logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thử nghiệm robot vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu vực cách ly, phong tỏa (17/8/2021)

Robot vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu vực cách ly, phong tỏa được thử nghiệp thành công ở phường Quang Vinh TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Sản phẩm sáng chế do sinh viên Nguyễn Phan Xuân Khương và nhóm bạn Trường Đại học Lạc Hồng thiết kế, được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro nhiễm bệnh cho các y bác sỹ, các tình nguyện viên phục vụ tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Câu chuyện bó đũa và “Hiện tượng nông nghiệp Sơn La” (11/8/2021)

Từ một vùng đất dốc trơ cằn, bạc màu do canh tác ngô lâu năm, làm thế nào để đồi trọc phủ được màu xanh của các loại cây ăn quả? Từ thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật do dịch bệnh trên cây ngô hoành hành, làm thế nào có thể chuyển sang tư duy làm nông nghiệp sạch, canh tác bền vững? Câu trả lời sẽ có từ câu chuyện thực tế của người nông dân, các hợp tác xã tại tỉnh Sơn La.

Cuộc đời đẹp hơn nhờ kết nối, sẻ chia! (10/8/2021)

Giữa những ngày mà tin tức dịch bệnh khiến ai cũng nhói lòng, thì những câu chuyện về tình người, về sự kết nối, sẻ chia, về sự tử tế xuất hiện trong mùa dịch cũng làm chúng ta không cầm được nước mắt vì sự xúc động. Còn nhiều lắm quanh ta những tấm lòng thơm thảo, còn nguyên tinh thần “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Chuyện đêm hôm nay chúng ta cùng lắng nghe một vài câu chuyện cảm động về những chiến sĩ áo trắng mà các phóng viên Đài TNVN ghi nhận trong những ngày tháng không thể nào quên này:

Lan toả văn hoá đọc, tạo tinh thần bình tĩnh trong mùa dịch (9/8/2021)

Ở nhà đọc sách trong thời gian phải giãn cách xã hội là việc làm hữu ích, không chỉ góp phần giảm lây nhiễm Covid-19 mà còn nâng cao tri thức cho mỗi người. Cũng chính vì lẽ đó mà trong những ngày áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, ở TP.HCM không chỉ có những suất ăn, những phần lương thực, thực phẩm được trao tay mà còn có những món quà đặc biệt khác cũng được trao đến người dân, đó là sách. Đọc sách ngày giãn cách đang là một trong những hoạt động được nhiều người dân TP.HCM hưởng ứng. Những câu chuyện lan toả văn hoá đọc trong mùa dịch, đang giúp người dân nhiều lứa tuổi cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn trước dịch bệnh diễn biến phức tạp qua những trang sách.

Hoàng Tuấn Anh với mô hình ATM Oxy, hỗ trợ các bệnh nhân nặng và F0 điều trị tại nhà ở thành phố Hồ Chí Minh (06/08/2021)

Năm ngoái, Sự kiện “cây ATM Gạo” đầu tiên ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ hiệu quả người dân vượt qua khó khăn khi dịch Covid19 bùng phát đã thể hiện tính hiệu quả và nhân văn của nó. Cha đẻ của mô hình này chính là anh Hoàng Tuấn Anh. Ít lâu sau, Hoàng Tuấn Anh lại cho ra mắt mô hình ATM khẩu trang. Đến thời điểm này, khi đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều ca bệnh nặng phải điều trị tại nhà, Hoàng Tuấn Anh lại tổ chức thêm mô hình ATM Oxy. “Trao oxy – nối dài sự sống” là thông điệp của chương trình, vừa được anh phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM triển khai. Nhờ chương trình, nhiều người bệnh đã được tiếp nhận oxy kịp thời khi đang cách ly tại nhà.

Tác giả phóng sự ảnh: Đêm trắng tại "thành trì" cuối cùng chiến đấu với Covid-19 ở TPHCM (5/8/2021)

Với hơn 20 tấm ảnh, phóng sự ảnh: "Đêm trắng tại thành trì cuối cùng chiến đấu với Covid-19 ở TPHCM" đã mang đến cho độc giả những hình ảnh chân thực và cụ thể nhất về cuộc chiến không ngừng nghỉ, giành giật sự sống cho các bệnh nhân mắc covid 19 nặng của các cán bộ, y, bác sỹ tại Bệnh viện hồi sức cấp cứu lớn nhất TPHCM.
Tác giả của phóng sự ảnh ấn tượng này là Hải Long, một phóng viên trẻ của Báo điện tử Dân trí chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Cô giáo dạy tiếng Anh luôn tìm tòi, mở hướng đi mới, giúp nhiều người có thêm thu nhập (4/8/2021)

Là một giáo viên dạy tiếng Anh, là chủ của một trung tâm dạy ngoại ngữ nhưng vì dịch bệnh Covid-19 nên trung tâm tiếng Anh của chị Nguyễn Thị Hồng Lan phải đóng cửa. Mất nguồn thu, không việc làm, nhưng với lòng quyết tâm, sự kiên trì chị đã tìm ra hướng đi mới cho bản thân và giúp nhiều người xung quanh có thêm thu nhập trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Nữ sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đạt thủ khoa toàn quốc và ước mơ trở thành bác sỹ (03/08/2021)

Giành được 3 điểm 10 tuyệt đối ở 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển khối B (Toán, Hóa, Sinh) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Võ Thị Kim Anh, học sinh lớp 12 Toán 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh không chỉ trở thành thủ khoa khối B mà còn là thủ khoa toàn quốc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1, năm nay. Không chỉ học giỏi và đạt kết quả cao ở các môn xét tuyển đại học mà các môn thi khác của Kim Anh cũng đạt khá giỏi. Cụ thể, điểm thi môn Vật lý là 7,25 điểm, điểm trung bình của bài thi Khoa học Tự nhiên đạt 9,08 điểm. Điểm thi môn tiếng Anh của em đạt 8,6 điểm. Làm thế nào để cô nữ sinh trường chuyên Hà Tĩnh có thể đạt được kết quả cao như vậy, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh không thể tới trường?

Ký ức chiến tranh, bản hùng ca của nghĩa tình đồng đội (29/7/2021)

Thế kỷ 20, đất nước ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng dân tộc, đồng thời phải tiến hành các cuộc chiến tranh tự vệ để bảo vệ vùng trời, vùng biển và biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Năm tháng qua đi, nhưng những chiến công, những chiến thắng vẻ vang đó sẽ mãi mà biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, khát khao hòa bình và độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhưng thời gian dần trôi, tất cả những nhân vật lịch sử, những tư liệu quý hiếm với bao kỷ niệm, chiến công, kỳ tích sẽ khuất dần theo năm tháng, theo từng số phận con người… Có những người đang âm thầm thu nhặt lại từng trang sử đó qua công trình sách “Ký ức người lính”. Phóng viên Đài TNVN trò chuyện cùng ông Lê Doãn Hợp, người từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về xuất phát điểm ban đầu của hành trình thu lượm ký ức này

Người thương lượng với dòng sông (28/7/2021)

Khi sạt lở đất ven sông diễn ra ngày càng khốc liệt, có lẽ việc biến một ngôi làng bị sóng dữ “ngoạm” hết 2/3 diện tích trở thành mảnh đất trù phú, khu dân cư kiểu mẫu là điều không tưởng. Ấy vậy mà, làng du lịch Triêm Tây, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đã được vực dậy từ chính điều tưởng chừng khó thực hiện ấy. Để “giữ làng”, kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc đã dùng hơn 100.000 bao cát; hàng ngàn mét tường đá và bê tông được ông thiết kế ngầm xung quanh khu vực Triêm Tây. Ðể tạo lòng tin tuyệt đối cho bà con vào công trình tâm đắc của mình, ông đã đầu tư gần 2 triệu Đô la Mỹ để xây dựng Khu du lịch Nhà vườn Triêm Tây, tổng diện tích hơn 13.000 m2. Phóng viên Phương Chi giới thiệu về cách người kiến trúc sư này thương lượng với dòng sông để giữ đất, giữ làng và bình ổn lòng người.

“ Người đưa đò thầm lặng” tìm kiếm thông tin mộ Liệt sỹ (27/7/2021)

Suốt 31 năm ròng kiên trì, bằng mọi cách, mọi phương pháp tìm kiếm khoa học, gia đình nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ, ở Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tìm được hài cốt liệt sĩ Nguyễn Đăng Khoa, người anh trai hy sinh tại chiến trường miền Nam. Thấu hiểu những mất mát đau thương do Chiến tranh để lại cho các gia đình có người thân hy sinh nên mỗi khi đến các nghĩa trang liệt sỹ ở mọi miền quê, ông kết hợp vừa tìm kiếm thu thập thông tin người anh trai vừa đi tìm mộ các anh hùng liệt sỹ khác đang bị thất lạc.
Việc làm của ông khiến cho hàng triệu trái tim xúc động và ông được nhiều người gọi bằng cái tên thân thương “Người đưa đò thầm lặng”. Năm 2017, ông Nguyễn Sỹ Hồ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao Kỷ lục “Người chụp ảnh bia mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất”. Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ ( 27/7/1947 - 27/7/2021), nhà giáo Nguyễn Sỹ Hồ chia sẻ về hành trình tìm kiếm hài cốt người anh trai và những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh về với quê hương, tổ tiên và dòng tộc:

Những hy sinh thầm lặng của bác sỹ trong phòng chống dịch bệnh (26/7/2021)

Thời điểm này, ngoài điều trị khỏi hàng nghìn bệnh nhân, các cơ sở y tế trong cả nước đang điều trị hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh có hơn 30.000 bệnh nhân. Đây thực sự là con số rất lớn, đang tạo áp lực từng ngày, từng giờ lên khối điều trị. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư này, sau thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, rồi đến Hà Nội, số ca mắc dự kiến còn tăng cao trong những ngày tới, việc thí điểm cách ly F0 tại nhà sau khi đã điều trị tại cơ sở y tế đã được tính đến.
- Trước tình hình này, đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện, cơ sở chữa bệnh đang nỗ lực điều trị bệnh nhân Covid-19 thật khẩn trương, kịp thời để không bệnh nhân nào “bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên để giảm số ca mắc thì người dân cũng cần đồng hành cùng Chính phủ để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. GS.TS.Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng tổ Hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng, Tiểu Ban Điều trị bệnh nhân Covid-19 quốc gia chia sẻ về những hy sinh thầm lặng của bác sỹ trong phòng chống dịch bệnh.

BS Phan Xuân Chung – Trung tâm Y khoa MEDIC TP. HCM và câu chuyện về việc thành lập nhóm “Giúp nhau mùa dịch”

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Đã có rất nhiều đoàn y bác sỹ tình nguyện chi viện cho các vùng dịch, nhưng bên cạnh đó cũng có hàng trăm bác sỹ, thày thuốc, chuyên gia y tế đã kết nối cùng nhau, thành lập các nhóm , tư vấn sức khỏe miễn phí cho người dân trong bối cảnh nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân. Nhóm “Giúp nhau mùa dich” do bác sỹ Phan Xuân Chung – Trung tâm y khoa MEDIC thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhóm Bác sỹ như vậy. BS Trung đã trực tiếp kêu gọi đồng nghiệp sẵn sàng đến tận nhà giúp bệnh nhân hoặc tư vấn online.

Câu chuyện về những chuyến xe chạy xuyên đêm đầy ắp rau củ đến với người dân miền Nam (22/07/2021)

Những chia sẻ của anh Phạm Đình Quý, Đại sứ truyền cảm hứng do WeChoice Awards 2018 bầu chọn về những chuyến xe rau xuyên đêm Nam tiến.

CLB tình nguyện "Bồ Câu Trắng Hải Phòng" luôn xông pha vào tâm dịch (19/7/2021)

Gần 3 tháng sống trong tâm dịch Covid-19 ở tỉnh Bắc Giang, chị Vũ Thị Thuỳ - Chủ nhiệm Câu lạc bộ tình nguyện Bồ Câu Trắng - Hải Phòng đã tất tả ngược xuôi khắp những nơi tập trung nhiều ca nhiễm Covid-19 chỉ với mong muốn đơn giản là có thể giúp đỡ người dân thiếu thốn vì dịch bệnh, sớm ổn định cuộc sống. Chị Thuỳ cho biết, trong cái nắng nóng như chảo lửa, có lao vào tâm dịch, mới thấy sự vất vả của đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu chống dịch. Nhiều em bé cách ly tại trường với thầy cô giáo, vì bố mẹ hoặc người thân trong gia đình là F0, phải cách ly ở nơi khác, nhưng các em rất ngoan, hoàn toàn không quấy khóc. Vì vậy, khi dịch bệnh bùng phát tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chị Vũ Thị Thuỳ lại đang lên kế hoạch, để góp phần kết nối các tấm lòng hảo tâm, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn vì dịch Covid-19. Chị Vũ Thị Thuỳ chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện hỗ trợ phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Câu lạc bộ tình nguyện Bồ Câu Trắng - Hải Phòng:

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: