thực hóa “giấc mơ” Mù Cang Chải trở thành trung tâm du lịch vùng Tây Bắc. Vượt khó vươn lên trên chính mảnh đất quê hương mình, anh Giàng A Dê được tặng Giấy khen về gương điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Travel blogger không còn là một khái niệm xa lạ với giới trẻ và những người mê du lịch ở Việt Nam. Họ đi, trải nghiệm, học hỏi, sống và kể lại những câu chuyện thông qua các tấm ảnh, thước phim, những bài viết đăng tải trên mạng xã hội, truyền cảm hứng đến mọi người những nét đẹp văn hóa, sự đặc sắc từ các vùng đất khác nhau. Rất nhiều Travel Blogger được cộng đồng mạng biết tới như: Chan la cà, Đinh Hằng, Nguyễn Phương Mai, Nhị Đặng, Ngô Trần Hải An với nickname Quỷ Cốc Tử, Rosie Nguyễn... Được biết đến với nickname “Dế mèn du ký”, chàng trai Đào Minh Tiến (26 tuổi, sống tại Hà Nội) hiện là một trong những gương mặt mới của cộng đồng Travel Vlogger. Với vai trò là thành viên của cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm du lịch "Việt Nam ơi" trên facebook, travel blogger Đào Minh Tiến đã góp phần quảng bá du lịch Việt với những thước phim thấm đẫm niềm tự hào dân tộc và hình ảnh xuyên suốt là lá cờ đỏ sao vàng.
Cùng nghe những chia sẻ của em Nguyễn Bình Nguyên (học sinh lớp 9A1, Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Tri Phương, Hà Nội) về bức thư vừa đạt giải Nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 51.
Hiện nay tình hình dịch COVID19 ở nước ta cơ bản được kiểm soát hiệu quả. ATM Oxy là một trong nhiều cách làm sáng tạo và hiệu quả của tuổi trẻ cả nước sau hơn hai năm ứng phó với SARS-COV2. Thông qua mô hình này, cùng với các lực lượng tuyến đầu, những đoàn viên, thanh niên đã góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân ngay từ tuyến cơ sở gắn với chủ trương điều trị F0 tại nhà.
Ở Hà Nội, khi dịch bệnh diễn biến cam go hồi đầu năm nay, mô hình này được tiếp nhận, vận dụng linh hoạt với điều kiện của thủ đô. Thành đoàn Hà Nội đã thành lập các trạm oxy vệ tinh, điều phối oxy hỗ trợ F0 tại nhà đến 30 quận, huyện và 579 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thủ đô. Trong quá trình thực hiện, đội ngũ tình nguyện viên làm nhiệm vụ tại các bộ phận như trực tổng đài, giao nhận thiết bị, vận chuyển, lắp đặt, thu hồi bình oxy. Cùng lắng nghe những chia sẻ để hiểu hơn về mô hình này
Từ xa xưa, những người dân vạn chài thường truyền tai nhau quan niệm ngàn đời rằng, sống nhờ sông nước thì không được “cướp cơm” của Hà Bá, không cứu người chết đuối, không vớt thi thể trên sông. Vượt qua quan niệm đó, trong suốt hơn 16 năm phụ trách kíp xuồng trực tuần tra tại khu vực sông Cấm, thành phố Hải Phòng, Thiếu tá, Quân nhân Chuyên nghiệp Nguyễn Văn Vỹ, Hải đội 4, Vùng 1 Hải quân đã cứu sống hàng chục nạn nhân nhảy cầu Bính tự tử. Một người sống ở đời luôn mong có nhiều việc để làm, nhưng với thiếu tá Nguyễn Văn Vỹ, hơn ai hết, anh mong sẽ không có ai vì buồn bực, bất mãn về cuộc sống phải tìm đến cái chết để anh không phải làm công việc đau lòng này nữa. Cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp, chúng ta cùng gặp gỡ người được mệnh danh là “Hiệp sỹ” cứu người trên sông Cấm.
Tự nhận mình “nghiện game”, anh Nguyễn Thành Trung - Giám đốc điều hành Công ty Sky Mavis, đồng sáng lập trò chơi Axie Infinity cho biết, thế giới trò chơi được tạo nên từ sự tưởng tượng, sự mong muốn nhập vai vào những nhân vật trong game, được trải nghiệm những sự mới lạ,… nên đã đem lại sự yêu thích đến nhiều người chơi game. Tuy nhiên, “không nên quá chìm đắm, ảo tưởng vào game, mà quên đi cuộc sống thực” cũng chính là những gì anh Trung muốn gửi tới người chơi khi phát triển Axie Infinity. Thông qua một vũ trụ của các Thú cưng, sự kết hợp giữa game và công nghệ Blockchain đã khởi đầu cho làn sóng “Chơi game để kiếm tiền” - “Play to earn”. Điều này đem lại sự thú vị cho người chơi, khi họ có thể sở hữu hoàn toàn các nhân vật trong game, có thể trao đổi, mua bán các phần thưởng đã đạt được trong game, có thể lai tạo nên các Axie mới, tự định giá và bán các nhân vật này. Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe PV Mai Hạnh trò chuyện với anh Nguyễn Thành Trung về những kinh nghiệm khởi nghiệp với tựa game Axie Infinity.
Cụ Đỗ Khắc Nam là người nông dân đầu tiên có ý tưởng cùng bà con, anh em, gia đình, làng xóm vươn ra biển quai đê lập hóa, hợp hóa vùng đất hoang của biển xã Thái Thượng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Là con trai cụ, anh Đỗ Quang Bốn sinh năm 1971, theo cha từ nhỏ, được cha chỉ dạy cho những kinh nghiệm đi biển, hiểu được bãi lở bãi bồi, đánh bắt khai thác nguồn thủy sản của biển, hiểu được từng mùa vụ của mỗi loài hải sản tôm, cua, ngao. Lúc trưởng thành, thấu hiểu công cha đã phủ sức người cho những bãi đầm ven biển cả một đời, anh băn khoăn, trăn trở với câu hỏi: Mình phải làm gì với vùng biển quê mình? Khi nạn đánh bắt khai thác thủy sản tràn lan, cộng với tác động môi trường, ô nhiễm, biến đổi khí hậu khiến nguồn lợi ven bờ dần cạn kiệt, anh tìm kiếm thông tin trên báo đài, mạng internet rồi lang thang đi khắp vùng biển của cả nước tìm hiểu, học hỏi thực tiễn cách nuôi và canh tác thủy sản.
Cùng nghe những chia sẻ của cậu sinh viên Đồng Ngọc Hà, của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia HN. Anh là sinh viên Việt Nam duy nhất lọt Top 50 Sinh viên xuất sắc toàn cầu do Quỹ Varkey – đối tác của UNESCO tổ chức.
“Nếu làm bác sỹ thì 1 lần chữa bệnh cứu được 1 người, nhưng làm dược sỹ tôi có thể cứu được nhiều người” chính là “suy nghĩ” đưa anh Trương Thanh Tùng từ sự đam mê hoá học đến quyết định đi sâu vào nghiên cứu trong ngành Dược. Công trình nghiên cứu đầu tiên khi đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Dược Hà Nội của anh được công bố trên Tạp chí ISI uy tín toàn cầu, đã tạo nên bước ngoặt để anh trở thành nhà nghiên cứu chuyên sâu và đi học ở nước ngoài. Việc tìm ra dẫn chất có thể điều trị bệnh ung thư trúng đích là cơ hội để Nhà khoa học trẻ nhận được nhiều học bổng nghiên cứu của các trường Đại học uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp Thạc sỹ tại Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, Tiến sỹ tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, nghiên cứu sau Tiến sỹ và sang Hoa Kỳ làm Trợ lý Giáo sư, anh quyết định trở về nước và trở thành Giảng viên Khoa Dược, Đại học Phenikka, Hà Nội. Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe phóng viên Mai Hạnh trò chuyện với anh Trương Thanh Tùng - 1 trong 10 nhà khoa học trẻ đạt giải thưởng Quả Cầu vàng năm 2021 và vừa được vinh danh là Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng:
Bén duyên với cá nóc kể từ khi làm việc tại Mitsui Suisan, một công ty chế biến thủy sản ở tỉnh Miyazaki của Nhật Bản, cô gái Vũ Thuỳ Linh đã nảy sinh tình yêu dành cho loài cá mang trong mình độc tính, nổi tiếng thử thách tay nghề của người đầu bếp lẫn độ can đảm của thực khách này. Chính niềm đam mê mãnh liệt ấy đã đưa Vũ Thùy Linh trở thành người Việt Nam đầu tiên có Bằng đầu bếp cá nóc và đạt học vị Tiến sĩ về ẩm thực, độc tố cá nóc. Hành trình để chinh phục thử thách có được Bằng đầu bếp cá nóc và mong muốn mang món ăn nổi tiếng Nhật Bản này về Việt Nam, tạo cầu nối ẩm thực giữa 2 quốc gia như thế nào, những điều đó sẽ được Vũ Thùy Linh chia sẻ ngay sau đây.
10 năm công tác đối với một chiến sỹ Công an không phải là dài, nhưng với Đại úy Vũ Ngọc Quỳnh - Phó Đội trưởng, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an thành phố Hải Phòng thì đó là những ngày tháng được nối tiếp bởi rất nhiều chuyện án, rất nhiều những khó khăn, thử thách, những hiểm nguy rình rập và cả những trái ngọt là rất nhiều phẩn thưởng cao quý của Chính phủ, của Bộ, ngành. Chỉ riêng trong 2 năm qua anh đã lập được nhiều chiến công xuất sắc, và được nhận nhiều giải thưởng, bằng khen như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an. Được Bộ Công an tặng thưởng Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân và Đoàn Thanh niên Bộ Công an tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Công an tiêu biểu năm 2021. Với những thành tích nổi bật, trong ngày 26/3 vừa qua anh tiếp tục vượt qua nhiều ứng viên là những đoàn viên thanh niên ưu tú của cả nước để ghi danh mình trong Top 9 “Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2021” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.
Con tằm ăn lá dâu rồi nhả tơ tạo thành cuộn kén tròn. Con người lấy kén đó kéo ra, ươm thành những sợi tơ vàng óng, sau dệt nên những tấm vải theo ý mình. Lâu nay đó vẫn là quy trình kỳ công để tạo ra tấm vải lụa tơ tằm. Thế nhưng, có một nghệ nhân lại trăn trở ngày đêm, tìm cách điều khiển con tằm tự dệt lên tấm kén phẳng mà bỏ hẳn được công đoạn kéo kén, ươm tơ. Từ những sợ tơ do tằm tự dệt, những chiếc chăn lụa, chiếc gối được hình thành, xốp nhẹ như mây trời nhưng lại rất vững chắc, bền bỉ. Ý tưởng táo bạo đó giúp đã giúp nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (1954), xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trở thành chủ sở hữu của những sản phẩm mang đậm dấu ấn sáng tạo và lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Bà cũng là nghệ nhân tiên phong tạo ra những chiếc khăn lụa được dệt bằng tơ sen.
Khi đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, có rất nhiều các y bác sỹ, đặc biệt là các bác sỹ trẻ đã không quản ngại khó khăn, lên đường vào vùng tâm dịch hoặc bằng những kiến thức y khoa của mình, họ đã thành lập các nhóm, hệ thống mạng lưới y tế hỗ trợ tích cực cho người bị mắc Covid-19. “Mạng lưới thày thuốc đồng hành” được thành lập nhằm huy động nguồn lực xã hội, tư vấn người nhiễm hoặc có nguy cơ cao mắc COVID-19 tại cộng đồng, hỗ trợ tăng cường cho Y tế các tỉnh , thành phố khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Một trong những thành viên sáng lập mạng lưới này là Ths.Bs trẻ Đỗ Doãn Bách, thuộc Viện tim mạch, bệnh viện Bạch Mai , một trong mười gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2021 vừa được Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh.