logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cải tạo đồi trọc thành trang trại du lịch sinh thái (16/9/2020)

Với ước mơ tạo dựng cho mình và gia đình một môi trường sống xanh, sạch, không khói bụi, anh Cao Văn Công đã đầu tư mua 3 héc ta đất ở Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để xây dựng trang trại. Vùng đồi trọc dần được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, các cây ăn quả giá trị cao. Giờ đây, quy mô trang trại của anh Cao Văn Công đã lên tới hơn 10 héc ta, thu nhập trên 4 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động.

NSUT Lê Chí Kiên- Người thích mới lạ cùng sân khấu múa rối thử nghiệm (15/9/2020)

Những năm gần đây, nghệ thuật múa rối rất phát triển. Không chỉ có rối nước mà rối cạn, rối điện tử, rối dây... cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả. Hơn 30 năm gắn bó nghệ thuật múa rối là từng đấy năm NSƯT Lê Chí Kiên, Phó Trưởng Đoàn 2, Nhà hát múa rối Thăng Long, Hà Nội, không ngừng đổi mới phát triển, sáng tạo, cải tiến để đáp ứng nhu cầu của người xem, khắc phục được những hạn chế của múa rối nước. Nhắc đến anh là nhiều khán giả nhớ ngay tới những tác phẩm kinh điển như: vở múa rối “Hồn Trương Ba da hàng thịt”; “Mơ Rồng”…

“Học kiểu Mỹ tại nhà” - chia sẻ đam mê và hứng thú học tập cho phụ huynh và em nhỏ tại VN (14/9/2020)

Mong muốn mang đến cho phụ huynh và các em học sinh ở Việt Nam những kiến thức cập nhật về giáo dục tiểu học Hoa Kỳ vào đầu năm học mới, chị Đinh Thu Hồng hiện đang dạy lớp 3, bậc tiểu học ở Atlanta, tiểu bang Georgia phía Đông Nam Hoa Kỳ đã về Việt Nam thực hiện một số chương trình nhỏ nhưng rất hữu ích trong 4 năm qua. Món quà mà chị Hồng tặng cho các em học sinh của Việt Nam chính là chị đã nghiên cứu và mở trang facebook Học kiểu Mỹ tại nhà, qua đây, chị cập nhật thông tin, đúc kết những kinh nghiệm thực tế đứng lớp ở Mỹ trong thời gian qua.

Ông chủ Kym Việt và câu chuyện khởi nghiệp từ đàn thú nhồi bông tinh xảo (10/9/2020)

Có lẽ tuổi thơ ai cũng mong muốn có một món quà vô cùng dễ thương là những con thú nhồi bông xinh xắn, thế nhưng lựa chọn, quyết định làm ra những con thú nhồi bông không chỉ dễ thương mà còn đưa những giá trị bản sắc riêng vào từng sản phẩm, để mỗi sản phẩm làm ra mang một câu chuyện riêng... đó chính là câu chuyện của anh Phạm Việt Hoài một trong những nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty Kym Việt sẽ chia sẻ trong Chuyện đêm hôm nay. Điều đặc biệt ở đây là người sáng lập và gần 100% nhân lực của Công ty Kym Việt đều là những người khuyết tật.

Học sinh Nguyễn Hoàng với ý tưởng sáng chế ra sản phẩm “ Xi nhan tự động cho xe máy và xe đạp điện” (9/9/2020)

Khi tham gia giao thông, không ít lần mỗi chúng ta gặp tình huống như bật đèn xin nhan rồi quên không tắt, hoặc có trường hợp quên bật đèn xin nhan khi cần rẽ, hoặc đi qua vòng xuyến. Điều này vô tình gây ra những tình huống tai nạn không đáng có và ảnh hướng tới quá trình di chuyển của người khác. Với mong muốn góp phần giảm tai nạn giao thông, Nguyễn Hoàng cùng nhóm bạn học sinh lớp 12 Trường THPT Hà Thuyên, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, đã có ý tưởng sáng chế ra sản phẩm “ Xi nhan tự động cho xe máy và xe đạp điện”. Sản phẩm đã xuất sắc đạt Huy chương Bạc tại Cuộc thi Olympic và Hội thảo quốc tế về các công trình sáng tạo được tổ chức tại Hàn Quốc năm 2020 và được UBND tỉnh Bắc Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Thu Hiền với bạn Nguyễn Hoàng, học sinh lớp 12 Trường THPT Hà Thuyên, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, về sản phẩm đầy sáng tạo này.

Gặp gỡ Nghệ sĩ ưu tú Trần Phương – “giọng đọc vàng” của Đài TNVN (7/9/2020)

Trong lịch sử 75 năm hình thành và phát triển của Đài TNVN, vào thời điểm đất nước bị chia cắt làm 2 miền, từ năm 1955, tổ phát thanh viên của Đài TNVN được bổ sung nhiều giọng đọc Miền Nam như: Minh Đạo, Trần Phương, Lan Hương, Kim Hoa, Kim Túy, Kiều Vân... cùng với các giọng đọc Miền Bắc như: Nguyễn Thơ, Việt Khoa, Tuyết Mai, Lê Việt, Phương Chi... Đây được coi là giọng đọc vàng của Đài TNVN. Chính những giọng đọc tài hoa, truyền cảm này đã góp phần tăng thêm sức mạnh của mỗi tác phẩm, lan tỏa rộng rãi trong công chúng. Trong số những giọng đọc Miền Nam để lại nhiều dấu ấn trong lòng công chúng, có Nghệ sĩ ưu tú - Phát thanh viên Trần Phương.

"Xa mẹ" - hơn 30 năm kỷ luật không nước mắt (5/9/2020)

Hơn 30 năm qua, ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh đã nuôi dạy hơn 600 trẻ em dưới mái nhà chung tại ngôi nhà số 13 Ngô Văn Sở, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Thời thơ ấu, chính ông Vũ Tiến cũng từng là một đứa trẻ lang thang cơ nhỡ. Hơn ai hết, ông đã nếm trải những khó khăn và cơ cực.

Người thắp sáng niềm hy vọng cho trẻ khuyết tật về trí não (4/9/2020)

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, sau 10 năm làm bác sĩ Nhi, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga về công tác tại Ủy ban Bảo vệ Bà Mẹ và Chăm sóc Trẻ em, rồi đó làm Phó Phòng Giáo dục quận Ba Đình. Tâm huyết với việc chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ, sau khi về hưu, Bác sĩ Đỗ Thúy Nga mở Trung tâm Hy Vọng (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP Hà Nội). Không chỉ tiếp nhận trẻ em ở địa bàn Hà Nội, Trung tâm còn tiếp nhận trẻ em ở hơn 20 tỉnh và thành phố như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, TPHCM... Căn nhà nằm sâu trong ngõ 290, đường Kim Mã, Hà Nội bề ngoài bình thường như tất cả các căn nhà khác, nhưng đã trở thành nơi thắp sáng niềm hy vọng cho 300 trẻ khuyết tật về trí não trong hơn 20 năm qua. Cùng nghe những chia sẻ của Bác sĩ Đỗ Thúy Nga – Giám đốc Trung tâm Hy Vọng về công việc đặc biệt này.

Khởi nghiệp ở tuổi 40 bằng ý tưởng mới (3/9/2020)

Snookball là sự kết hợp giữa bộ môn bi-a truyền thống và bóng đá. Bộ môn này xuất phát từ ý tưởng được xem là “điên rồ” của hai doanh nhân Pháp là Aurelien và Samuel. Từ ý tưởng đến hiện thực, Snookball đã nhanh chóng lan tỏa, trở thành hình thức giải trí, nâng cao sức khỏe phổ biến tại nhiều quốc gia. Thậm chí, ở các nước châu Âu còn tổ chức những cuộc thi nhỏ lẻ, dự kiến mở giải đấu cấp thế giới để quy tụ cao thủ của bộ môn này.
Ở Việt Nam, bộ môn thể thao giải trí phối hợp này xuất hiện từ hơn 4 năm trước và Nguyễn Phương Tùng, Lê Văn Thăng, Lê Thanh Hải là những người đầu tiên đưa snookball về Việt Nam thông qua Dự án thể thao giải trí phối hợp Việt Nam Recreational & Hybrid Sports hay gọi tắt là Recsports. Đây là một dự án thể thao nhằm nâng cao sức khỏe cho cộng đồng và điều đặc biệt, dự án này vừa chú trọng đến đáp ứng nhu cầu giải trí vừa góp phần đem lại giá trị rèn luyện thể chất, tăng cường sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, từ lứa tuổi học sinh mẫu giáo. Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với anh Nguyễn Phương Tùng, sáng lập viên Dự án thể thao Recsports.

Ký ức không quên khi được gặp Bác Hồ (2/9/2020)

Được gặp Bác Hồ là niềm vinh dự và hạnh phúc lớn lao đối với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi lời nói, cử chỉ của Bác đều có thể chạm đến trái tim, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người. Những người đã từng có cơ hội được gặp Bác đều có một điểm chung, đó là luôn cố gắng, cống hiến hết mình trong công việc, trong cuộc sống để xứng đáng với lời Bác dặn.
Ông Chu Tâm Khai, người dân thôn Yên Bồ đã được gặp Bác khi ông mới 19 tuổi. Khi đó ông là một trong những người được đại diện cho hơn 2.000 thanh niên trong xã gặp Bác trên đồi Đồng Váng. Cùng nghe câu chuyện và những chia sẻ của ông về ký ức khi được gặp Bác Hồ.

Những kỷ niệm về một thời “binh lửa” của các nhà giáo đi B (1/9/2020)

Từ năm 1961 đến cuối năm 1973 đã có 10 chuyến đi B của 2.752 thầy giáo, cô giáo. Những giáo viên lên đường từ bục giảng của các trường phổ thông, giảng đường đại học ở Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc. Các thầy cô được giao nhiệm vụ mở trường, mở lớp, vận động người dân đi học và cũng kiêm cả nhiệm vụ cầm súng chống càn, phá vây. Chiến tranh đã lùi xa, non sông thu về một mối nhưng hình ảnh những nhà giáo đi chiến trường B vẫn còn đậm sâu trong tâm trí nhiều người. Mỗi khi nhắc lại, những kỷ niệm chiến trường lại ùa về trong ký ức của các thầy cô tham gia vào cuộc chiến đấu này. Kỷ niệm 75 ngày Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945-2/9/2020, cùng gặp gỡ và trò chuyện với nhà giáo Trần Thư Nguyên, nguyên giáo viên trường THPT Đống Đa, Hà Nội. Người trực tiếp tham gia đoàn nhà giáo đi B để nghe những kỷ niệm về một thời “binh lửa” mà ông cùng đồng đội đã trải qua.

Nghĩa cử cao đẹp mùa dịch Covid (28/8/2020)

Dịch bệnh Covid-19 đã làm cho cả thế giới phải điêu đứng, nền kinh tế suy giảm và nhiều người bị mất việc làm. Tại nước ta, sau 2 đợt dịch kéo dài hàng tháng đã khiến các hộ nghèo, người lao động nghỉ việc càng khó khăn hơn. Cùng với sự hỗ trợ khẩn cấp của Nhà nước, nhiều mạnh thường quân đã có những đóng góp thiết thực, giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Phóng viên Văn Hải có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, quản lý Thẩm mỹ Hoàng Tuấn, đơn vị từng tổ chức cây “ATM mì tôm” đầu tiên tại ngõ 487 phố Hoàng Quốc Việt, Hà Nội trong đợt dịch trước, giúp hàng nghìn bệnh nhân và người lao động nghèo không bị đứt bữa. Và trong đợt dịch lần này, các bác sĩ tại Thẩm mỹ Hoàng Thanh Tuấn tiếp tục hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn 30 tấn gạo.

Ngô Minh Khoa, thủ khoa tốt nghiệp Trường Đại học Dược Hà Nội năm 2020 (25/8/2020)

Đạt số điểm tổng kết ấn tượng 3,91/4, Ngô Minh Khoa, sinh năm 1997, quê thành phố Hải Phòng, chuyên ngành Công nghiệp dược, ngành Dược, thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Dược Hà Nội là một trong 88 gương mặt thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường Đại học, Học viện năm 2020 trên địa bàn thành phố được Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội tuyên dương vào cuối tháng 8 này. Suốt 5 năm học đại học, Minh Khoa đạt nhiều thành tích học tập đáng nể, nhận học bổng trong nước và ngoài nước, cùng các hoạt động nghiên cứu khoa học được đăng trên các tạp chí dược có uy tín. Bên cạnh đó, Khoa còn tích cực tham gia hoạt động Đoàn, hiến máu tình nguyện. Phóng viên Thu Hiền trò chuyện với bạn Ngô Minh Khoa, thủ khoa tốt nghiệp đầu ra, chuyên ngành Công nghệ dược, Ngành dược, Đại học Dược Hà Nội để nghe chia sẻ trong quá trình học tập và tham gia hoạt động tình nguyện.

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng - Nơi lưu giữ những kỷ vật thiêng để tri ân đồng đội (24/8/2020)

Ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội có một Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, với hơn 4.000 hiện vật, di vật, hình ảnh được lưu trữ, trưng bày tại đây, nhằm tái hiện lại một thời những chiến sĩ cách mạng trong cả nước phải sống nơi “địa ngục trần gian” (đó là nhà tù Phú Quốc).
Cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Ngày Quốc khánh 2/9, trong Chuyện đêm hôm nay, chúng tôi muốn giới thiệu về Bảo tàng này, nơi đây được xem là “địa chỉ đỏ” để các thế hệ đến tham quan, cùng nhau ôn lại một thời hào hùng của dân tộc qua lời kể của ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng. Ông Bảng nhớ lại: “Khi bị địch bắt và giam cầm, tôi được tận mắt chứng kiến rất nhiều đồng đội bị tra tấn, tù đày có những người đã hi sinh ngay sau những màn tra tấn khủng khiếp… Những ký ức đó cứ trăn trở, ám ảnh suốt cuộc đời. Và đây cũng chính là điều thôi thúc chúng tôi thành lập Bảo tàng để khắc ghi công ơn của các chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc”

Còn mãi bài học về phát huy sức mạnh nội lực của Mùa thu Cách mạng 1945 (19/8/2020)

Mỗi độ mùa thu Tháng Tám về, mỗi người dân Việt Nam lại rất đỗi tự hào khi nhớ về ngày tháng lịch sử, 19/8/1945. Mùa thu năm ấy, cả dân tộc Việt Nam muôn người như một. Với ý chí căm thù giặc sâu sắc, đã nhất tề đứng lên chống lại thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: