Ở vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm có hàng trăm trẻ em bị chết đuối nước. Và hàng chục năm qua đã có một người phụ nữ ở xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã tình nguyện day bơi miễn phí cho các em nhỏ. Mới đây, Tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 20 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2021, trong đó có người phụ nữ này. Đó là bà Trần Thị Kim Thia. Mặc dù bà Sáu Thia có cuộc sống rất vấn vả, bà từng bán vé số, kiếm ve chai để kiếm sống, nhưng trong lòng bà luôn nhen lên tình yêu thương, nhất là với trẻ em. Trong rất nhiều hoạt động giúp đỡ trẻ em, khi nói đến bà người ta sẽ rất nể trọng bởi việc bà đã dạy bơi miễn phí cho khoảng 3.800 trẻ em ở Đồng Tháp kể từ năm 1992 đến nay. Sẽ còn rất nhiều câu chuyện thú vị, giàu tính nhân văn về người phụ nữ này được chia sẻ trong cuộc trò chuyện ngay sau đây giữa BTV Đài TNVN với bà Sáu Thia.
Tháng hành động vì trẻ em năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, diễn biến phức tạp lan rộng tại hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Vì vậy thông điệp "Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai dịch bệnh" được lựa chọn để các cấp ủy Đảng, Chính quyền, gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội dành sự quan tâm nhiều hơn nữa đối với các em, đặc biệt trong tình hình hiện nay.
Bắc Giang đang ở giữa “cơn cuồng phong” COVID-19. Số F0 vẫn tăng thêm từng ngày, hàng chục nghìn công nhân; hàng trăm nghìn người phải cách ly. Giữa tâm dịch, tình người, sự đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi đang giúp người dân vững tâm hơn. Để rõ hơn về những sinh hoạt và tình người trong các khu cách ly, BTV Đài TNVN đã kết nối điện thoại với anh Phạm Bá Dương, đang thực hiện cách ly tập trung tại Trường Mầm non Âu Cơ 2, thôn Ninh Khánh – thị trấn Nếnh – huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang.
Làn sóng dịch Covid 19 lần thứ 4 đã khiến hàng nghìn học sinh và giáo viên phải vào sống tại các khu cách ly. Dù phải ở khu vực cách ly nhưng những giáo viên đã khắc phục khó khăn ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học, ôn tập cho các em học sinh, nhất là những học sinh cuối cấp sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp, nhằm giúp các em ngừng đến trường nhưng không ngừng học.
Vậy cuộc sống của cô trò ở khu vực cách ly diễn ra như thế nào? Làm sao để một ngày trôi đi trong khu cách ly trở nên có ích? Chuyện đêm hôm nay phóng viên Thu Hiền trò chuyện với cô giáo Hoàng Thị Quyên, Tổ trưởng tổ Văn-Sử, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang- một trong 18 giáo viên đã phải đi cách ly y tế tập trung cùng với 39 học sinh do lớp có 2 học sinh F0, mắc Covid 19 để nghe cô chia sẻ về cuộc sống cũng như những công việc thầm lặng mà đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ công an, quân đội đã và đang làm ngày đêm không ngủ để phòng chống dịch bệnh.
Từ lâu khói thuốc lá đã được biết đến khi chứa hàng nghìn hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư. Khói thuốc có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và là nguyên nhân gây tử vong cho hàng nghìn người mỗi năm. Đáng chú ý một đánh giá mới đây cho thấy, người hút thuốc có nguy cơ mắc Covid-19 dẫn tới tử vong cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Nhân Ngày 31/5 Ngày Thế giới không thuốc lá, với chủ đề là “Cam kết bỏ thuốc lá”, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Bích, Trưởng khoa Sức khỏe Môi trường và nghề nghiệp Trường Đại học y tế công cộng trao đổi về cách bỏ thuốc lá, cũng như chia sẻ về những tác hại của khói thuốc lá và cách phòng tránh việc tiếp xúc khói thuốc lá thụ động.
Nhắc đến gốm ở Hà Nội, chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến Gốm Bát Tràng...Nhưng có một dòng Gốm mang dấu ấn cá nhân của một gia đình, dòng tộc đã bền bỉ xây dựng một thương hiệu gốm riêng hơn 50 năm qua trong lòng Hà Nội, đó là Gốm Chi. Giữa sự thăng trầm của các nghề truyền thống, giữa sự phát triển mạnh mẽ của thị trường gốm với rất nhiều sản phẩm gốm hiện đại, nhập ngoại...thế nhưng Gốm Chi vẫn có chỗ đứng riêng trong lòng người yêu mến gốm. Nói như anh Nguyễn Hồng Tân, con trai thứ 2 của nhà làm gốm Nguyễn Văn Chi, người đã xây dựng nên dòng Gốm Chi thì: Chắc chắn gốm Chi phải có những nét riêng. Vậy nét riêng đó là gì?
Có cái tên lãng mạn nhưng Mơ phố chỉ là một quán cafe bình dân nhỏ xíu. Chủ quán cafe này là bác sĩ Ngô Tuấn Anh - bác sĩ khoa phẫu thuật tim mạch Bệnh viện 108 với mong muốn có thêm một phần kinh phí để đến vùng núi Tây Bắc chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Nhờ biết phát huy thế mạnh của địa phương cùng những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nên người dân xã biên giới Y Tý, huyện Bát xát, tỉnh Lào Cai đã có những bước khởi đầu thuận lợi với hoạt động du lịch cộng đồng, thu hút ngày càng nhiều du khách đến mảnh đất biên cương tươi đẹp. Trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu đến thính giả một thanh niên đi tiên phong làm du lịch cộng đồng ở vùng biên Y Tý, đó là chàng trai người Hà Nhì- Ly Xá Xuy.
Mỗi khi nhắc đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay tới thủ đô ngàn năm văn hiến, với những di tích đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như Hoàng thành Thăng Long, tháp Rùa, Văn miếu Quốc Tử Giám … Và trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, Hà Nội hiện lên là kinh đô của nước Đại Việt, trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế. Bởi thế không khó để tìm thấy những làng nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội có lịch sử lâu đời, mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Nam.
Việc phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống trong đời sống đương đại có vai trò rất quan trọng của các nghệ nhân, những người được ví như “linh hồn” của các làng nghề truyền thống. Nghệ nhân ưu tú Vũ Mạnh Hải, Chủ tịch Hội nghệ nhân, thợ giỏi Hà Nội, chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề và mong muốn của những nghệ nhân của Thủ đô.
Ai khi đến Khu di tích Phủ Chủ tịch cũng có thể thấy trong khu vườn gần bờ ao cá đối diện với Nhà sàn có một cây dừa đôi lạ mắt, một gốc có hai thân. Đây là cây dừa nhân dân xã Nam Tiến cũ, nay là Thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã gửi biếu Bác vào năm 1962. Khi đó, Bác đã căn dặn các chiến sỹ trong Phủ Chủ tịch rằng: “Đây là giống dừa lạ, các cô, các chú nên trồng gần đường để sau này giới thiệu với mọi người”. Nay gốc dừa hai thân ấy vươn cao, lừng lững đứng bên đường, che bóng mát cho du khách qua lại và đã bao mùa trĩu quả. Nhà thơ Tố Hữu khi vào thăm Khu di tích Phủ Chủ tịch nhìn những cây dừa càng nhớ Bác, ông đã viết mấy vần thơ: “Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái. Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn...”. Cùng nghe những câu chuyện xúc động xung quanh cây dừa hai mầm trong Phủ Chủ tịch qua ký ức của ông Nguyễn Văn Vũ, người trực tiếp được gặp Bác Hồ năm 1962, nguyên Bí thư Đảng ủy thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Là một trong những nghệ sĩ biểu diễn thành công nhiều bài hát nổi tiếng về Bác Hồ nên không khó hiểu khi mỗi dịp lễ lớn của đất nước, đặc biệt là kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19-5, Nghệ sĩ nhân dân Thái Bảo thường nhận được nhiều lời mời biểu diễn. Nhưng, như nữ nghệ sĩ chia sẻ, sau nhiều chục năm, cho đến tận bây giờ, chị vẫn chưa bao giờ hết cảm giác xúc động mỗi khi cất tiếng hát về Người.
Với những người làm trong giới bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam là một cá nhân xứng đáng có mặt tại lễ vinh danh tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn các loài hoang dã từ 2010 – 2020. Hơn 60 năm qua, GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh đã đi qua không biết bao nhiêu khu rừng, và “tích cóp” được khối tài sản khoa học khổng lồ với những nghiên cứu về đa dạng sinh học, môi trường – lĩnh vực mà ông được coi là “cây đại thụ”. Cùng nghe ông chia sẻ về hành trình cả một cuộc đời cống hiến cho Đa dạng sinh học tại Việt Nam.
BTV Hiền Lương trò chuyện cùng chị Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Trung tâm hòa nhập Vkagbe về quán cafe Moca, nơi tạo việc làm, giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng.
Nhận một học bổng cao cấp nhất Đài Loan (TQ) với 1500 USD/tháng để làm nghiên cứu sinh (NCS) ngành Tiến hoá và đa dạng sinh học, anh Nguyễn Minh Khiêm-giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng, hiện ngoài công việc của một nghiên cứu sinh, còn là giám đốc đào tạo Cty NLP Power và là Đại diện tổ chức từ thiện Build a School Foundation (BaSF) với mục tiêu xây 100 trường cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa Việt Nam. Ngày nghiên cứu, tối đào tạo nhiều chương trình về kỹ năng mềm gây quỹ xây trường, đến nay nghiên cứu sinh 31 tuổi này, đã cùng BaSF xây dựng được 73 ngôi trường ở nhiều nơi trên cả nước. Điều gì nuôi dưỡng niềm đam mê nghiên cứu và các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo của anh như vậy?